5. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Chiến lược phát triển kinh tếxã hội và mục tiêu thu hút FDI trong các KCN của
của thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2010- 2020
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, văn minh có môi trường văn hóa xã hội lành mạnh, phát triển trong thế ổn định và bền vững, giữ vai trò trung tâm của miền Bắc và của các nước với cơ cấu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, thủy sản nông lâm trong mối quan hệ với cả nước, khu vực hành lang Đông Tây và ASEAN.
Tạo ra sự chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng cho xuất khẩu, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hóa chất, tăng tỷ trọng dịch vụ và du lịch.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của Hà Nội, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
77
Gắn tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ dân trí. Tăng cường đầu tư công cộng cho vùng nông thôn, miền núi, vùng xa nhằm làm cho mức sống của tầng lớp dân cư thành thị và nông thông càng cao hơn.
Hà Nội phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế. Đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh tạo ra nội lực vững mạnh và môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng để thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài, tăng cường giao lưu kinh tế với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu chính sách, đội ngũ cán bộ quản lý DN, công nhân kỹ thuật, có chính sách phát triển, sử dụng nhân tài, coi trọng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, phát huy truyền thống văn hóa của nhân dân thủ đô và hòa nhập vào các thành phố lớn trong cả nước.
Hà Nội phát triển kinh tế- xã hội bền vừng kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu thu hút FDI vào các KCN thành phố Hà Nội đến năm 2020
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã đề ra mục tiêu tổng quan như sau : Hà Nội sẽ tiếp tục có những chính sách cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn 200 tỷ USD trong khoảng 5 năm tới. Theo báo cáo của Sở kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút các dự án FDI đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 3.300 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 26,5 tỷ USD. Xét về số lượng dự án được đầu tư, Hà Nội xếp thứ hai, với 3.100 dự án, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, việc thu hút vốn FDI thời gian qua vào Hà Nội nói chung và các KCN tại Hà Nội nói riêng cho thấy phần lớn là vốn do DN điều chỉnh tăng thêm. Điều đó thể hiện sự tin tưởng vào khả năng bảo toàn vốn và phát triển của các DN, chọn Hà Nội làm điểm đến trong quá trình đầu tư. Lãnh đạo Sở này cũng cho
78
biết, Hà Nội đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020 thu hút 180 đến 190 tỷ USD vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Thực hiện kế hoạch này, Hà Nội cần chủ động xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư ; tiếp tục cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ; kiện toàn tổ chức bộ máy xúc tiến đầu tư và đẩy mạnh hợp tác xúc tiến đầu tư giữa Hà Nội với các địa phương khác. Để thu hút nguồn lực FDI vào Hà Nội cũng như vào các KCN tại Hà Nội, tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2015 được tổ chức hồi cuối tháng 8 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, sẽ không ngừng tạo lập môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch, phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế. Hà Nội sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư kinh doanh, làm ăn lâu dài tại Thủ đô, tuy nhiên việc xét duyệt đầu tư sẽ được lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải.