Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 66 - 68)

Bảng trên cho ta thấy, mật độ nhân viên khoa học cóng nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ồ Việt Nam còn khá thưa thớt, lý giải năng lực sáng

2.1Những mặt đạt được

• Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách

Đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vào ngán sách trung ương và địa phương là rất đáng kể và có xu hướng ngày càng tăng lẽn. T h u từ thuế cóng thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đặt 103,6% k ế hoạch và tăng 13 % so với năm 2001. N ă m 2003 số thu từ doanh nghiệp dân doanh chiếm khoảng 1 5 % tổng số thu, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước. N ă m 2004, thu từ khu vực kinh tế tư nhân đạt khoảng 13.100 tỷ, chiếm khoảng 7,8% thu ngân sách( theo báo cáo của Bộ Tài chính tại H ộ i nghị Tài chính năm 2004)

So với ngân sách trung ương thì đóng góp của khu vực doanh nghiệp tư nhân( m à chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) trong nguồn thu vua ngân sách địa phương lớn hơn nhiều. SMEs của Thành phố Hồ Chí M i n h trong tổng thu ngân sách địa phương đóng góp khoảng 1 5 % , ở T i ề n Giang là 2 4 % , Đổng

Tháp là 16%, Gia Lai 2 2 % , Ninh Bình 19%, Yên Bái 16%, Thái Nguyên 1 7 % , Quảng Nam 2 2 % , Bình Định 33%...

• Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động

Theo ước tính, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra khoảng 4 9 % việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước. Riêng khu vực doanh nghiệp do tăng thêm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, m ỗ i năm thu hút trên dưới 45 vạn lao động với mức thu nhập bình quân gần 1,05 triệu đấng/ tháng. Ngoài ra khu vực cá thể mỗi năm tăng thêm từ 12- 15 vạn cơ sở, thu hút thêm gần 40 vạn lao động với mức thu nhập bình quân từ 350.000 -500.000 đổng/ tháng, điều này có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề giải

quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và ổn định xã hội hiện nay.

Các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân có tỷ suất đầu tư trung bình cho một chỗ làm là từ 70-100 triệu đấng, trong khi đó đối với doanh nghiệp nhà nước, thì số tương ứng là từ 210-280 triệu đấng, cao gấp khoảng 3 lần. V ớ i suất đẩu tư bình quân chung như vậy, trong 4 năm qua khu vực kinh tế tư nhân là nơi chủ yếu thu hút lao động mới hàng năm và số lao động dư thừa do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước hay cải cách hành chính, góp phần ổn định và tăng thu nhập cho người lao động. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thực sự đóng góp tích cực vào ổn định chính trị xã hội, xóa đói giảm nghèo.

• Tham gia vào hoạt động xuất khẩu

Những năm qua, hưởng ứng chính sách của Đảng và nhà nước ta về mở rộng và khuyến khích thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia k i n h doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến

nông sản, thủy sản, đã năng động đầu tư vào các ngành nghề có nhiều lợi thế,

chủ động tìm k i ế m và khai thác thị trường quốc tế qua đó góp phần tích cực tâng k i m ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước.

• Bước đẩu tham gia vào quá trình hình thành mối liên kết doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có quan hệ liên kết với các doanh nghiệp lớn trong việc cung ứng nguyên vật liệu, thực hiện thầu phụ, dần hình thành mạng lưới công nghiệp bổ trợ và đặc biệt là tạo ra mạng lưới vệ tinh phân phối sản phỗm. Có thể nói đây là môi quan hệ hai chiều, ràng buộc và hỗ trợ lẫn nhau. Các doanh nghiệp lớn bảo đảm vững chắc cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa về thị trường, tài chính, công nghệ, tiêu chuỗn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý. Ngược lại các doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo cho các doanh nghiệp ớn về công nghiệp phụ trợ, mang lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 66 - 68)