Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tạicác KCN có hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tạicác KCN có hiệu quả

1.4.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tạicác KCN có hiệu quả quả

Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án

Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch QLNN đối với DN FDI được thông qua các công cụ, chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch để định hướng các DN này theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của tỉnh.

Xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút FDI cần phải có tính động, không được khép kín mà phải có sự liên kết giữa các vùng và các địa phương, đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Để thực hiện tốt chức năng này phải xây dựng thống nhất tổ chức bộ máy quản lý thích hợp trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và tối ưu các chức năng quản lý của các bộ phận trong bộ máy quản lý hoạt động FDI.

Bên cạnh đó, quy hoạch không thể chạy theo số lươn ̣g mà c ần quan tâm đến chất lượng dự án, theo quy luật cung - cầu, quy luậṭ cạnh tranh của thị trường.

Các Bộ lập và công bố quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ, xây dựng tiêu chuẩn, định mức để hướng dẫn chính quyền địa phương thực hiện, bảo đảm việc phân cấp quản lý vừa phát huy được tính năng động, sáng kiến của tỉnh, thành phố, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia.

Về chiến lược thu hút FDI thời gian tới, Cục đầu tư nước ngoài sẽ tập trung vào tiêu chí phát triển bền vững, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, năng lượng, đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Công tác xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách ưu đãi về đầu tư

Vào cuối năm 2005, Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh. Trong đó có hai luật liên quan trực tiếp đến DN FDI, đó là luật đầu tư chung và luật DNthống nhất. Cụ thể, nhà nước đã ban hành môṭ số Luâṭ , Nghị định, Thông tư nhằm quản lý hiêu ̣ quả hoat ̣ đôn ̣ g của các

31

doanh nghiêp ̣ FDI . Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2020, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt đến quản lý quy hoạch. Các đơn vị tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng chuyển giá của các DN FDI.

Thủ tục hành chính

Nhà nước cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch và hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong KCN.

Thông qua thẩm định, Nhà nước đánh giá được mức độ phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của ngành, địa phương; các mặt lợi hại của FDI nếu triển khai cũng như thực hiện tốt hơn vai trò điều tiết vĩ mô đối với DN FDI trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Khi thẩm định, Nhà nước cần tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của các DN FDI trong quan hệ hài hoà với lợi ích chung xã hội và cần phải đưa ra các kết luận rõ ràng, chính xác về toàn bộ dự án FDI được thẩm định xong.

Kiểm tra, giám sát hoạt động DN

Công tác kiểm tra, giám sát các DN FDI giúp phát hiện điểm bất hợp lý, sai trái trong tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị việc điều chỉnh pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, công tác thẩm tra, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo nguyên tắc tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển các vùng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu...; Đồng thời thông qua việc thanh tra, kiểm tra và giám sát, còn tạo ra nguồn thông tin phản hồi từ DN FDI để các cơ quan QLNN có căn cứ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách đã ban hành.

32

Ngoài ra, việc thẩm tra để sàng lọc bớt các nhà đầu tư thiếu năng lực là cần thiết nhưng để quản lý các dự án đầu tư FDI hiệu quả, khâu hậu kiểm sau cấp phép là quan trọng nhất.

1.4.3. Kinh nghiệm quản lý các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp tại một số địa phương trong nước

Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

-Kinh nghiệm ở Bắc Ninh

Tỷ trọng vốn FDI thu hút vào các KCN ngày càng chiếm phần lớn trong thu hút đầu tư vào các KCN, chất lượng các dự án ngày nâng cao. Các dự án FDI thu hút vào các KCN tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2008-2014 đều thuộc lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghiệp hỗ trợ cho các ngành này. Giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng lớn, là nhân tố chính đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp của tỉnh, giá trị kim ngạch xuất khẩu của các KCN Bắc Ninh luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, tỷ lệ nộp ngân sách của các doanh nghiệp liên tục tăng, vào năm 2014 các KCN nộp ngân sách đạt 6.500 tỷ đồng, chiếm 54% so với cả tỉnh. Sự phát triển đạt được mức cao như vậy là nhờ công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI tại các KCN. Công tác quản lý đầu tư được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế phát triển của các KCN. Công tác quản lý triển khai dự án và sản xuất kinh doanh luôn được coi trọng, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh luôn chú trọng hướng dẫn các nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục về đăng ký mẫu dấu, mã số thuế, các thủ tục về môi trường, phòng cháy chữa cháy và xây dựng, đồng thời đôn đốc nhà đầu tư triển khai đúng tiến độ. Trên cơ sở thực hiện công tác giám sát, kịp thời nắm bắt những vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Công tác quản lý về xây dựng và môi trường cũng được thực hiện tốt theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, kết quả đạt được là đa số các doanh nghiệp đều thực hiện tốt các quy định về xây dựng và môi trường, đảm bảo xây dựng các KCN Bắc Ninh phát triển thân thiện với môi trường. Ngoài ra, công tác quản lý về lao động cũng được thực hiện

