GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂ

NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA TRONG THỜI GIAN TỚI

Phát triển GDMNNCL không chỉ là chủ trương xã hội hoá đúng hướng mà hết sức cần thiết cho tình hình kinh tế - xã hội của đất nước cũng như các tỉnh, thành phố nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục.

Phát triển dịch vụ GDMNNCL chính là phát triển về quy mô, mạng lưới trường lớp, CSVC, nguồn nhân lực, công nghệ quản lý không chỉ về lượng mà còn phải về chất. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ GDMNNCL nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, đòi hỏi các ban ngành, chính quyền địa phương cần đưa ra những giải pháp cụ thể để các cá nhân, tổ chức cũng như toàn xã hội có điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ này.

Để có thể khắc phục được những hạn chế trong thời gian qua và thực hiện được những mục tiêu phát triển GD-ĐT và nguồn nhân lực theo lộ trình quy hoạch đến 2020 cần tiến hành một số giải pháp chính sau:

3.3.1. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập

- Gia tăng các dịch vụ tăng thêm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Trong đó chú trọng đến một số dịch vụ như:

+ Cung cấp xe đưa đón trẻ nhằm giúp cho các bậc phụ huynh thuận tiện trong việc sắp xếp thời gian cho công việc, dịch vụ đưa đón trẻ đi học còn có thể hạn chế tắc nghẽn giao thông vào giờ cao điểm cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ từ nhà đến trường và ngược lại.

+ Dịch vụ camera quan sát trực tuyến, dịch vụ này có thể giúp các bậc phụ huynh quan sát, theo dõi quá trình dạy và học trên lớp của trẻ. Đồng thời

nhằm hạn chế được nạn bạo hành trẻ của một số đội ngũ cán bộ, giáo viên không có tâm huyết với nghề.

Ngoài ra còn có thể cung cấp một số dịch vụ khác như: Tư vấn dinh dưỡng và chăm sóc trẻ; Xây dựng website nhằm gia tăng sự tương tác giữa nhà trường và phụ huynh, đây là một kênh tương tác hai chiều rất có hiệu quả trong việc trao đổi thông tin giữa phụ huynh với nhà trường.

- Xây dựng và triển khai chương trình giáo dục mầm non mới theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục theo chủ điểm. Đặc biệt cần phát huy những kinh nghiệm cá nhân, những sáng kiến kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

- Duy trì và phát triển hệ thống trường, lớp bán trú phù hợp tình hình thực tế tại địa phương nhằm cho trẻ được ăn, ngủ trưa tại trường, lớp học; đảm bảo cho việc thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày và giảm tỷ lệ trẻ suy dưỡng trong trường, lớp mầm non.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các trường mầm non công lập và ngoài công lập. Thường xuyên tổ chức các hội nghị giao lưu, tổ chức trao đổi giữa các cơ sở mầm non về chuyên môn hay công tác quản lý có sự tham gia của các nhà quản lý cả hai loại hình. Nên định hướng các cơ sở công lập mạnh tham gia giúp đỡ cho một cơ sở NCL mới trong tư vấn chuyên môn hay đào tạo bồi dưỡng giáo viên và nhân viên. Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lậpMNNCL có điều kiện vật chất khá tốt cũng có thể hỗ trợ các cơ sở công lập gặp khó khăn.

- Nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ:

+

ăn, thực đơn... Sau đó cần có sự thống nhất giữa nhà trường và các bậc phụ huynh hoặc ban đại diện phụ huynh về kế hoạch của trường, về lựa chọn và

ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp thực phẩm (rau, thịt, gạo, trứng, sữa...). Nguồn thực phẩm cung cấp phải đủ về số lượng, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý theo thị trường địa phương.

+ Đưa nội dung vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, tăng cường giám sát công tác vệ sinh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Nhà bếp luôn luôn sạch sẽ, có đủ dụng cụ cho nhà bếp chế biến và đồ dùng ăn uống cho trẻ. Phân công cụ thể ở các khâu chế biến theo thực đơn, theo số lượng trẻ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh. Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người thực hiện.

+ Tăng cường công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên về kiến thức dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức khác nhau.

