6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.3. Gia tăng nguồn lực các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
3.3.3. Gia tăng nguồn lực các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập lập
a. Gia tăng về đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lí
Hiện nay tình trạng giáo viên MNNCL mới đạt tỷ lệ 1,6 GV/Lớp, số lượng cán bộ, giáo viên dưới chuẩn vẫn đang còn nhiều, do mức lương thấp lại không ổn định, thiếu chế độ hỗ trợ. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên MNNCL chưa được quan tâm phát triển, đặc biệt tại các nhóm trẻ gia đình và các cơ sở tự phát. Để khắc phục tình trạng này UBND tỉnh cần chú trọng:
- Gia tăng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển đủ về số lượng đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn nghề nghiệp.
- Tuyển giáo viên mầm non nhằm đảm bảo định mức giáo viên/lớp và đảm bảo biên chế 02 giáo viên/lớp đối với các lớp mẫu giáo có tổ chức bán trú, tổ chức ăn trưa tại trường.
- Có chính sách thu hút và đào tạo thường xuyên nguồn nhân lực có chất lượng tham gia GDMN công lập cũng như ngoài công lập, đặc biệt ở nhóm trẻ gia đình, các cơ sở tự phát.
- Xây dựng các chính sách tạo sự bình đẳng giữa giáo viên công tác ở các loại cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non đặc biệt là chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, tiền lương, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viện có điều kiện phát triển năng lực, trình độ, gắn bó tâm huyết với nghề.
- Tăng cường công tác đào tạo tại các trường được cấp phép. Đổi mới hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo giáo viên mầm non
trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học phù hợp với yêu cầu, thực tiễn đất nước và hội nhập quốc tế.
- Đi đôi với việc đổi mới công tác đào tạo chính là đổi mới công tác đánh giá giáo viên, đánh giá đúng thực chất, năng lực và quan tâm định hướng nghề nghiệp, tâm đức của nhà giáo và kỹ năng giảng dạy. Có chính sách tôn vinh những nhà giáo có đạo đức, kiến thức, có nhiệt huyết với nghề cống hiến và đóng góp trong sự phát triển giáo dục.
b. Gia tăng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
- Chính quyền cần tăng cường tài trợ vào phát triển CSVC cho các cơ sở GDMNNCL. Sự tài trợ này rất cần thiết vì nó tăng thêm nguồn lực cho khu vực này và bảo đảm hơn sự bình đẳng giữa hệ thống công lập và ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó cũng như khoản đầu tư mới để thu hút các nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác cho phát triển GDMNNCL. Có nhiều hình thức tài trợ của nhà nước cho GDMNNCL như: Hỗ trợ về quỹ đất, nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ trang thiết bị giáo dục, hay hỗ trợ trực tiếp các khoản tài chính cho đội ngũ giáo viên…
- Xây dựng các phòng học mới kiên cố để thay thế phòng tạm thời. Các phòng học kiên cố và bán kiên cố đang xuống cấp, được cải tạo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đúng với quy chuẩn trường học.
- Tăng cường CSVC nhằm có đủ phòng học, phòng sinh hoạt, phòng y tế; đủ các điều kiện về đồ dùng, đồ chơi, phương tiện thiết bị dạy và học theo hướng chuẩn hóa; đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô trường, lớp; đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo tổ chức dạy và học 2 buổi/ngày ở GDMNNCL.
- Các công trình phải bảo đảm đúng quy cách theo tiêu chuẩn quy định và đảm bảo quy định về an toàn, vệ sinh trường học; xây dựng khối nhóm trẻ,
lớp mẫu giáo độc lập với khối phục vụ; đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo độ tuổi.
- Bảo đảm điều kiện thuận tiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận và hòa nhập với cộng đồng.
- Tổ chức triển khai đồng loạt và kiểm tra chất lượng, đánh giá xếp loại công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo bốn lĩnh vực thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, nhận thức cụ thể trong 28 chuẩn, 120 tiêu chí chuẩn mầm non 5 tuổi của bộ GD-ĐT.
3.3.4. Tăng cƣờng phối hợp giữa nhà trƣờng với xã hội và gia đình trẻ
Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là “tam giác” giáo dục quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Tầm quan trọng của mỗi thành phần cũng như mối quan hệ giữa ba thành phần này trong việc giáo dục cho trẻ thì ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách lớn giữa nói và làm.