33

có bài bản. Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã hướng dẫn các doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về lao động, đồng thời thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về lao động. Vấn đề quản lý nhà nước về an ninh trật tự cũng được thực hiện chặt chẽ, để đảm bảo an ninh trật tự trong các KCN, Ban Quan lý đã chỉ đạo các Công ty đầu tư phát triển hạ tầng tổ chức lực lượng bảo vệ an ninh trật tự chung trong các KCN, tạo sự yên tâm cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù thời gian qua, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tại các KCN theo phân cấp và ủy quyền, thực hiện mua tiêu xây dựng và phát triển bền vững các KCN tỉnh Bắc Ninh, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số bất cập như : Việc ủy quyền cấp giấy phép thực hiện kinh doanh thương mại còn gặp khó khăn, việc ủy quyền về quản lý môi trường chưa được cụ thể, công tác kiểm tra thanh tra trong các KCN còn chồng chéo gây phiền hà cho doanh nghiệp.

-Kinh nghiệm ở Hải Dương

Đối với tỉnh Hải Dương, từ khi thành lập những KCN đầu tiên năm 2003 đến nay, việc quy hoạch và xây dựng các KCN cũng như việc thu hút các dự án đầu tư vào các KCN luôn được quan tâm. Hiện nay, Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 là 18 KCN tập trung với diện tích đất quy hoạch trên 3.500 ha. Sự phát triển nhanh và đồng bộ hạ tầng các KCN, môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi của tỉnh Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trong các KCN. Trong các KCN trên địa bàn, đã có 191 dự án đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,4 tỷ USD (trong đó chủ yếu là vốn đầu tư FDI: Nhật Bản có 53 dự án, vốn đầu tư 1.020 triệu USD; Hàn Quốc có 19 dự án, vốn đầu tư 248 triệu USD; Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan có 49 dự án, vốn đầu tư 522,6 triệu USD.

Để có thể xây dựng được các doanh nghiệp, KCN cần sự vào cuộc tích cực từ các cơ quan Trung ương thông qua việc xây dựng các chính sách, định hướng đúng đắn,

34

kịp thời; sự quản lý sát sao, thông thoáng của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, trong đó chủ chốt là các Ban Quản lý KCN, KKT, KCX và Sở Tài nguyên và Môi trường với một số giải pháp trọng tâm sau: Một là, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, phát huy hiệu quả mô hình Ban Quản lý KCN, KCX theo quy định của Chính phủ, của UBND tỉnh. Hai là, quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ trong cơ quan Ban Quản lý. Ba là, tập trung các nguồn lực, thu hút các nhà đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch của từng giai đoạn phát triển của các KCN. Bốn là, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư theo hướng trọng điểm; chú trọng đến công tác thẩm định dự án; ưu tiên lựa chọn các nhà đầu tư có uy tín, năng lực và tiếp nhận các dự án có công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp công nghệ cao. Năm là, tăng cường công tác quản lý quy hoạch, xây dựng và môi trường.

- Kinh nghiệm ở Đồng Nai

Chính quyền và nhân dân Đồng Nai đồng tâm nhất trí tìm các biện pháp hợp lý nhất để thu hút vốn FDI tại các KCN trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong công tác QLNN, các cơ quan đã thực hiện thành công quy chế quản lý một cửa, thời gian cấp phép cho DN nước ngoài nhanh chóng. Ngoài ra, vận dụng sáng tạo chủ trương thu hút vốn FDI, Đồng Nai đã quy hoạch các KCN theo định hướng quy hoạch tổng thể toàn tỉnh. Đồng thời, linh hoạt cho phép công ty phát triển kết cấu hạ tầng đàm phán thoả thuận với nhà đầu tư ứng trước phí sử dụng hạ tầng. Bên cạnh đó, Đồng Nai luôn chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động giúp tăng nguồn lao động có chất xám cao cho các KCN. Đối tượng lựa chọn để xúc tiến đầu tư trong các năm tới của Đồng Nai nói chung sẽ là các DN thuộc các nước và

35

vùng lãnh thổ tiềm năng như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, các nước công nghiệp mới (NICs).

