Khái niệm và đặc điểm củadoanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1.Khái niệm và đặc điểm củadoanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạ

tại Việt Nam

Khái niệm

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã nêu: “đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” (Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 1996).

22

Các nhà đầu tư nước ngoài có thể bỏ vốn hoặc góp vốn thành lập DN và tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý chúng.Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về loại hình DN này.

- DN FDI là DN vốn đầu tư nước ngoài, gọi là chủ đầu tư hay công ty mẹ. Cơ sở sản xuất của DN FDI trong nước sở tại - công ty con - nằm dưới quyền quản trị toàn bộ (tài sản, sản xuất, kỹ thuật, xuất nhập khẩu, sử dụng lao động …) của chủ đầu tư, nhưng phải tuân thủ những điều kiện đã thoả thuận và ký kết với những cơ quan quyền lực của nước sở tại tiếp nhận đầu tư.

- DN FDI là những loại hình DN có vốn của bên nước ngoài và có sự quản lý trực tiếp của bên nước ngoài.DN này hoạt động theo luật pháp của nước sở tại để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi ích cho tất cả các bên.

- Theo các tổ chức kinh tế, DN FDI có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ hơn 10% số cổ phần thường hay quyền bỏ phiếu (đối với DN có tư cách pháp nhân) hoặc tương đương (đối với DN không có tư cách pháp nhân).

Những quan niệm trên cho thấy sự không thống nhất trên bình diện quốc tế trong quan niệm về DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mỗi quốc gia có các quy định khác nhau về mô hình DN có yếu tố nước ngoài, từ đó đưa ra các chính sách, kế hoạch quản lý đối với các DN. Qua phân tích ở trên, có thể hiểu: DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (hay còn gọi là DN FDI) là một loại hình tổ chức kinh doanh, trong đó có một hay nhiều chủ đầu tư cùng góp vốn, cùng quản lý cơ sở kinh tế đó vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với các quy định luật pháp của nước sở tại và thông lệ quốc tế.

Đặc điểm

Thứ nhất, DN FDI là những tổ chức kinh chủ yếu được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có một phần hoặc toàn bộ số vốn nước ngoài với mục tiêu chính của các DN là tối đa hóa lợi nhuận.

23

Thứ hai, quyền quản lý DN phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, chủ yếu là người nước ngoài quản lý trực tiếp và nắm giữ vị trí chủ chốt, các DN chịu ảnh hưởng của bên nước ngoài nhiều hơn. Tuy nhiên, các DN đều ra đời và hoạt động theo luật pháp của Nhà nước Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Thứ ba, thời gian hoạt động của DN FDI do Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quyết định đối với từng dự án, thường không quá 50 năm, trường hợp đặc biệt có thể dài hơn nhưng tối đa không quá 70 năm.

Thứ năm, thông qua hợp tác đầu tư, DN FDI và địa bàn tiếp nhận có sự gặp gỡ, trao đổi về văn hoá, triết lý kinh doanh, pháp luật, ngôn ngữ, lối sống, thói quen của hai bên.

Thứ sáu, DN FDI hoạt động dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị.Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội (Trang 33 - 35)