+ Các trường cần có khu vực trồng rau xanh cung cấp cho bếp ăn góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho trẻ luôn đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm

3.3.2. Gia tăng về quy mô, mạng lƣới hệ thống GDMNNCL

GDMNNCL có thể đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau, đáp ứng nhiều phân khúc hẹp, đa dạng hình thức. Song dịch vụ GDMNNCL đòi hỏi yêu cầu các điều kiện khắc khe theo tiêu chuẩn Điều lệ trường mầm non về chất lượng dịch vụ và mục tiêu giáo dục; theo yêu cầu bắt buộc về quy hoạch mạng lưới giáo dục, các quy hoạch phát triển khu dân cư, khu công nghiệp… Để dịch vụ GDMNNCL phát triển tốt theo định hướng giáo dục của ngành, đảm bảo chất lượng, yêu cầu phát triển mạng lưới giáo dục của tỉnh cần phải:

- Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống, mạng lưới giáo dục mầm non. Thông qua đó, UBND tỉnh cần có những chính sách về quỹ đất, về nguồn vốn ưu đãi và các chính sách khác nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu từ vào lĩnh vực giáo dục mầm non. Đồng thời UBND tỉnh cần thực hiện triệt để chính sách xã hội hóa giáo dục trong thời gian tới.

- Củng cố, sắp xếp lại mạng lưới, trường lớp MNNCL hiện có ở các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Khuyến khích mở rộng thêm diện tích đối với những khu vực trường có điều kiện về quỹ đất.

- Từng bước tách các nhóm, lớp mẫu giáo ghép để thành lập và phát triển loại hình trường MNNCL tại các điểm phù hợp; tập trung một số điểm lớp lẻ (1, 2 lớp/điểm lẻ) gần nhau thành một điểm trường có ít nhất từ 2 - 3 lớp trở lên để thuận lợi trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, sân chơi.

- Mở lớp lẻ, xoá thôn, buôn trắng về GDMN đối với vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích phát triển và thành lập mới các trường MNNCL ở những nơi có điều kiện. Tiến hành rà soát quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh có đủ quỹ đất để xây dựng trường, lớp cho GDMN; cơ cấu lại nguồn lực đúng chủ trương, quan điểm nhất quán trong thu hút đầu tư, nhà nước chỉ đầu tư những lĩnh vực mà ngoài công lập không thể đáp ứng.

- Có cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư theo từng khu vực; minh bạch các chính sách, quan điểm chỉ đạo, đảm bảo quyền lợi để nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư; tạo điều kiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm phát triển các loại hình trường mầm non dân lập, tư thục để chia sẻ tình hình khó khăn về nguồn vốn của tỉnh.

- Đôn đốc việc giám sát đến UBND các huyện, xã trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục bậc mầm non; tạo điều kiện khuyến khích các cơ sở

GDMNNCL cung cấp các dịch vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng tránh phân biệt đối xử giữa cơ sở công lập và ngoài công lập.

3.3.3. Gia tăng nguồn lực các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập lập

a. Gia tăng về đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lí

Hiện nay tình trạng giáo viên MNNCL mới đạt tỷ lệ 1,6 GV/Lớp, số lượng cán bộ, giáo viên dưới chuẩn vẫn đang còn nhiều, do mức lương thấp lại không ổn định, thiếu chế độ hỗ trợ. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên MNNCL chưa được quan tâm phát triển, đặc biệt tại các nhóm trẻ gia đình và các cơ sở tự phát. Để khắc phục tình trạng này UBND tỉnh cần chú trọng:

- Gia tăng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển đủ về số lượng đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn nghề nghiệp.

- Tuyển giáo viên mầm non nhằm đảm bảo định mức giáo viên/lớp và đảm bảo biên chế 02 giáo viên/lớp đối với các lớp mẫu giáo có tổ chức bán trú, tổ chức ăn trưa tại trường.

- Có chính sách thu hút và đào tạo thường xuyên nguồn nhân lực có chất lượng tham gia GDMN công lập cũng như ngoài công lập, đặc biệt ở nhóm trẻ gia đình, các cơ sở tự phát.

- Xây dựng các chính sách tạo sự bình đẳng giữa giáo viên công tác ở các loại cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non đặc biệt là chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, tiền lương, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viện có điều kiện phát triển năng lực, trình độ, gắn bó tâm huyết với nghề.

- Tăng cường công tác đào tạo tại các trường được cấp phép. Đổi mới hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo giáo viên mầm non

trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học phù hợp với yêu cầu, thực tiễn đất nước và hội nhập quốc tế.