- Kinh nghiệm ở Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ định hướng thường xuyên cập nhập thông tin thị trường cung cấp cho các DN và giới thiệu quảng bá sản phẩm của các DN trong KCN đến các khách hàng mới bằng cách tiếp tục triển khai các chương trình cung cấp thông tin, tham gia hội chợ, khảo sát thị trường, tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn, diễn đàn. Ngoài ra, Phú Thọ ban hành và thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, rút ngắn thời gian góp phần đáng kể cải thiện môi trường đầu tư, được các nhà đầu tư hoan nghênh đánh giá cao.

Các nhà đầu tư đến với Phú Thọ đã yên tâm kinh doanh và bước đầu mở rộng quy mô sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà đầu tư và cho kinh tế của Tỉnh. Đồng thời, các DN đầu tư nước ngoài cũng góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho số lượng lớn lao động trong tỉnh.

Những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn của Hà Nội

Thứ nhất, Hà Nội cần tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài của Trung tâm tư vấn và Xúc tiến đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Thứ hai, Hà Nội cần tăng cường cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư FDI.

Thứ ba, Hà Nội cần triển khai thực hiện đa dạng, linh hoạt các hoạt động đối ngoại, xây dựng tình hữu nghị đoàn kết giữa người dân bản địa với cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thủ đô.

Thứ tư, Hà Nội cần có chính sách ưu đãi đối với các DN FDI tại các KCN. Việc thu hút đầu tư nước ngoài và quan tâm đến những dự án FDI đã được cấp phép sẽ đem lại những kết quả tích cực, đặc biệt hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh

36

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cƣ́u

Việc phân tích và đánh giá QLNN đối với các DN FDI trong các KCN trên địa bàn Hà Nội sẽ được thực hiện theo các nội dung sau:

Phân tích, đánh giá đă ̣c điểm , vai trò của quản lý đối với các DN FDI trong các KCN trên địa bàn Hà Nội, tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý thời kỳ hội nhập;

Phân tích đánh giá tình hình quản lý đối với các DN FDI trong các KCN tại Hà Nội giai đoạn 2006 – 2014, kể từ khi Luật DN được quốc hội ban hành vào năm 2005, thông qua các chỉ tiêu về kim nga ̣ch , số thuế truy thu nô ̣p ngân sách nhà nư ớc, số DN có tình trạng chuyển giá, mức báo động ô nhiễm môi trường, tổng số người và cơ sở vật chất sinh hoạt của người lao động trong các KCN…;

Phân tích, đánh giá các nhân tố tạo ra các thuận lợi cũng như khó khăn còn tồn tại của công tác quản lý đối với các DN FDI trong các KCN tại Hà Nội để từ đó tâ ̣n dụng các cơ hội phát huy thuận lợi và giải quyết từng khó khăn để sẵn sàng đối mặt với thách thức thời điểm hiện tại và tiềm ẩn trong tương lai ;

Phân tích, đánh giá mô ̣t số trường hợp QLNN đối với các DN FDI trong các KCN tại Hà Nội điển hình được thực hiê ̣n ta ̣i các đi ̣a phương về mô ̣t số vấn đề cu ̣ thể : thủ tục hành chính, quản lý môi trường, giải pháp quản lý nhằm tăng thu ngân sách nhà nước, hay quản lý chuyển giao công nghệ, về chính sách đào tạo nguồn nhân lực,v.v.

Đánh giá triển vọng và xu hướng QLNN đối với các DN FDI trong các KCN tại Hà Nội trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào khu vực và trên thế giới trong giai đoạn tới và mô ̣t số gợi ý hàm ý chính sách cho Viê ̣t Nam. Khung Logic nghiên cứu của Luận văn được thể hiện trong sơ đồ sau đây:

37

Biểu đồ 2.1: Khung logic nghiên cứu

Tổng quan QLNN đối với các DN FDI tại các KCN ở Việt Nam

Khoảng trống nghiên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố hà nội (Trang 42)