5. Kết cấu của luận văn
4.2.5. Tập trung nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư
Trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội kể từ khi thành lập cho đến nay trung tâm đã góp phần quảng bá và tiếp thị về cơ hội đầu tư ở Thành phố Đà Nẵng, tìm kiếm được nhiều dự án rất quan trọng. Tuy nhiên, Thủ đô Hà Nội vẫn chưa xây dựng được một chiến lược đầu tư hoàn chỉnh do đó công tác đầu tư còn mang tính dàn trải, chưa tập trung xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực…
Trong tình hình thực tế hiện nay, việc tìm kiếm và thu hút FDI không phải là vấn đề đơn giản, hướng vận động trong giai đoạn sắp tới vẫn sẽ là các nước thuộc khu vực Châu Âu. Mỹ và các nước phát triển Châu Mỹ, Nhật Bản một số nhà đầu tư thực sự có tiềm lực kinh tế trong khu vực. Đây là những nước có trình độ công nghệ cao và có thể chuyển giao công nghệ tiên tiến nước ngoài hiện đại. Để xúc tiến có hiệu quả cao, Ủy ban nhân dân thủ đô Hà Nội cần phải dành một phần ngân sách đáp ứng cho nhu cầu xúc tiến hàng năm.
Ngoài việc mở Website trên Internet, Hà Nội cần phải tổ chức một cuộc cách mạng thực sự trong việc tuyên truyền rộng rãi cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ về lợi ích của FDI bằng các phương tiện thông tin đại chúng đưa lên quảng cáo trên báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương về sự cần thiết, lợi ích của FDI… Đặc biệt là đăng trên báo tiếng Anh. Việc làm này sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi tầng lớp
91
nhân dân. Đồng thời, cần đào tạo bồi dưỡng những người phục vụ khách nước ngoài, giới thiệu quảng bá các DN FDI đến đầu tư tại Hà Nội. In và phát hành miễn phí các giới thiệu tóm tắt về quy hoạch phát triển, chính sách thu hút vốn FDI tại các KCN cho các thương gia nước ngoài. Đây là một phương pháp xúc tiến mặc dù hiệu quả đầu tư trước mắt không cao, chi phí tương đối lớn những sẽ tuyên truyền được rộng rãi cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ lợi ích của FDI. Từ đó, tác động đến mọi ý thức của người dân trong việc cùng nhau góp sức thúc đẩy tiến trình đầu tư tiềm năng.
Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn FDI giữa các nước, các địa phương, các KCN ngày càng gay gắt, đòi hỏi Hà Nội cần tiếp tục đổi mới, cải tiến mạnh phương thức vận động xúc tiến đầu tư thì mới tranh thủ được nhiều nguồn vốn FDI, các tập đoàn đa quốc gia.
Đối với những nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các KCN hoặc thành phố tổ chức những đoàn công tác ra nước ngoài để trực tiếp vận động, tiếp xúc với các DN FDI, nhằm cung cấp những thông tin về tiềm năng và cơ hội đầu tư và Hà Nội. Việc xúc tiến , kêu gọi các DN FDI nên thông qua các tổng công ty tài chính, ngân hàng, các tổ chức xúc tiến đầu tư quốc tế ; các cơ quan lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài, các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các tổ chức ngân hàng, tổ chức tư vấn pháp luật, các hãng thông tấn báo chí, hàng không, bưu chính viễn thông đóng trên địa bàn Hà Nội nhằm cung cấp thông tin, tạo ra tiền đề ban đầu cho các DN FDI.
Hỗ trợ ngân sách nhà nước lập văn phòng đại diện, Trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư, lao động ở Mỹ, EU và một số nước khác để tiến hành xúc tiến thương mại, đầu tư xuất khẩu lao động. Hà Nội cần tập trung mạnh vào các thủ tục trước cấp phép, thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết khi kêu gọi xúc tiến đầu tư. Nếu không có thông tin cụ thể, chính xác, giảm tối đa các thủ tục hành chính phiền hà, nhà đầu tư sẽ nản lòng bỏ đi nơi khác.
Đối với các nhà đầu tư đã có dự án. Hà Nội cần chú ý đến giai đoạn triển khai sau giấy phép của DN FDI tại các KCN, chẳng hạn như : hỗ trợ giải phóng mặt bằng,
92
hạ tầng kỹ thuật, xử lý các tồn tại vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Công việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong xúc tiến đầu tư, nếu DN FDI triển khai sau giấy phép thuận lợi thì môi trường sẽ được nâng cao, lôi kéo thêm được nhiều nhà đầu tư mới. Nếu một DN FDI mà hài lòng về môi trường đầu tư ở Hà Nội thì chắc chắn họ sẽ quảng bá cho các DN FDI khác đàu tư vào Hà Nội. Như vậy, việc sử dụng các DN FDI làm ăn có hiệu quả để vận động xúc tiến đầu tư là một giải pháp không thể xem nhẹ, bởi các nhà đầu tư nước ngoài thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau do mối quan hệ làm ăn đã được thiết lập lâu dài.
Việc tổ chức hội nghị với các DN FDI trên địa bàn Hà Nội nên duy trì tổ chức mỗi năm một lần. Thông qua các cuộc hội nghị hàng năm như vậy, Hà Nội có thể thông báo các quy định, chính sách mới của Nhà nước với các nhà đầu tư, lắng nghe các kiến nghị của DN FDI để tìm biện pháp giúp họ tháo gỡ khó khăn trong quá trình hoạt động. Đồng thời qua đối thoại, Hà Nội có dịp để tìm hiểu được mức độ cải thiện môi trường đầu tư của mình so với năm trước ra sao để đưa ra các giải pháp xử lý thích hợp.