- Đi đôi với việc đổi mới công tác đào tạo chính là đổi mới công tác đánh giá giáo viên, đánh giá đúng thực chất, năng lực và quan tâm định hướng nghề nghiệp, tâm đức của nhà giáo và kỹ năng giảng dạy. Có chính sách tôn vinh những nhà giáo có đạo đức, kiến thức, có nhiệt huyết với nghề cống hiến và đóng góp trong sự phát triển giáo dục.

b. Gia tăng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

- Chính quyền cần tăng cường tài trợ vào phát triển CSVC cho các cơ sở GDMNNCL. Sự tài trợ này rất cần thiết vì nó tăng thêm nguồn lực cho khu vực này và bảo đảm hơn sự bình đẳng giữa hệ thống công lập và ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó cũng như khoản đầu tư mới để thu hút các nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác cho phát triển GDMNNCL. Có nhiều hình thức tài trợ của nhà nước cho GDMNNCL như: Hỗ trợ về quỹ đất, nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ trang thiết bị giáo dục, hay hỗ trợ trực tiếp các khoản tài chính cho đội ngũ giáo viên…

- Xây dựng các phòng học mới kiên cố để thay thế phòng tạm thời. Các phòng học kiên cố và bán kiên cố đang xuống cấp, được cải tạo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đúng với quy chuẩn trường học.

- Tăng cường CSVC nhằm có đủ phòng học, phòng sinh hoạt, phòng y tế; đủ các điều kiện về đồ dùng, đồ chơi, phương tiện thiết bị dạy và học theo hướng chuẩn hóa; đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô trường, lớp; đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo tổ chức dạy và học 2 buổi/ngày ở GDMNNCL.

- Các công trình phải bảo đảm đúng quy cách theo tiêu chuẩn quy định và đảm bảo quy định về an toàn, vệ sinh trường học; xây dựng khối nhóm trẻ,

lớp mẫu giáo độc lập với khối phục vụ; đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo độ tuổi.

- Bảo đảm điều kiện thuận tiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận và hòa nhập với cộng đồng.

- Tổ chức triển khai đồng loạt và kiểm tra chất lượng, đánh giá xếp loại công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo bốn lĩnh vực thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, nhận thức cụ thể trong 28 chuẩn, 120 tiêu chí chuẩn mầm non 5 tuổi của bộ GD-ĐT.

3.3.4. Tăng cƣờng phối hợp giữa nhà trƣờng với xã hội và gia đình trẻ

Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là “tam giác” giáo dục quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Tầm quan trọng của mỗi thành phần cũng như mối quan hệ giữa ba thành phần này trong việc giáo dục cho trẻ thì ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách lớn giữa nói và làm.

Trong các yếu tố liên quan đến việc giáo dục con trẻ thì yếu tố gia đình là quan trọng nhất vì phần lớn thời gian của đứa trẻ gắn với gia đình. Ở gia đình, đứa trẻ có những người thân yêu, gần gũi nhất, có sự bao bọc, chở che, trách phạt nhiều nhất… Tuy nhiên, nhiều gia đình không ý thức được hết tầm quan trọng này hoặc có cách giáo dục con cái sai lệch nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách, đạo đức của trẻ.

Về phía thầy cô giáo, ai cũng mong muốn giáo dục trẻ nên người, với các biện pháp giáo dục đa dạng và phong phú. Các thầy cô đều trải qua lớp nghiệp vụ sư phạm, khi đã công tác đều được trau dồi thêm kiến thức, tham gia các lớp bồi dưỡng về giải quyết tình huống sư phạm, các biện pháp giáo dục tích cực… Song trong quá trình giáo dục, cũng có những trường hợp cá biệt khi thầy cô có cách giáo dục bột phát “không giống ai, không ai dạy, không ai đồng tình”; họ thực hiện và thấy được hiệu quả tức thì nên áp dụng

như một kinh nghiệm. Đây cũng là nguyên nhân mà thời gian qua đã xẩy ra những vụ bạo hành trẻ rất đáng thương tâm như: 2 bảo mẫu hành hạ trẻ em mầm non gây chấn động dư luận xảy ra ở Quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vào giữa tháng 12/2013.

Trẻ con thường hay bắt chước và cũng luôn coi thầy cô là tấm gương sáng, mẫu mực. Giáo viên chăm sóc cho trẻ phải như là một người mẹ, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì trong giáo dục trẻ theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dục đạo đức phải trở thành thói quen của mình. Sau cha mẹ, thầy cô là người gần gũi với trẻ hơn ai hết nên hiểu các em để có định hướng đúng trong dạy dỗ mới là then chốt của thành công trong giáo dục.

Hiện nay, công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được sức mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, nguyên nhân do sự lỏng lẻo trong mối quan hệ cả từ hai phía giáo viên và các bậc phụ huynh. Chuyện cha mẹ học sinh chỉ gặp gỡ giáo viên trong hai buổi họp phụ huynh, thậm chí không trò chuyện với cô giáo của con, không phải hiếm. Giáo viên đến thăm nhà học sinh lại càng hiếm hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đức cho các em.

Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội được quy định tại Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT nhằm tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Cụ thể đối với các trường mầm non cần tập trung:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)