4.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, vị trí
Chi cục thuế quận Bình Thạnh là cơ quan chuyên môn thuộc Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời chịu sự chỉ đạo của UBND quận Bình Thạnh để quản lý công tác thu thuế và thu khác trên địa bàn quận Bình Thạnh.
Căn cứ Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Chi cục thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: [11]
- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm; phân tích, đáng giá công tác quản lý thuế, tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về lập và thực hiện dự toán thu NSNN; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế; đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN.
- Quản lý thông tin về NNT; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về NNT trên địa bàn.
- Thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn, giải thích chính sách thuế, hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ thuế theo qui định của pháp luật.
- Kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với NNT và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế; xử lý và kiến nghị đối với các trường hợp vi phạm pháp luật thuế; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền.
- Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ công chức thuế.
- Kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung về chính sách thuế. Báo cáo Cục thuế những vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục thuế.
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán thuế, thống kê thuế, lập báo cáo kết quả thu thuế và các báo cáo khác phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan Thuế cấp trên, UBND đồng cấp và các cơ quan có liên quan.
- Lập hồ sơ khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế; thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với NNT vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế.
- Được quyền ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chánh về thuế, truy thu thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chánh thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chánh thuế.
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thời hạn nôp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nôp thuế, khoanh nợ, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật.
- Được quyền yêu cầu NNT cung cấp sổ kế toán, hóa đơn chứng từ và hồ sơ tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế .
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế để thu tiền thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại cho NNT; giữ bí mật thông tin của NNT, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tiếp nhận và triển khai các ứng dụng tiền bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý thuế hiện đại vào các hoạt động của Chi cục thuế.
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuế thuộc Chi cục thuế; quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
4.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Chi cục thuế quận Bình Thạnh được thành lập theo quyết định số 38/CP ngày 25/8/1990 của Bộ Tài Chính. Chi cục thuế là một tổ chức thuộc bộ phận quản lý của Nhà nước trực thuộc Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh và chịu sự chỉ đạo, hỗ trợ của Quận ủy - UBND quận Bình Thạnh. Chi cục thuế có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước.
Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế quận Bình Thạnh hiện nay:
Ban lãnh đạo: Bao gồm 01 Chi cục Trưởng, 04 Phó Chi Cục trưởng được phân công như sau:
+ Chi cục trưởng: Là người người chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác điều hành mọi hoạt động của Chi Cục. Trong đó Chi cục trưởng còn trực tiếp quản lý các đội: Đội Hành chánh Nhân sự – Tài vụ, Đội kiểm tra nội bộ, Đội Kê khai – kế toán thuế và tin học, Đội Kiểm tra thuế số 5.
+ Phó Chi cục trưởng 1: Giúp Chi cục trưởng chỉ đạo, điều hành Đội kiểm tra số 3, Đội Thuế Thu nhập cá nhân, Đội Nghiệp vụ tổng hợp dự toán- Tuyền truyền hỗ trợ . Giải quyết các công việc khác khi được Chi cục trưởng ủy quyền.
+ Phó Chi cục trưởng 2: Giúp Chi cục trưởng chỉ đạo, điều hành Đội thu lệ phí trước bạ và thu khác, Đội kiểm tra thuế số 4, Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Giải quyết các công việc khác khi được Chi cục trưởng ủy quyền.
+ Phó Chi cục trưởng 3: Giúp Chi cục trưởng chỉ đạo, điều hành Đội kiểm tra thuế số 2, Đội Thuế liên phường 2. Giải quyết các công việc khác khi được Chi cục trưởng ủy quyền.
+ Phó Chi cục trưởng 4: Giúp Chi cục trưởng chỉ đạo, điều hành Đội kiểm tra thuế số 1, Đội quản lý ấn chỉ. Đội Thuế liên phường 1, Giải quyết các công việc khác khi được Chi cục trưởng ủy quyền.
Tổng số CBCC có đến 31/12/2014 là 226 người (trong đó có 92 nam, 134 nữ). Trong đó Biên chế có 218 CBCC, hợp đồng có 08 CBCC.
