Sự cần thiết khách quan và yêu cầu của quản lý nhà nước đối với các khu công

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Sự cần thiết khách quan và yêu cầu của quản lý nhà nước đối với các khu công

công nghiệp

Khái niệm về khu công nghiệp

Trên thế giới loại hình KCN đã có một quá trình lịch sử phát triển hơn 100 năm nay bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ cho đến những nước có nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đầi Loan, Singapore,…và hiện nay vẫn đang được các quốc gia học tập và kế thừa kinh nghiệm để tiến hành công nghiệp hóa. Tùy điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác nhau nhưng chúng đều mang tính chất và đặc trưng của KCN.

Những khái niệm về KCN còn đang gây nhiều tranh luận, chưa có sự thống nhất và còn những quan niệm khác nhau về KCN. Ở Việt Nam, khái niệm về KCN đã được trình bày tại nhiều văn bản pháp luật như Quy chế KCN ban hành theo Nghị định số 192- CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ ; Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, Quy chế KCN, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ, Luật đầu tư năm 2005.

Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 được quy định về KCN, KCX và KKT thì khái niệm về KCN được hiểu như sau :

KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ.

KCN, khu chế xuất được gọi chung là KCN, trừ trường hợp quy định cụ thể. Tóm lại, KCN là đối tượng đặc thù của QLNN về kinh tế trong giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập.

14

Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp

Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp là một tất yếu khách quan vì những lý do :

-Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp là một chức năng đặc thù của quản lý nhà nước nói chung. Việc phát triển các KCN có mối quan hệ trực tiệp tới sự phát triển công nghiệp vừa và nhỏ của địa phương cũng như của cả nước nói chung. Đồng thời nó cũng chịu sự tác động, sự chi phối của nhiều yếu tố khác như luật pháp, kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó nhà nước cần tiến hành quản lý quá trình hình thành và phát triển của các khu công nghiệp.

-Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, do đó nhà nước cần sử dụng quyền lực và sức mạnh của mình để điều tiết và khống chế những hành vi không có lợi của doanh nghiệp đối với cộng đồng, khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường, điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp theo những mục tiêu đã định. Bởi vậy, mục tiêu của hoạt động quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp là tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp có hiệu quả, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính quản lý nhà nước đối với KCN vừa tạo điều kiện tối đa cho DN thực hiện mục tiêu của họ, vừa hướng mục tiêu của DN vào việc thực hiện tốt nhất mục tiêu chung của phát triển kinh tế xã hội. Do đó, quản lý nhà nước đối với các KCN phải nhằm thu hút đối đa nguồn vốn đầu tư vào KCN, thực hiện cơ cấu trong KCN phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Mặc khác, quản lý nhà nước đối với KCN còn nhằm phát huy ưu điểm và thế mạnh của mỗi KCN, thúc đẩy quá trình hợp tác giữa các doanh nghiệp trong KCN, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trong nước. Đồng thời, quản lý nhà nước đối với các KCN phải nhằm khai thác được các lợi thế của phát triển công nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân, đặc biệt phát huy được lợi thế về nguồn nhân lực, về tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực khác của nền kinh tế. Việc

15

quản lý nhà nước đối với các KCN còn nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong KCN, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bên ngoài chuyển vốn vào hoạt động kinh doanh cũng như triểu khai các hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN. Qua đó, phát huy vai trò của từng doanh nghiệp cũng như của các KCN đối với sự phát triển công nghiệp vừa và nhỏ.

-Thông qua việc ban hành các thể lệ, chính sách và giám sát thực thi các quy định của pháp luật thì đồng thời nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy việc xây dựng, phát triển KCN, thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

-Quản lý nhà nước đối với KCN là điều kiện cần thiết, góp phần giúp cho các DN tại KCN sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, nhà nước còn tạo điều kiện cho các DN phát triển mở rộng hợp tác với nhau thông qua việc hình thành chuối cung ứng trong KCN. Chính công tác quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho các KCN được phát triển theo đúng quy định đã định, chủ động phối hợp mục đích riêng của từng DN nhằm đạt tới mục đích chung của nền kinh tế.

Yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp

Trước tiên cần khẳng định rằng quản lý nhà nước đối với các KCN không chỉ là các hoạt động quy hoạch, điều hành, kiểm soát sự phát triển của các KCN mà còn bao hàm cả hoạt động khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của các KCN. Quản lý nhà nước đối với KCN bao gồm việc tạo lập môi trường pháp lý ổn định mà bình đẳng cho các DN, xác lập chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và biện pháp xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho các DN phát triển, phối hợp đồng bộ trong việc cung cấp các nguồn nhân tài vật lực đảm bảo thông suốt đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp. Việc quản lý nhà nước cũng phải đáp ứng những yêu cầu sau :

-Chính sách, biện pháp đưa ra phải phù hợp với luật pháp và các yêu cầu của xã hội. Một mặt phải bảo đảm kỷ cương, tuân thủ những giá trị đạo đức của dân tộc, mặt

16

khác phải không gây ra những khó khăn trở ngại đến tính chủ động sáng tạo của các DN tại KCN.

-Nhà nước phải tạo ra môi trường ổn định và bình đẳng cho các DN hoạt động trong KCN và phải kết hợp hài hòa các mục tiêu của DN với các mục tiêu chung của đất nước.

-QLNN đối với các KCN tức là tạo điều kiện để tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các DN trong nước trong thị trường nội địa cũng như khi xuất khẩu. Điều đó có nghĩa nhà nước phải có những chính sách thích hợp để thúc đẩy các DN tập trung tìm kiếm thế mạnh và phát huy khả năng sản xuất kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội (Trang 25 - 28)