Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 34)

- Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế.

- Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho NNT; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinhdoanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

- Giữ bí mật thông tin của NNT theo quy định của Luật này.

- Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế theo theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật về thuế.

- Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.

- Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu.

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của NNT theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Yêu cầu NNT cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế .

- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế. - Ấn định thuế.

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.

- Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.

- Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.

- Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào NSNN theo quy định của Chính phủ.

2.7. Người nộp thuế

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay NNT.

2.7.1. Quyền của người nộp thuế

Xét về bản chất, quan hệ pháp luật thuế là quan hệ pháp luật hành chính, thiết lập giữa Nhà nước với các pháp nhân và thể nhân khác trong xã hội và được điều chỉnh bởi phương pháp mệnh lệnh quyền uy. Dưới góc độ vật chất, quan hệ pháp luật thuế được thiết lập để tạo lập nguồn thu cho NSNN. Tiền đề thiết lập quan hệ pháp luật thuế là do sự hình thành chính thể Nhà nước để quản lý điều hành các hoạt động trong xã hội. Bộ phận chức năng ấy cần có nguồn vật chất hoạt động, nên thuế hình thành. Do vậy, trong quan hệ pháp luật thuế, các chủ thể tham gia với tư cách là NNT buộc phải chuyển giao một phần lợi ích của mình cho NSNN. Trước khi Luật Quản lý thuế ra đời NNT thường chỉ được nhìn nhận dưới góc độ phải thực hiện nghĩa vụ mà có rất ít quyền. Vì có ít, hoặc không xác định rõ quyền của NNT khiến cho chủ thể này cảm thấy mình bị cưỡng bức, bị tước bỏ một phần lợi ích vật

chất nên hệ quả là họ sẽ tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ thuế. Ngoài ra, NNT có thể còn bị các cơ quan, cán bộ công quyền nhũng nhiễu khi thực thi quyền hành. Việc nhận thức không đầy đủ này có thể gây thiệt hại cho Nhà nước lẫn NNT và xã hội nói chung vì những hao phí cho các mục tiêu không mang lại giá trị. Do vậy, trong quan hệ pháp luật thuế, NNT cũng phải có một số quyền nhất định. Luật quản lý thuế đã quy định NNT có những quyền sau:[22]

- Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

- Yêu cầu cơ quan thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.

- Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. - Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

- Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

- Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Tố cáo các vi phạm pháp luật của công chức thuế và tổ chức, cá nhân khác.

2.7.2. Nghĩa vụ của người nộp thuế

- Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

- Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. - Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

- Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

- Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.

- Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt NNT thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

2.8. Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính Phủ thì doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được hiểu là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) không quá 100 tỷ đồng hoặc số lao động bình quân năm đã được đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành trung bình hàng năm không quá 300 người.[19]

Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế:

Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì DNVVN là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, số liệu tính đến cuối năm 2014 như sau: Về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP… Số tiền thuế và phí mà các DNVVN đã nộp cho Nhà nước đã tăng 18,4 lần sau 10 năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Do vậy, đã tạo tạo ra 40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh [7]

Vai trò của các DNVVN thể hiện qua các mặt sau đây: - Tạo ra việc làm mới, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp

- Huy động các nguồn vốn và sức mạnh của xã hội trong SXKD - Tạo thêm thu nhập cho phần lớn người lao động

- Đóng góp vào phát triển đồng đều giữa các vùng khác nhau - Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội

- Đóng góp cho NSNN

- Đào tạo các cán bộ quản lý cho các DN lớn trong tương lai và tạo nền tảng kinh tế ban đầu cho sự phát triển của các DN lớn.

- Cùng với các DN lớn tạo ra các mối liên kết hiệu quả trong tổng thể các chuỗi giá trị và chuỗi giá trị toàn cầu.

Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế đối với DNVVN

Chính sách đổi mới kinh tế tại Việt Nam đã thu được những thành công rất to lớn, khẳng định tính đúng đắn trong việc đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý kinh tế một trong những công cụ hữu hiệu và sắc bén đó là thuế. Hiệu quả quản lý Nhà nước về thu ngân sách thể hiện qua việc tập trung nguồn lực vật chất, quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế giúp cho Nhà nước quản lý và kiểm soát có hiệu quả các hoạt động kinh tế và xã hội, thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.

Thực tiễn cho thấy các DN nói chung là đối tượng thực hiện tương đối tốt nghĩa vụ với NSNN như thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, đăng ký kê khai, chấp hành khá tốt pháp luật về thuế. Bên cạnh mặt tích cực đó vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế và quản lý Nhà nước đối với các DN.

