Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 66 - 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hệ thống phát triển các cơ sở GDMNNCL còn gặp phải một số khó khăn như sau:

- Số lượng các dịch vụ tăng thêm còn ít, các cơ sở giáo dục MNNCL mới chủ yếu cung cấp các dịch vụ theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.

- Chất lượng dịch vụ ở các cơ sở GDMNNCL không đồng đều. Chất lượng chăm sóc giáo dục một số nhóm, lớp độc lập chưa cao, vẫn còn tình trạng cắt xén chương trình hoạt động tổ chức trong ngày của trẻ. Điều này sẽ tạo ra khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học đối với một số điểm tư thục chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định như: Diện tích sử dụng không đảm bảo cho trẻ sinh hoạt, phòng học thiếu ánh sáng, phòng vệ sinh chưa đáp ứng phù hợp số lượng trẻ, thiếu trang thiết bị dạy học trong và đồ chơi bên ngoài lớp, các phòng chức năng phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động của trẻ còn hạn chế. Cơ sở vật chất và trường lớp MNNCL ở các khu công nghiệp, vùng dân tộc và vùng khó khăn còn ít, ảnh hưởng đến tỷ lệ huy động trẻ đến trường. Vẫn còn phòng học tạm, phòng học nhờ mượn và lớp học ghép các độ tuổi khác nhau tại các thôn, buôn.

- Mạng lưới giáo dục MNNCL phân bổ không đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt giáo dục MNNCL chưa phát triển mạnh ở các vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn hay các khu công nghiệp.

- Định mức giáo viên trên lớp mới chỉ đạt 1,6GV/Lớp.

- Các chế độ chính sách đối với người lao động tại các cơ sở chưa được các chủ trường quan tâm, đặc biêt chế độ nghỉ hè, nghỉ lễ, thai sản. Một số trường hợp chủ trường chỉ hợp đồng làm việc tạm thời từ 2-3 tháng với người trông trẻ, nếu số trẻ giảm sẽ cho nghỉ việc. Từ những nguyên nhân trên nên giáo viên, nhân viên không yên tâm, thiếu gắn bó với cơ sở lâu dài và không có động lực thúc đẩy học tập, bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ. Từ

đó, dẫn đến tình trạng số lượng giáo viên, nhân viên không ổn định, hạn chế về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy.

- Một số cơ sở (nhóm, lớp lẻ) hoạt động chưa có giấy phép (Số nhóm trẻ độc lập tư thục chưa cấp phép 122): người giữ trẻ lớn tuổi, không có bằng cấp nghiệp vụ, cơ sở không có nhân viên phục vụ chỉ tổ chức cho trẻ ăn ngủ, trông trẻ an toàn là chính, bỏ qua các hoạt động giáo dục theo chương trình hiện hành.

- Một số lớp mẫu giáo độc lập tư thục (9 lớp) của các cơ sở chưa được cấp phép do chưa đủ điều kiện nhưng không chủ động trong việc hoàn tất hồ sơ cấp phép và vẫn hoạt động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)