Gia tăng quy mô dịch vụ giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1.Gia tăng quy mô dịch vụ giáo dục mầm non

a. Gia tăng số lượng dịch vụ giáo dục mầm non

Gia tăng số lượng dịch vụ ở các cơ sở giáo dục mầm non là sự cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích khác ngoài những dịch vụ căn bản như chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, những dịch vụ đã được quy định trong Điều lệ trường mầm non và các văn bản khác của Bộ GD-ĐT. Số lượng các dịch vụ tăng thêm tùy thuộc vào từng điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn tài chính, tiềm lực và chiến lược phát triển của từng cơ sở giáo dục mầm non. Ở mỗi cơ sở giáo dục mầm non sẽ cung cấp thêm các dịch vụ gia tăng khác nhau nhằm tăng thêm thế mạnh riêng của mình, tạo sự khác biệt hóa trong quá trình cung cấp dịch vụ, lôi cuốn và thu hút các bậc phụ huynh cho con theo học tại cơ sở của trường. Các dịch vụ tăng thêm cũng còn tùy thuộc vào từng loại hình cung cấp dịch vụ như loại hình nhà trẻ và loại hình mẫu giáo.

Theo điều 21 của Luật giáo dục 2005, Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

- Về nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe: bao gồm các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe như:

+ Tổ chức ăn uống; + Tổ chức ngủ; + Vệ sinh;

+ Chăm sóc sức khỏe và an toàn.

- Về giáo dục: bao gồm các hoạt động giáo dục như: + Giáo dục phát triển thể chất;

+ Giáo dục phát triển nhận thức; + Giáo dục phát triển ngôn ngữ;

+ Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ.

Trong xu thế phát triển chung của xã hội, nhu cầu dịch vụ mầm non chất lượng cao của các bậc phụ huynh đang không ngừng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc trẻ. Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập nắm bắt được xu hướng này, ngày càng có nhiều cơ sở mầm non đặc biệt là các cơ sở mầm non tư thục cung cấp các dịch vụ tăng thêm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Một số dịch vụ tăng thêm như:

+ Chương trình “Bạn là khách” cung cấp dịch vụ cho các trường hợp phụ huynh muốn cho con học thử tại trường.

+ Dịch vụ trả trẻ muộn sau giờ quy định, trông trẻ vào ban đêm, giữ trẻ theo ca, giúp cho các bậc phụ huynh có tính chất công việc phải đưa đón con muộn, hay phải đi làm theo ca.

+ Dịch vụ xe đưa đón trẻ, nhà trường bố trí nhân viên trên xe để đón, trả học sinh tại nhà hoặc tại các điểm đón và quản lý học sinh trên xe.

+ Dịch vụ tiện ích ngoài giờ như suất thức ăn mang về; dịch vụ tắm gội cho các bé trước giờ đón.

+ Dịch vụ camera trực tuyến giúp các bậc phụ huynh ở nhà có thể quan sát quá trình dạy và học tại lớp.

+ Dịch vụ tư vấn sức khỏe, chăm sóc con, nấu ăn…

* Tiêu chí gia tăng số lượng dịch vụ:

- Các loại hình dịch vụ được cung cấp; - Số lượng dịch vụ được cung cấp.

b. Gia tăng đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non

Gia tăng đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non là sự tăng lên về số lượng cơ sở giáo dục mầm non trong một thời gian nhất định.

Gia tăng số lượng cơ sở giáo dục mầm non yêu cầu bảo đảm mục tiêu nuôi dưỡng – chăm sóc – bảo vệ trẻ em nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần xác định rõ cần có bao nhiêu cơ sở là phù hợp, bao nhiêu cơ sở công lập, bao nhiêu cơ sở ngoài công lập… trên cơ sở xác định xem hiện tại có bao nhiêu cơ sở giáo dục mầm non và nhu cầu cần bao nhiêu cơ sở để tính toán số cơ sở cần phải xây dựng mới.

* Tiêu chí gia tăng đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non:

- Số trường mầm non, số nhà trẻ, số nhóm trẻ; - Số trường mầm non công lập và ngoài công lập.

c. Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non

Gia tăng mạng lưới dịch vụ giáo dục mầm non đòi hỏi phải mở rộng và phân bố mạng lưới dịch vụ giáo dục. Là quá trình hình thành, phân bổ các nhà trẻ, mẫu giáo và trường mầm non trên mỗi vùng lãnh thổ hay địa phương để tạo thuận lợi cho việc đến trường của trẻ em. Mật độ các cơ sở giáo dục mầm non này phụ thuộc vào dân số mỗi địa phương, thông thường mạng lưới dịch vụ giáo dục được quy hoạch phát triển cùng với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương đó.