Các DN đều là đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Vì vậy họ đều tính toán khi nộp thuế bởi nó liên quan đến lợi ích của DN. Nếu không phải nộp thuế hoặc nộp thuế ít thì tỷ lệ để lại được dùng vào mở rộng SXKD, lợi nhuận để lại nhiều hơn ... Cho nên còn một số DN tìm cách nộp thuế càng ít càng tốt. Vì vậy những vi phạm về thuế vẫn cứ tiếp diễn dưới các hình thức như: tìm kẻ hở, lách luật để trốn thuế, tăng chi phí để giảm thu nhập chịu thuế thậm chí có một số DN còn trốn thuế như hạch toán sai chi phí, doanh thu, lập hồ sơ khống qua việc mua bán hóa đơn để hoàn thuế GTGT ... Do vậy đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa sự

quản lý của cơ quan thuế. Ngoài ra, các DN vẫn còn một số vi phạm về việc đăng ký, kê khai, quyết toán thuế, nợ đọng thuế ... gây khó khăn phức tạp trong quá trình quản lý thu thuế và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế.

Những tồn tại trên xuất phát từ một số nguyên nhân như: cơ chế chính sách thuế vẫn còn nhiều hạn chế chưa quy định chi tiết, cụ thể, thường xuyên thay đổi; quy định giữa các luật đôi khi không đồng bộ gây khó khăn cho công tác thực hiện. Công tác quản lý thuế vẫn còn nhiều mặt hạn chế, Một số CBCC thuế vẫn chưa thực sự nắm vững chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, nhiều DN chưa thực sự am hiểu chính sách thuế, thậm chí còn một số DN không tuân thủ các quy định về pháp luật thuế để trốn thuế, gian lận thuế.

Qua sự phân tích trên cho thấy việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với các DNVVN là rất cần thiết đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần hạn chế thất thu thuế, tăng thu ngân sách.

Tóm tắt chương 2

Trong chương này, Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thuế. Đó là các khái niệm, chức năng, vai trò, chính sách thuế của Nhà nước, các nguyên tắc để xây dựng một hệ thống thuế tốt. Đề cập đến quản lý thuế về khái niệm, các đối tượng áp dụng Luật Quản lý thuế, nội dung quản lý thuế; làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật quản lý thuế.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam phải thực hiện các cam kết về cắt giảm các dòng thuế quan dẫn đến gánh nặng về thu ngân sách chuyển về thu nội địa. Trong đó, thuế là khoản thu chủ yếu trong cơ cấu thu NSNN, điều này sẽ làm tăng áp lực lên cơ quan quản lý thuế phải làm như thế nào để tăng thu cho NSNN.

Chương này đã giúp chúng ta khái quát toàn bộ cơ sở lý thuyết và là nền tảng cho việc phát triển nội dung ở các chương tiếp theo của Luận văn.

CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔNG SỐ THU THUẾ

3.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thiết

3.1.1 Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý thuyết và kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây. Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu tổng số thu thuế sẽ bị tác động bởi các nhân tố như sau:

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu tham vấn

Tổng quan lý thuyết về các yếu tố quản lý thuế tác động đến tổng số thu thuế cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến số thu thuế, bên cạnh các yếu tố liên quan đến quy định thuế như : Mức độ phức tạp của Luật, tính rõ ràng, nhất quán của Luật, tần suất thay đổi của Luật thuế…; còn có các yếu tố liên quan đến quản lý thuế của cơ quan thuế như: việc thông tin tuyên truyền về Luật, hình thức cung cấp dịch vụ công cũng như độ rõ ràng, chính xác trong câu trả lời, tính đúng hạn khi giải quyết hồ sơ của công chức thuế,… Ngoài ra, một số đặc điểm thuộc về NNT như nắm bắt kịp thời các quy định thuế, hiểu rõ các thủ tục tại cơ quan thuế, thực hiện đúng nghĩa vụ thuế…cũng có tác động đến tổng số thu của cơ quan thuế.

Quy định pháp luật về thuế Cơ quan quản lý thuế Người nộp thuế Tổng số thu thuế

Hàm số xác định các yếu tố quản lý thuế tác động đến tổng số thu tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh được thiết lập như sau:

Tổng số thu thuế (Y) = f (X1, X2, X3)

Trong đó: Y là biến phụ thuộc (biến kết quả) và X1, X2, X3 là biến độc lập (biến giải thích)

X1 là Cơ quan quản lý thuế: Các chức năng được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, phối hợp tốt sẽ làm tăng tổng số thu thuế và ngược lại.

X2 là Quy định pháp luật về thuế: Chính sách pháp luật thuế rõ ràng, ổn định, chế tài đủ mạnh thì tổng số thu sẽ cao và ngược lại

X3 là Người nộp thuế: NNT hiểu và nắm bắt kịp thời các nghĩa vụ thuế của mình, các thủ tục thuế góp phần tăng tổng số thu thuế và ngược lại.

3.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1 (H1): Cơ quan quản lý thuế có tác động đến tổng số thu thuế Giả thuyết 2 (H2): Quy định pháp luật thuế có tác động đến tổng số thu thuế Giả thuyết 3 (H3): NNT có tác động đến tổng số thu thuế

3.1.3 Số liệu cần thu thập cho nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 34)