5. Kết cấu của luận văn
4.1.1. Môi trường phát triển
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương QLNN đối với các DN FDI nói riêng và tại các KCN : “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những điều kiện thuận lợi hơn nữa để khai thác lợi thế của đất nước và khắc phục những vướng mắc ảnh hướng đến việc quản lý các DN FDI. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, chất lượng và hiệu quả nguồn vốn FDI” .
Cùng với sự phát triển tích cực quan hệ ngoại giao với các nước, trong năm 2006, vị thế của Việt Nam trên thế giới tiếp tục nâng cao, nhất là sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Châu Á Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14 và được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), tiếp tục làm tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư đối với Việt Nam.
Môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta tiếp tục được cải thiện. Ngoài việc triển khai Luật Đầu tư, Luật DN cùng các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ được ban hành đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư. Dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có xu hướng chuyển mạnh sang các nước đang phát triển, nhất là các nền kinh tế mới nổi, có tốc độ tăng trưởng cao, có lợi thế về lao động và chính sách đầu tư thông thoáng, trong đó có Việt Nam. Những rủi ro do tập trung đầu tư quá lớn vào Trung Quốc đã bộc lộ rõ trong năm 2005 làm cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn lớn điều chỉnh chiến lược đầu tư dài hạn, trong đó có việc phân bổ nguồn vốn đầu tư sang một số nước khác trong khu vực, trong đó Việt Nam là nước
76
được nhiều tập đoàn quốc gia quan tâm. Các tập đoàn của Nhật Bản đã thực hiện chiến lược phân bổ nguồn vốn đầu tư, điều này tạo cơ hội mới cho Việt Nam trong việc tăng cường thu hút đầu tư của các tập đoàn Nhật Bản.
Môi trường pháp lý và thể chế kinh tế thị trường của nước ta ngày càng hoàn thiện hơn, thị trường xuất khẩu được mở rộng, chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong những năm qua của Việt Nam đã củng cổ lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Việc các tập đoàn kinh tế từ Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc đang xây dựng chiến lược đầu tư hạ tầng các KCN, Khu đô thị và Khu công nghệ cao tại thành phố Hà Nội sẽ tạo tiền đề thúc đẩy đầu tư từ những nền kinh tế hàng đầu thế giới vào các KCN của Thủ đô. Bên cạnh đó, việc phân cấp triệt để quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài và cấp Giấy chứng nhận đầu tư về địa phương cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và QLNN về hoạt động đầu tư nước ngoài.