Thực hiện mô hình tổ chức mới theo Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Chi Cục thuế quận Bình Thạnh tổ chức sắp xếp nhân sự theo mô hình gồm 15 Đội như sau:
1. Đội Kê khai, Kế toán thuế và tin hoc. 19 người 2. Đội kiểm tra nội bộ. 07 người 3. Đội kiểm tra thuế số 1: Kiểm tra DN từ P.1 đến P.12. 19 người 4. Đội kiểm tra thuế số 2: Kiểm tra DN từ P.13 đến P.19. 18 người 5. Đội kiểm tra thuế số 3: Kiểm tra DN từ P.21 đến P.25. 20 người 6. Đội kiểm tra thuế số 4: Kiểm tra DN từ P.26 đến P.28 17 người 7. Đội kiểm tra thuế số 5: Kiểm tra chấp hành PL thuế DN. 21 người 8. Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế. 09 người 9. Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác. 14 người 10. Đội quản lý Thuế thu nhập cá nhân. 10 người 11. Đội nghiệp vụ - Dự toán - TTHT 09 người 12. Đội Hành chánh - Nhân sự - Tài vụ. 17 người 13. Đội Quản lý Ấn chỉ 08 người 14. Đội Thuế Liên Phường số 1:
Quản lý Phường: 1, 2 ,3 ,5, 6, 7, 11, 12, 13, Chợ Bà Chiểu 17 người 15. Đội Thuế Liên Phường số 2:
Quản lý Phường: 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28, 15 người Chợ Thanh Đa, Chợ Thị Nghè
Đội Nghiệp vụ dự toán và tuyên truyền và hỗ trợ NNT.
Thực hiện công tác hỗ trợ về thuế, là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế cho NNT theo quy định.
Hướng dẫn, hỗ trợ và cấp hóa đơn lẻ cho các tổ chức, cá nhân có phát sinh doanh thu không thường xuyên kê khai nộp thuế.
Tổng hợp các vướng mắc của NNT về chính sách thuế và các thủ tục hành chánh về thuế báo cáo Lãnh đạo Chi cục thuế giải quyết trả lời hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Tổ chức cho NNT trên địa bàn đăng ký mã số thuế, hướng dẫn NNT trên địa bàn thực hiện pháp luật về thuế.
Các đội kiểm tra thuế
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại cơ quan thuế và tại trụ sở NNT. Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT của NNT.
Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của NNT, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế, kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế, phát hiện những nghi vấn bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu NNT giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời.
Đội kê khai kế toán thuế tin học
Thực hiện công tác đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho NNT, quản lý việc thay đổi tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các thủ tục chuyển đổi và khóa mã số thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế.
Nhập dữ liệu và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, các tài liệu, chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT, hạch toán ghi chép các thông tin trên tờ khai, chứng từ nộp thuế và các tài liệu có kiên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT vào sổ thuế.
Đội kiểm tra nội bộ
Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan của các bộ phận và công chức thuế trong Chi cục thuế, kiểm tra tính liêm chính của cán bộ thuế trong việc thực hiện công tác quản lý thuế, quản lý chi tiêu tài chính, quản lý ấn chỉ thuế trong nội bộ Chi cục thuế.
Tổ chức phúc tra kết quả kiểm tra của các Đội kiểm tra thuế theo chỉ đạo của Chi cục trưởng khi có đơn thư khiếu nại tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục trưởng.
Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với NNT thuộc vi phạm quản lý của Chi cục thuế.
Đội Hành chính - nhân sự - tài vụ
Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị tài vụ, trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.
Đội trước bạ và thu khác
Giúp Chi cục trưởng quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế CQSDĐ, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn quận Bình Thạnh thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
Đội thu thuế thu nhập cá nhân
Giúp chi cục trưởng quản lý thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế TNCN thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý. Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng kế hoạch triển khai công tác quản lý Thuế TNCN trên địa bàn. - Tổ chức quản lý thu thuế đối với các nhân thuộc phạm vi quản lý.
- Kiểm tra việc chấp hành Luật Thuế TNCN trên địa bàn quản lý, kiểm tra quyết toán thuế TNCN, các hồ sơ miễn, giảm, hoàn thuế TNCN.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.
Đội Quản lý ấn chỉ:
Giúp Chi cục trưởng quản lý ấn chỉ ngành thuế theo quy trình chung như: - Quản lý hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in do cơ quan thuế phát hành.
- Quản lý hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in do các tổ chức, cá nhân KD phát hành. - Quản lý hoạt động nhận in hóa đơn của các DN in
- Theo dõi hóa đơn của các DN bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh mang theo. - Xác minh nguồn gốc phát hành hóa đơn, phối hợp thanh tra kiểm tra hóa đơn. - Nhận báo cáo sử dụng hóa đơn và giám sát tình hình sử dụng hóa đơn của DN. - Thực hiện nhiệm vụ khác do chi cục trưởng giao.
