Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội (Trang 52 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để: Đối chiếu, tìm hiểu sự thay đổi về mặt chính sách, chiến lược quản lý đối với các DN FDI tại các KCN trong giai đoạn 2006 – 2014 để thấy được những cải thiện và kết quả được đánh giá ngày một khả quan.

- Việc đưa ra một số mô hình QLNN đối với các DN FDI tại các KCN ở các địa phương tại Việt Nam nói chung với một số đặc thù khác biệt để thấy được những điểm mạnh và điểm yếu còn tồn tại của quy trình tại Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực.

- Thông qua việc so sánh các tiêu chí trên, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết sẽ sâu sắc hơn, có một cách nhìn toàn diện, đa chiều hơn. Từ đó có thể xác định thông tin một cách chính xác, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, tránh được những phân tích, đánh giá phiến diện, mang tính định tính.

Luận văn thực hiện phương pháp này theo các bước như sau:

Bƣớc 1: Xác định các nội dung so sánh

So sánh về số DN FDI hoạt động trong các KCN, số quyết định ấn định thuế, số thuế truy thu, các chính sách hành chính, quản lý môi trường… qua các năm, trước và sau khi tham gia các cam kết quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục, chính sách quản lý.

Bƣớc 2: Xác định phạm vi, vấn đề so sánh

Phạm vi được so sánh: so sánh kết quả qua các năm trong giai đoạn 2006 – 2014, QLNN đối với các DN FDI tại các KCN tại Việt Nam nói chung với tại các KCN tại Hà Nội nói riêng.

Bƣớc 3: Xác định điều kiện để so sánh các chỉ tiêu

- Đảm bảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu.

- Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính của các chỉ tiêu. Có những chỉ tiêu được thực hiện so sánh tuyệt đối (số DN, kim ngạch, số thuế, tỷ trọng mặt hàng xuất nhập

41

khẩu…), có những chỉ tiêu thực hiện so sánh tương đối (chính sách, chiến lược, mô hình, quy trình QLNN ).

- Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.

Bƣớc 4: Xác định mục đích so sánh

Với việc so sánh số DN, số quyết định ấn định, số thuế truy thu, kim ngạch,..thay đổi qua các năm để thấy được sự phát triển của công tác QLNN đối với các DN FDI tại các KCN trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra so sánh với các địa phương khác để thấy được vai trò, vị trí của QLNN đối với các DN FDI là quan trọng và cần thiết.

Bƣớc 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh

Từ kết quả so sánh, Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những khuyến nghị đối với chính sách QLNN về những giải pháp để nâng cao, cải thiện chất lượng quản lý theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.

Phương pháp so sánh được sử dụng sau khi đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp thống kê nêu trên.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội (Trang 52 - 53)