Dịch vụ giáo dục ngày càng có nhu cầu tăng cao do đặc điểm dân số của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng tăng nhanh, dân số trẻ chiếm một tỷ trọng lớn. Ngoài ra, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện cũng khiến nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là yêu cầu tất yếu cho sự đa dạng các dịch vụ hỗ trợ, do đó mạng lưới trường lớp có nhu cầu ngày càng mở rộng.

* Tiêu chí gia tăng mạng lưới dịch vụ:

- Mức tăng số lượng trường học theo các cấp học. - Số trường học và cấp học theo các địa phương.

1.3.2. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ giáo dục mầm non

Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những thời cổ đại. Khái niệm “chất lượng” xuất phát từ Nhật Bản và trở thành yếu tố quan tâm hàng đầu của những ngành sản xuất vật chất vừa hướng đến tính hữu dụng và tiện lợi của sản phẩm, vừa để giảm thiểu những lãng phí trong quy trình sản xuất. Có rất nhiều cách tiếp cận về chất lượng, chất lượng của một sản phẩm hay dịch vụ là khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng sản phẩm đó, hay nói cách khác chất lượng sản phẩm là giá trị sử dụng của nó. Theo quan điểm này, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ là một phạm trù mang tính tương đối và chủ quan, chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn phụ thuộc vào cái nhìn của người sử dụng. Vì thế, cách tốt nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là tìm mọi cách thỏa mãn những yêu cầu đòi hỏi, mong đợi của người sử dụng và làm hài lòng họ.

Chất lượng dịch vụ là vấn đề được các nhà quản lý quan tâm nhiều trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Trong một thời gian dài, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ. Hiện nay tuy vẫn chưa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về chất lượng dịch vụ, nhưng hầu như các quan điểm đều nhìn nhận rằng chất lượng dịch vụ có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mối quan hệ mật thiết với sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ sẽ là thước đo cho dịch vụ kỳ vọng của khách hàng.

Chất lượng dịch vụ giáo dục mầm non được phản ánh thông qua kết quả của quá trình giáo dục, quá trình giáo dục này được đánh giá đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của trẻ hay chưa. Tùy thuộc vào từng loại hình dịch vụ mà có những yêu cầu khác nhau về chất lượng dịch vụ được cung cấp:

- Đối với loại hình nhà trẻ: Tùy vào độ tuổi của đối tượng sử dụng, dịch vụ giáo dục ở độ tuổi nhà trẻ được phân vào các nhóm lớp tương ứng với chủng loại dịch vụ đặc thù phù hợp với yêu cầu chăm sóc và giáo dục của tâm lý lứa tuổi như:

+ Nhóm từ 3 tháng đến 12 tháng: Tập trung cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng ở yêu cầu đòi hỏi sự cẩn trọng và mức phối hợp của các bà mẹ.

+ Nhóm 13 đến 24 tháng: Bao gồm các dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.

+ Nhóm 25 đến 36 tháng: Bao gồm các dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.

- Đối với loại hình mẫu giáo: Tương tự như vậy ở nhóm trẻ mẫu giáo tùy vào đối tượng sử dụng mà dịch vụ GDMN có những chủng loại riêng phù hợp với từng lớp học, nhưng đều phải đòi hỏi cả 3 chủng loại dịch vụ chính đó là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục để giúp các cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ. Loại hình mẫu giáo gồm có các cấp:

+ Mẫu giáo bé (từ 3 đến 4 tuổi); + Mẫu giáo nhỡ (Từ 4 đến 5 tuổi); + Mẫu giáo lớn (từ 5 đến dưới 6 tuổi).

GDMNNCL có thể đáp ứng nhiều nhu cầu, nhiều phân khúc hẹp đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ người học (giữ trẻ ngoài giờ, đưa đón học sinh, dịch vụ tư vấn…).

* Tiêu chí về nâng cao chất lượng dịch vụ:

Để đánh giá chất lượng từng chủng loại dịch vụ tương ứng với loại hình mẫu giáo Bộ GD-ĐT đã có những quy định chuẩn đánh giá, tùy vào nhóm lớp có mức đánh giá khác nhau dựa trên 4 lĩnh vực phát triển của trẻ:

- Phát triển thể chất: 6 chuẩn gồm: chuẩn về khả năng kiểm soát và phối hợp vận động ở các nhóm cơ lớn, kiểm soát và phối hợp vận động ở các nhóm cơ nhỏ, phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động, sức mạnh sự nhanh nhẹn dẻo dai của cơ thể, hiểu biết thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng, hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân (bao gồm 26 chỉ số).

- Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội: 7 chuẩn gồm: thể hiện sự nhận thức về bản thân, tin tưởng vào khả năng của bản thân, biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc, có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn, thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh, có hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội, thể hiện sự tôn trọng người khác (34 chỉ số).

- Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp: 6 chuẩn gồm: nghe và hiểu lời nói, biết sử dụng lời nói để giao tiếp, thực hiện một số quy tắc thông thường trong giao tiếp, thể hiện hứng thú đối với việc đọc, thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc (31 chỉ số)

- Phát triển nhận thức gồm 9 chuẩn: thể một số hiểu biết về môi trường tự nhiên, xã hội, âm nhạc và tạo hình, số đếm, số đo, định hướng không gian, nhận biết ban đầu về thời gian, tò mò và ham hiểu biết, khả năng suy luận, khả năng sáng tạo (29 chỉ số)

Tương tự như vậy nhóm nhà trẻ cũng được đánh giá trên 4 lĩnh vực nhưng mức độ khác nhau. Trong quá trình tổ chức dịch vụ các cơ sở phải đánh giá hàng tháng để theo dõi mức độ phát triển của trẻ để phối hợp với nhà trường chăm sóc và giáo dục các cháu.

1.3.3. Gia tăng nguồn lực của các cơ sở giáo dục mầm non

a. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý

Do đặc điểm của dịch vụ giáo dục khó có thể thay thế bằng máy móc nên việc phát triển về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý phải đảm bảo không chỉ tăng lên về mặt lượng mà còn phải tăng cả về mặt chất theo quy định Điều lệ trường mầm non; nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Đội ngũ giáo viên phải được bảo đảm bằng việc tuyển dụng theo yêu cầu, tiêu chuẩn quy định. Đội ngũ giáo viên cần phải có kiến thức, kỹ năng, nhận thức và động lực để họ có thể đảm đương được công việc. Trong xu thế phát triển chung của xã hội, sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ yêu cầu người giáo viên phải có kiến thức học vấn, kiến thức chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt để có thể tiếp thu và ứng dụng khoa học - công nghệ mới.

Ngoài đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, việc phát triển đội ngũ nhân viên, cán bộ quản lý nhà trường có ý nghĩa trong việc phát triển các dịch vụ giáo dục, đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ cho trẻ ở độ tuổi mầm non. Để dịch vụ GDMN phát triển cần phải có đội ngũ các nhà quản lý được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và một sự năng động, hiểu biết các vấn đề kinh tế, đảm trách công tác quản lí ngày càng chuyên nghiệp để đáp ứng sự phát triển của các dịch vụ giáo dục.

* Tiêu chí về gia tăng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý:

- Số lượng và mức tăng giáo viên, cán bộ quản lý các cấp của địa phương.

- Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn từng cấp. - Số giáo viên giỏi các cấp.

- Tỷ lệ học sinh trên nhân viên phục vụ.

b. Về cơ sở vật chất

Gia tăng cơ sở vật chất giáo dục là quá trình không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phải nâng cấp hệ thống trường lớp và các cơ sở vật chất đi cùng. Cơ sở vật chất của giáo dục bao gồm: Đất đai, nhà cửa, trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ và đảm bảo môi trường vui chơi cho trẻ. Thông thường tùy theo cấp học và điều kiện cụ thể mà có tiêu chuẩn cơ sở vật chất cho mỗi cấp học. Chẳng hạn diện tích lớp học và vui chơi giải trí bình quân trên mỗi học sinh, ánh sáng, nhiệt độ, bàn ghế, bảng…

Cơ sở vật chất cho GDMNNCL phụ thuộc vào nguồn đầu tư từ các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước. Nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân đang tạo ra những cơ sở giáo dục có chất lượng khá cao bổ sung nguồn cung dịch vụ giáo dục cho xã hội, trong đó đáng kể nhất là dịch vụ giáo dục mầm non, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ.

Trong tiêu chí xây dựng trường chuẩn quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cụ thể các điều kiện hạ tầng từ diện tích lớp học, sân chơi, phòng chức năng đến công tác tổ chức quản lý nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục. Quyết định số: 36/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 07 năm 2008 đã ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đây là cơ sở để các đơn vị chuẩn bị điều kiện hạ tầng đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non.

Gia tăng cơ sở vật chất giáo dục phải gắn liền, đồng bộ với việc phân bổ mạng lưới và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, đặc biệt là công nghệ quản lý. Công nghệ quản lý đi cùng với việc sử dụng hiệu quả trang thiết bị, cơ sở vật chất kỷ thuật. Một khi công việc yêu cầu chất lượng cao đồng nghĩa với việc ứng dụng khoa học và công nghệ giảng dạy ngày càng nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Diện tích sàn lớp học trung bình trên học sinh. - Diện tích sân chơi trung bình trên học sinh. - Số phòng chuyên dùng cho dạy học.

- Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt. - Hệ thống nhà vệ sinh.

- Y tế trường học, nha học đường.

- Hệ thống bếp ăn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà ăn. - Trang thiết bị theo tiêu chuẩn của các trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 27)