Phương pháp phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ).

44

Mô hình SWOT là ma trận dùng để tổng hợp các kết quả phân tích tạo ra cái nhìn toàn cảnh, từ đó tìm ra được chiến lược cụ thể, phù hợp. Luận văn dựa trên việc đánh giá 04 tiêu chuẩn là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức trong giai đoạn trước 2006 - 2014 và 2015 trở đi. Cụ thể các bước như sau:

Bƣớc 1: Xác định các nội dung phân tích

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố tác động chủ quan và khách quan, Luận văn chỉ ra điểm mạnh (Strengths) , điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của công tác QLNN đối với các DN FDI tại các KCN trên địa bàn Hà Nội.

Bƣớc 2: Lập ma trận đối chiếu S, W, O, T

- Điểm ma ̣nh: Nhà nước với vai trò quản lý của mình đã đảm bảo cho lợi ích DN, cạnh tranh lành mạnh, phát triển ổn định mà vẫn theo đúng định hướng phát triển của đất nước, của địa phương; Mặt khác, các doanh nhân tham gia nhiều mối quan hệ lợi ích, các quan hệ này có khả năng dẫn tới xung đột mà chỉ Nhà nước mới có khả năng xử lý, điều hòa các xung đột đó.

- Điểm yếu: Việc quản lý khối DN này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra trong các KCN, tình trạng chuyển giá, trốn thuế, công nghệ lạc hậu, các chính sách vẫn chưa thiết thực để tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện những dự án hiệu quả cho thành phố từ nay đến năm 2020.

- Cơ hô ̣i: Giao lưu thương ma ̣i trong khu vực và trên t hế giới đang ngày càng mở rô ̣ng, thị trường Việt Nam đang trở thành một điểm đến lý tưởng cho nhiều DN FDI, đây chính là cơ hô ̣i để công tác qu ản lý khối DN này có nhiều các tiêu chí, điển hình để lựa cho ̣n thực hiê ̣n . Bên ca ̣nh đó, các Ban quản lý KCN cũng đang được tiếp câ ̣n kinh nghiê ̣m quản lý ta ̣i các địa phương khác trên toàn quốc thông qua các Hô ̣i nghi ̣ các Ban quản lý KCN toàn quốc.

45

- Thách thức: Cơ hô ̣i đồng thời cũng là thách thức đối với công tác QLNN đối với các DN FDI tại các KCN nói chung và t ại các KCN ở Hà Nội nói riêng. Đó là viê ̣c đối mă ̣t với những tồn tại, hạn chế nhất định như những khó khăn, vướng mắc của các DN FDI trong các KCN, hay tình trạng chuyển giá ngày càng gia tăng, tinh vi và phức tạp hơn.

Bƣớc 3: Trên cơ sở ma trận ta có các kết hợp

+ S/O thu được do phối hợp các mặt mạnh chủ yếu với cơ hội của công tác QLNN đối với các DN FDI tại các KCN trên địa bàn Hà Nội. Điều quan trọng là phải sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.

+ S/T thu được do phối hợp các mặt mạnh của công tác quản lý đối với các DN FDI tại các KCN trên địa bàn Hà Nội với các nguy cơ của công tác này. Tại đây Luận văn chỉ ra làm thế nào để tận dụng thế mạnh để chiến thắng các nguy cơ.

+ W/O: là phối hợp giữa các mặt yếu của công tác quản lý và các cơ hội lớn. Chỉ ra được các nỗ lực có thể vượt qua các mặt yếu bằng cách tranh thủ các cơ hội.

+ W/T: là phối hợp giữac các mặt yếu và nguy cơ của công tác QLNN đối với các DN FDI tại các KCN trên địa bàn Hà Nội. Điều này cần chỉ ra việc cần phải làm sao giảm thiểu được mặt yếu và tránh được nguy cơ bằng cách đề ra các chiến lược phòng thủ.

Nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất trong QLNN đối với các DN FDI tại các KCN trên địa bàn Hà Nội, luận văn sử dụng phân tích kết hợp linh hoạt cả 4 phương thức trên, tuy nhiên S/O và W/T là phương pháp được sử dụng chủ yếu hơn cả.

46

CHƢƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ

HÀ NỘI

3.1. Những nhân tố tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội (Trang 55 - 58)