Vai trò của thuế trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 29 - 31)

Trong tất cả các nguồn thu của NSNN thì số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu NSNN. Đây là nguồn thu ổn định nhất được kế hoạch hóa tốt

trên cơ sở dự báo kế hoạch và tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước trong một năm. Do vậy có thể thấy thuế đã đóng một vai trò nhất định trong xã hội đó là:

Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội:

Sự phát triển mọi mặt của một đất nước là thành quả của sự nỗ lực của cả cộng đồng, mỗi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định. Nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi thành viên sẽ thiếu công bằng và tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của cải giữa các tầng lớp dân cư, gây ra bất ổn xã hội. Chính vì vây, Nhà nước cần phải can thiệp vào quá trình phân phối thu nhập, của cải của xã hội. Thuế là công cụ quan trọng mà Nhà nước sử dụng để tác động trực tiếp vào quá trình này. Việc điều hoà thu nhập giữa các tầng lớp dân cư được thực hiện một phần thông qua thuế gián thu mà đặc biệt là hình thức thuế TTĐB. Loại thuế này có đối tượng chịu thuế chủ yếu là các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cao cấp, đắt tiền. Thường chỉ có những người có thu nhập cao trong xã hội mới có thể sử dụng, qua đó điều tiết bớt một phần thu nhập của họ. Các sắc thuế trực thu, đặc biệt là thuế TNCN với việc sử dụng thuế suất lũy tiến là loại thuế có tác dụng rất lớn trong vấn đề điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

Thuế là công cụ để thực hiện kiểm soát các hoạt động SXKD

Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các quy định của các luật thuế đã ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh cũng như các định mức chi tiêu đặc thù và các phương thức hạch toán riêng có. Từ công tác quản lý thuế mà cơ quan thuế sẽ phát hiện ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm mọi biện pháp tháo gỡ. Đồng thời, cũng qua công tác quản lý thuế, cơ quan thuế cập nhật được nhiều kiến thức quản lý kinh tế để phục vụ tốt hơn cho việc kiểm tra, kiểm soát sau này. Như vậy, qua công tác quản lý thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển:

Thuế không chỉ đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của NSNN, mà còn là một công cụ làm đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Theo quan

điểm công bằng, bất kỳ một tổ chức, cá nhân khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình với đất nước, họ được quyền thụ hưởng những lợi ích công cộng nhất định và được tạo thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào chủ trương kinh tế đất nước, mà Nhà nước có thể dùng thuế để tác động, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh ở một số ngành, vùng để khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý hơn.

2.3. Các nguyên tắc trong xây dựng hệ thống thuế 2.3.1. Nguyên tắc công bằng

Một phần của tài liệu Nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)