6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội
a. Dân số và nguồn nhân lực
Trong giai đoạn 2001-2013, quy mô dân số của tỉnh có tốc độ tăng khoảng 2,1%/năm. Năm 2013, dân số trung bình toàn tỉnh có gần 1,8 triệu người, trong đó dân cư đô thị 24,08%, dân cư nông thôn 75,95%. Lực lượng lao động của tỉnh khá dồi dào, đến năm 2013 có 1.084.777 người, chiếm 59,15% dân số. Cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn vẫn lớn hơn nhiều so với ở khu vực thành thị, nhưng tốc độ tăng lao động bình quân của hai khu vực này trong 10 năm qua chênh nhau không đáng kể.
Bảng 2.1. Tình hình dân số, lao động tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2001 - 2013
Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) % so dân số Tăng 2001 2013 2001 2013 BQ (%)
1. Dân số trung bình 1.457.454 1.834.000 100,0 100,0 2,1
- Thành thị 343.978 441.540 23,6 24,08 2,3
- Nông thôn 1.113.476 1.392.856 76,4 75,95 2,1 2. Lực lượng lao động 634.284 1.084.777 43,5 59,15 5,0
- Ở thành thị 149.691 254.311 10,3 13,87 4,9
- Ở nông thôn 484.593 830.224 33,3 45,27 5,0 Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk năm 2013
Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 44 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng,... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 132 người/km2, nhưng phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ.
Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Drắk, Ea Hleo,… Các dân tộc thiểu số sinh sống ở 125/184 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm có xu hướng giảm, từ 24,4% năm 2000 xuống còn 14,2% năm 2008 và còn 1,17% vào năm 2013. Dân số năm 2013 là khoảng 1.834 (nghìn người) và đến 2020 dân số của tỉnh khoảng 2.000 (nghìn người).
Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân ngoài kế hoạch, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.
b. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2013 ước đạt 8,42%/năm. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,2%/năm; công nghiệp – xây dựng tăng 10,83%/năm; dịch vụ tăng 13,08%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Quy mô nền kinh tế (GDP -
giá so sánh 1994), ước tính năm 2013 đạt 16.081 tỷ đồng, gấp 1,27 lần so với năm 2010. Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện, thu nhập bình quân tăng khá.
Tỷ trọng trong nền kinh tế, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 44,4%; công nghiệp – xây dựng chiếm 17,4%; dịch vụ chiếm 38,2%. So với năm 2010, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 5,7%; công nghiệp – xây dựng tăng 1,1%; dịch vụ tăng 4,6%.
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng các ngành của tỉnh ĐăkLăk năm 2013
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ 2011-2015 về tình hình Kinh tế - xã hôi tỉnh ĐăkLăk năm 2013
Thu nhập bình quân đầu người năm 2013, tính theo giá so sánh năm 1994 ước đạt 1.163 USD, tăng 199,7 USD so với năm 2010; tính theo giá hiện hành ước đạt 28,7 triệu đồng, tăng 12,8 triệu đồng so với năm 2010.