Trong các yếu tố liên quan đến việc giáo dục con trẻ thì yếu tố gia đình là quan trọng nhất vì phần lớn thời gian của đứa trẻ gắn với gia đình. Ở gia đình, đứa trẻ có những người thân yêu, gần gũi nhất, có sự bao bọc, chở che, trách phạt nhiều nhất… Tuy nhiên, nhiều gia đình không ý thức được hết tầm quan trọng này hoặc có cách giáo dục con cái sai lệch nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách, đạo đức của trẻ.
Về phía thầy cô giáo, ai cũng mong muốn giáo dục trẻ nên người, với các biện pháp giáo dục đa dạng và phong phú. Các thầy cô đều trải qua lớp nghiệp vụ sư phạm, khi đã công tác đều được trau dồi thêm kiến thức, tham gia các lớp bồi dưỡng về giải quyết tình huống sư phạm, các biện pháp giáo dục tích cực… Song trong quá trình giáo dục, cũng có những trường hợp cá biệt khi thầy cô có cách giáo dục bột phát “không giống ai, không ai dạy, không ai đồng tình”; họ thực hiện và thấy được hiệu quả tức thì nên áp dụng
như một kinh nghiệm. Đây cũng là nguyên nhân mà thời gian qua đã xẩy ra những vụ bạo hành trẻ rất đáng thương tâm như: 2 bảo mẫu hành hạ trẻ em mầm non gây chấn động dư luận xảy ra ở Quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vào giữa tháng 12/2013.
Trẻ con thường hay bắt chước và cũng luôn coi thầy cô là tấm gương sáng, mẫu mực. Giáo viên chăm sóc cho trẻ phải như là một người mẹ, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì trong giáo dục trẻ theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dục đạo đức phải trở thành thói quen của mình. Sau cha mẹ, thầy cô là người gần gũi với trẻ hơn ai hết nên hiểu các em để có định hướng đúng trong dạy dỗ mới là then chốt của thành công trong giáo dục.
Hiện nay, công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được sức mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, nguyên nhân do sự lỏng lẻo trong mối quan hệ cả từ hai phía giáo viên và các bậc phụ huynh. Chuyện cha mẹ học sinh chỉ gặp gỡ giáo viên trong hai buổi họp phụ huynh, thậm chí không trò chuyện với cô giáo của con, không phải hiếm. Giáo viên đến thăm nhà học sinh lại càng hiếm hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đức cho các em.
Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội được quy định tại Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT nhằm tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Cụ thể đối với các trường mầm non cần tập trung:
- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; thu hút tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, chuẩn bị cho trẻ em; thu hút tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào tiểu học.
- Trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường với gia đình; kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong trường học.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần; nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn như Y tế, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức có liên quan trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn, thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ.
“Trẻ em như búp trên cành”, tác động của nhà trường, gia đình và xã hội sẽ tạo nên những nhân cách khác nhau. Ngành giáo dục đang gánh vác vai trò lớn mà xã hội gửi gắm đó là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vì vậy mỗi nhà trường cần xây dựng môi trường giáo dục tốt, cần kết hợp ba yếu tố: Nhà trường – Gia đình – Xã hội để trẻ được học tập và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài cho đất nước.
3.3.5. Đổi mới cơ chế chính sách, quản lí nhà nƣớc đối với GDMNNCL
Việc cải cách thủ tục hành chính đã góp phần hạn chế sự phiền hà, tham nhũng của các công chức trong cơ quan hành chính nhà nước khi giải quyết các công việc của các cơ sở GDMNNCL. Một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay là vấn đề phân cấp trong quản lý nhà nước về giáo dục từ trung ương đến địa phương. Các cơ chế, chính sách vĩ mô, hỗ trợ phát
triển hệ thống giáo dục quốc dân chưa đồng bộ và thiếu tính ổn định lâu dài. Để đổi mới cơ chế chính sách đối với GDMNNCL, chính quyền tỉnh cần chú trọng:
- Trước hết phải thay đổi nhận thức đối với chính sách thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục nói chung và GDMNNCL nói riêng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhân dân trong điều kiện giáo dục công lập chưa đáp ứng được, do những hạn chế về nguồn lực từ nhà nước. Từ đó xác định sự bình đẳng giữa giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập để thay đổi cơ chế quản lý.
- Bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách, đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
- Thực hiện triệt để công tác xã hội hóa, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục mầm non.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, về tài chính các hoạt động khác trong khuôn khổ những quy định của Nhà nước.
- Đổi mới cơ chế, chính sách giáo dục cho phù hợp với địa phương có nhiều đồng bào dân tộc trên một địa bàn. Tăng cường công tác quản lý giáo dục và nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ các cấp. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của GDMNNCL trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Các huyện, thành phố trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong quy hoạch phát triển giáo dục phải có kế hoạch bố trí ưu tiên tạo
điều kiện về quỹ đất để xây dựng các cơ sở GDMN nói chung và GDMNNCL nói riêng trên địa bàn ở những vị trí thuận lợi phù hợp với yêu cầu phát triển.
- Đổi mới tư duy quản lý giáo dục theo hướng xã hội hóa giáo dục là một ngành không chỉ đóng vai trò công ích mà còn cung cấp dịch vụ giáo dục đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Ngoài ra công tác thanh tra và kiểm định chất lượng giáo dục, giám sát hoạt động của các cơ sở ngoài công lập cũng thường xuyên được tiến hành để bảo đảm sự chấp hành nghiêm túc của các cơ sở này, bảo đảm quyền lợi của người học.
- Có chính sách khuyến khích việc sản xuất đồ chơi, thiết bị phục vụ chương trình đổi mới giáo dục mầm non.
KẾT LUẬN
Những năm qua, phát triển dịch vụ GDMNNCL đã có vai trò quan trọng trong việc phát triển giáo dục mầm non của tỉnh ĐăkLăk. Ngành giáo dục cần phải chú trọng nhiều hơn đến cơ hội lựa chọn trong học tập cho mỗi người học. Các chương trình, các phương án tổ chức dạy học phải đa dạng hơn, tạo cơ hội cho mỗi người học những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhưng gắn với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình.
Chủ trương xã hội hóa giáo dục cùng y tế, văn hóa thể thao của chính phủ với mục tiêu huy động nhiều nguồn lực từ xã hội trong đầu tư vừa là nền tảng vừa là động lực cho sự phát triển. Quá trình phát triển dịch vụ GDMNNCL chưa được UBND tỉnh ĐăkLăk chú trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục hoặc thực hiện chưa đồng bộ vào các vùng khó khăn. Quy mô mạng lưới MN phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố và các trung tâm huyện lỵ, vẫn còn tồn tại 4 xã chưa có trường mầm non. Để có thể thực hiện được những mục tiêu phát triển GD-ĐT và nguồn nhân lực theo lộ trình quy hoạch đến 2020, chính quyền các cấp cần lưu ý một số kiến nghị sau:
- UBND tỉnh cần ưu tiên đẩy mạnh xã hội hóa GDMN, có những chính sách ưu đãi nhất định để thu hút và kích thích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ GDMNNCL phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương hoặc đẩy mạnh xã hội hóa tại các trung tâm có điều kiện phát triển và giành ngân sách tập trung cho các xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc tiểu số để đảm bảo nhu cầu học tập của trẻ.
- Cần ổn định các chính sách vĩ mô, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn cụ thể. Việc đảm bảo tính ổn định và tính thống nhất của các chính
sách vĩ mô là hết sức cần thiết để các cá nhân, tổ chức mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả.
- Quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển đủ về số lượng đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nhằm đảm bảo định mức giáo viên/lớp và đảm bảo biên chế 02 giáo viên/lớp đối với các lớp mẫu giáo có tổ chức bán trú, tổ chức ăn trưa tại trường.
- Ưu đãi nguồn vốn, quỹ đất dành cho lĩnh vực giáo dục; các chế độ chính sách đối với người lao động tại các cơ sở ngoài công lập tạo động lực cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên yên tâm, gắn bó với cơ sở lâu dài và thúc đẩy quá trình học tập, bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ.
- Kiểm định, giám sát hoạt động của các cơ sở ngoài công lập để bảo đảm sự chấp hành nghiêm túc của các cơ sở này, bảo đảm quyền lợi của người học.
Những nội dung nghiên cứu đã trình bày trong đề tài có thể có ý nghĩa về mặt lí luận phát triển. Ở góc độ nào đó, kết quả nghiên cứu của đề tài đã