Cơ sở pháp lý và hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội (Trang 36 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Cơ sở pháp lý và hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước

Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý là những điều kiện thuộc về luật lệ do nhà nước quy định, từ đó làm cơ sở để xuất phát một việc có quy mô đáng kể để quản lý những đối tượng cần thiết.

25

Các cơ sở pháp lý để căn cứ vào đó mà tiến hành công tác QLNN đối với các hoạt động thu hút đầu tư và các DN FDI là hệ thống luật, các văn bản dưới luật có quy định về các vấn đề nêu trên, như:

-Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005; -Luật DN ngày 29 tháng 11 năm 2005;

-Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về đăng ký kinh doanh;

-Nghị định số 101/2006/NĐ- CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của DN có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật DN và Luật Đầu tư.

-Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục về đầu tư tại Việt Nam.

- Ngày 07 tháng 4 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

- Công văn số 7055 /BKHĐT-ĐTNN yêu cầu các DN có vốn đầu tư nước ngoài báo cáo tình hình vay vốn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại VN.

- Ngày 19/9/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 1617/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

- Tháng 5-2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 2879/BKH-ĐTNN về việc tăng cường giám sát, kiểm tra đối với các dự án FDI.

Hệ thống các cơ quan QLNN

Chính phủ thống nhất QLNN về KCN, khu kinh tế trong phạm vi cả nước trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Quản lý theo quy định tại Nghị định này; chỉ đạo việc xây dựng và thực

26

hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển và ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về KCN, khu kinh tế.

Quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

- Chỉ đạo các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Quản lý thực hiện luật pháp, chính sách về KCN;

-Phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể về phát triển KCN;

- Quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; -Quyết định thành lập khu kinh tế, phê duyệt Quy hoạch chung xây dưng khu kinh tế; cho phép mở rộng và điều chỉnh giảm quy mô diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt trong KCN, các khu chức năng trong khu kinh tế;

-Chỉ đạo xử lý và giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình thành lập, điều hành, quản lý hoạt động của KCN, khu kinh tế vượt thẩm quyền của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan QLNN về đầu tư nước ngoài, giúp Chính

phủ quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài, soạn thảo các dự án pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài. -Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan xây dựng Quy hoạch tổng thể, văn bản pháp luật, chính sách về phát triển KCN, khu kinh tế; rà soát và trình Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định tại Quy chế hoạt động của các khu kinh tế đã được phê duyệt cho phù hợp với quy định của Nghị định này.

- Xây dựng tổng hợp danh mục đầu tư; hướng dẫn về thủ tục đầu tư, QLNN đối với các hoạt động xúc tiến và hướng dẫn đầu tư. Tiếp nhận dự án đầu tư và chủ trì thẩm định, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.

27

- Làm đầu mối giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư nước ngoài.

-Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan dự kiến phương án hỗ trợ từ ngân sách trung ương đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN tại các địa phương.

-Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin toàn quốc về KCN, khu kinh tế; ban hành mẫu biểu báo cáo định kỳ và cung cấp thông tin về KCN, khu kinh tế cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: thực hiện việc QLNN về

đầu tư nước ngoài theo chức năng và thẩm quyền Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến đầu tư nước ngoài. -Bộ Nội vụ: Ban hành quy định về xây dựng đề án thành lập, phân loại, xếp hạng và tổ chức lại Ban Quản lý; Quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế và tiền lương đối với công chức, viên chức của Ban Quản lý; Thẩm định Đề án thành lập, tổ chức lại Ban Quản lý và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

-Bộ Tài chính: Hướng dẫn chế độ tài chính và thủ tục hải quan áp dụng tại KCN, khu kinh tế, DN chế xuất; Quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với Ban Quản lý, đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu làm chủ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN và tổ chức kinh tế đặc thù có liên quan đến KCN, khu kinh tế phù hợp với quy định của pháp luật.

-Bộ Xây dựng: Ban hành quy định hướng dẫn về việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch chung xây dựng KCN, quy hoạch chi tiết xây dựng KCN, các khu chức năng trong khu kinh tế; Ban hành quy định hướng dẫn Ban Quản lý thực hiện công tác QLNN về xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng trong KCN, khu kinh tế và công tác quản lý và phát triển đô thị trong khu kinh tế.

28

-Bộ Công Thương: Thực hiện QLNN về công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại trong KCN, khu kinh tế; chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp trong KCN, khu kinh tế theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp vùng và lãnh thổ đã được phê duyệt.

Ủy quyền cho Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá sản xuất trong KCN, khu kinh tế; cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương mại của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại KCN.

-Bộ Tài nguyên và Môi trường: Ban hành Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường trong KCN.

-Bộ Khoa học và Công nghệ: Ban hành quy định về tiêu chuẩn xác định dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao đầu tư vào KCN, khu kinh tế; Hướng dẫn Ban Quản lý thực hiện công tác QLNN về khoa học và công nghệ đối với tổ chức hoạt động trong KCN, khu kinh tế.

-Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn Ban Quản lý thực hiện một số nhiệm vụ QLNN về lao động tại KCN, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về lao động.

-Bộ Công an: Thực hiện chức năng QLNN về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy trong KCN, khu kinh tế; Ban hành quy định hướng dẫn về xuất, nhập cảnh, cư trú, tạm trú đối với khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.

-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hướng dẫn Ban Quản lý thực hiện công tác QLNN về hoạt động du lịch trong khu kinh tế; Ủy quyền cho Ban Quản lý cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong khu kinh tế đối với DN du lịch nước ngoài.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương : thực hiện việc QLNN về đầu tư

29

phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt, lập và công bố danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư.

- Chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển KCN trên địa bàn lãnh thổ; quyết định thành lập, mở rộng KCN; Tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng đối với KCN.

- Ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cụ thể phù hợp với các quy định của pháp luật đối với việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ, lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi; hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động làm việc trong KCN, khu kinh tế.

-Quy hoạch đất xây dựng khu tái định cư, khu nhà ở cho công nhân và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng. Chỉ đạo thực hiện việc thu hồi diện tích đất, mặt nước, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định canh, tái định cư và thực hiện các thủ tục cho thuê hoặc giao đất trong KCN.

-Chỉ đạo các tổ chức có liên quan lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN, khu kinh tế.

-Tổ chức, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển KCN. Tiếp nhận dự án đầu tư, thẩm định, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo phân cấp của Chính phủ. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn QLNN khác về KCN, khu kinh tế theo quy định của pháp luật.

Ban quản lý KCN : làcơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN trực tiếp đối với KCN, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN.

Ban quản lý là đầu mối hướng dẫn các nhà đầu tư vào KCN theo hồ sơ dự án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và được uỷ quyền tiếp nhận hồ sơ của các dự án đầu tư vào

30

KCN và thẩm định cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đáp ứng đủ các yêu cầu quy

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)