4.3. Kết quả phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ thu tại Chi Cục thuế quận Bình Thạnh Bình Thạnh
4.3.1 Phân tích thống kê
4.3.1.1 Kết quả đánh giá về cơ quan quản lý thuế
Dựa trên thang đo Likert 5 cấp độ, với mức 1 thể hiện mức độ “hoàn toàn đồng ý” (đánh giá tích cực) mức 5 thể hiện mức độ “hoàn toàn không đồng ý” (đánh giá tiêu cực), tác giả thu được kết quả như sau:
Biến quan sát Hoàn toàn đồng ý Tương đối đồng ý Không ý
kiến đối không Tương đồng ý Hoàn toàn không đồng ý QL_Kịp thời 135 (27.00%) 248 (49.60%) 62 (12.40%) 42 (8.40%) 13 (2.60%) QL_Phù hợp 96 (19.20%) 261 (52.20%) 95 (19.00%) 34 (6.80%) 14 (2.80%) QL_Rõ ràng 61 (12.20%) 162 (32.40%) 145 (29.00%) 114 (22.80%) 18 (3.60%) QL_Đúng hạn 111 (22.20%) 191 (38.20%) 108 (21.60%) 74 (14.80%) 16 (3.20%) QL_Không mâu thuẫn 59
(11.80%) 117 (23.40%) 121 (24.20%) 159 (31.80%) 44 (8.80%) QL_Kinh nghiệm 117 (23.40%) 215 (43.00%) 86 (17.20%) 67 (13.40%) 15 (3.00%) QL_Yêu cầu thông tin 118
(23.60%) 146 (29.20%) 95 (19.00%) 99 (19.80%) 42 (8.40%) QL_Xử lý vi phạm 143 (28.60%) 198 (39.60%) 83 (16.60%) 61 (12.20%) 15 (3.00%)
Bảng 4.1:Kết quả đánh giá về cơ quan quản lý thuế (Tỷ trọng trong ngoặc đơn) Quan sát kết quả ta thấy đối tượng được khảo sát đánh giá cao nhất về tính kịp thời trong việc thông tin tuyên truyền (76,60%), kế đến là tính phù hợp của các hình thức cung cấp dịch vụ công so với nhu cầu của DN (71,40%), và tính chuẩn xác, công khai trong xử lý vi phạm của cơ quan thuế (68,20%).
Những đánh giá “không đồng ý” có tỷ trọng cao thể hiện các mặt tồn tại, còn gây phiền hà cho doanh nghiệp thể hiện ở tính nhất quán, mâu thuẫn trong câu trả
lời của các công chức thuế ở các bộ phận khác nhau (40,60%), việc cơ quan thuế yêu cầu DN cung cấp thông tin khi không cần thiết (28,20%), và tình trạng công chức thuế đưa ra câu trả lời không rõ ràng, chính xác (26,40%).
4.3.1.2 Kết quả đánh giá về quy định pháp luật thuế
Dựa trên thang đo Likert 5 cấp độ, với mức 1 thể hiện mức độ “hoàn toàn đồng ý” (đánh giá tích cực) mức 5 thể hiện mức độ “hoàn toàn không đồng ý” (đánh giá tiêu cực), tác giả thu được kết quả như sau:
Biến quan sát Hoàn toàn đồng ý Tương đối đồng ý Không ý kiến Tương đối không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý QĐ_Đơn giản 129 (25.80%) 143 (28.60%) 68 (13.60%) 104 (20.80%) 56 (11.20%) QĐ_Thích ứng 61 (12.20%) 128 (25.60%) 39 (7.80%) 113 (22.60%) 159 (31.80%) QĐ_Nhất quán 101 (20.20%) 143 (28.60%) 134 (26.80%) 85 (17.00%) 37 (7.40%) QĐ_Cụ thể hóa 115 (23.00%) 233 (46.60%) 106 (21.20%) 35 (7.00%) 11 (2.20%) QĐ_Tần suất thay đổi 63
(12.60%) 105 (21.00%) 112 (22.40%) 117 (23.40%) 103 (20.60%) QĐ_Khoảng dừng 132 (26.40%) 150 (30.00%) 92 (18.40%) 107 (21.40%) 19 (3.80%) QĐ_Tham khảo DN 48 (9.60%) 109 (21.80%) 93 (18.60%) 152 (30.40%) 98 (19.60%)
Bảng 4.2:Kết quả đánh giá về quy định pháp luật thuế (Tỷ trọng trong ngoặc đơn) Đối tượng được khảo sát đồng thuận về mức độ cụ thể hóa về thành phần biểu mẫu, thời hạn khai nộp thuế và thời gian lưu trữ hồ sơ (54,40%), cũng như khoảng thời gian hợp lý (khoảng dừng) để DN tìm hiểu và thích nghi khi có thay đổi về quy định thuế (56,40%), cụ thể hóa thủ tục (69,60%).
Đối với quy định pháp luật về thuế, các ý kiến “không đồng ý” chiếm tỷ trọng cao thể hiện những yếu tố còn gây khó khăn cho DN như: tần suất thay đổi chưa phù hợp (44,00%), chưa thích ứng với hầu hết các tình huống kinh doanh của