- Tổ chức công khai niêm yết đầy đủ các chính sách thuế, hồ sơ thủ tục hành chính thuế tại nơi làm việc của các bộ phận, đặc biệt là tại bộ phận “một cửa”, trước bạ, ấn chỉ. Nghiên cứu quy định các quy chế bắt buộc phải thực hiện khi CBCC tiếp xúc làm việc, tiếp nhận giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho NNT .... , những quy định này cũng được niêm yết công khai để NNT giám sát, như :
+ Quy định khi yêu cầu NNT phải bổ sung hồ sơ, công chức thuế phải ghi phiếu yêu cầu, ký ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung yêu cầu đó.
+ Tổ chức lấy phiếu tham khảo ý kiến của DN khi được cơ quan thuế tổ chức kiểm tra tại trụ sở DN (Về thực hiện quy trình, giao tiếp ứng xử, quan điểm của DN khi bị xem xét đề nghị xử lý qua kiểm tra, thái độ làm việc của công chức thuế.(Phụ lục 5.1),việc lấy ý kiến tham khảo được giao cho Đội trưởng các Đội Kiểm tra thuế (không phải là trưởng đoàn kiểm tra) hoặc yêu cầu là Lãnh đạo Chi cục phụ trách đối với các hồ sơ có số thuế xử lý truy thu lớn trên 500 triệu đồng. Lấy phiếu tham
khảo người nộp thuế trong một số dịch vụ khác ( Hướng dẫn chính sách thuế, Tiếp xúc mua hóa đơn, Trước bạ ...).
+ Tổ chức tốt công tác tiếp công dân khi có yêu cầu của NNT, công khai số điện thọai nóng tại cơ quan thuế nhằm giúp cho NNT có kênh phản ảnh, góp ý cho đơn vị trong thực thi công vụ của công chức.
- Hiện nay theo quy định của Luật Quản lý thuế và các chính sách liên quan quy định về việc kê khai thuế của hộ kinh doanh cá thể: Hộ kinh doanh định kỳ hàng năm khi thực hiện công tác ổn định thuế hàng năm quy định NNT phải thực hiện việc kê khai, bao gồm: Tờ khai thuế hộ khóan Mẫu 01/THKH; Tờ khai thuế Môn Bài 01/Mbài; Phụ lục chi tiết giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc Mẫu 01- 1/THKH. Tuy nhiên trên thực tế, do số lượng hộ kinh doanh khoán thuế rất lớn, trình độ văn hóa khác biệt (có hộ KD không biết chữ), cơ quan thuế chủ trương công tác ổn định khóan thuế không tràn lan mang tính điều chỉnh cào bằng như nhau (thực tế chỉ điều chỉnh 15 đến 20% số hộ quản lý có trọng tâm). Do đó, hầu như việc phát và thu hồi tờ khai hiệu quả rất ít (chỉ 30-40% lập tờ khai và gửi lại cơ quan thuế), trong đó phần lớn doanh thu kê khai không thay đổi thậm chí thấp hơn doanh thu đang khóan thuế. Theo cá nhân tôi kiến nghị điều chỉnh quy định: Việc lập tờ khai hàng năm đối với hộ KD khoán thuế chỉ áp dụng đối với trường hợp hộ kinh doanh có biến động (+ hoặc -) trên 20% mới phải lập tờ khai hoặc cơ quan thuế xét thấy doanh thu khoán thuế chưa phù hợp.
- Về thủ tục kê khai các khoản nghĩa vụ tài chính phải nộp trong lĩnh vực nhà đất (Trước bạ, tiền sử dụng đất, thuế TNCN, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp). Hiện nay khi NNT thực hiện việc giao dịch liên quan đến nhà đất (cấp mới, đổi giấy chứng nhận sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, mua bán, cho tặng, thừa kế, hoàn công...) theo quy định phải thực hiện việc kê khai với cơ quan thuế để xác định các khoản nghĩa vụ tài chính phải nộp, tùy theo hồ sơ phát sinh NNT phải thực hiện việc kê khai theo các biểu mẫu quy định theo từng loại nghĩa vụ phát sinh (Trước bạ, tiền sử dụng đất, thuế TNCN), thông thường NNT phải kê khai ít nhất 01 biểu mẫu là tờ khai lệ phí trước bạ, nhiều hơn là 03-04 biểu mẫu là tờ khai lệ phí trước bạ, thuế TNCN, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (do thay tên chủ sở hữu phải kê khai lại để nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp), cụ thể :
+ Tờ khai trước bạ nhà đất theo mẫu số 01/LPTB ban hành theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011.
+ Tờ khai thuế TNCN theo mẫu số 11/KK-TNCN ban hành theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011.
+ Tờ khai tiền sử dụng đất theo mẫu số 01/TSDĐ ban hành theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011.
+ Tờ khai sử dụng đất phi nông nghiệp theo mẫu số 01/SDĐPNN ban hành theo Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011.
Qua theo dõi việc buộc NNT phải thực hiện kê khai theo nhiều biểu mẫu (theo loại nghĩa vụ tài chính) được quy định tại các văn bản pháp luật nêu trên gây rất nhiều bất cập, phiền hà, lãng phí mặc dù nội dung kê khai trong các biểu mẫu gần như chỉ lập lại một nội dung (vị trí, diện tích nhà và đất, lọai hình giao dịch phát sinh phải kê khai...), cụ thể :
+ Việc kê khai đối với NNT rất ư là phức tạp, khó khăn do trình độ NNT khác nhau (trí thức, nông dân, mù chữ ...), thậm chí cần phải có sự hỗ trợ từ cán bộ hướng dẫn của cơ quan thuế thì NNT mới có thể thực hiện được; mặc dù cùng một nội dung chính nhưng NNT phải kê khai nhiều biểu mẫu cho từng lọai nghĩa vụ tài chính, dẫn đến gây phiền hà cho NNT (Thậm chí gây tâm lý nản lòng cho NNT dẫn đến phải thông qua môi giới trung gian như dịch vụ cò hiện nay).
+ Gây hao phí thời gian, của cải vật chất xã hội do NNT phải kê khai nhiều biểu mẫu (mỗi biểu mẫu từ 01 đến 02 tờ giấy), thời gian kê khai của NNT (bình quân một biểu mẫu/15-20 phút); thời gian cán bộ thuế phải dành thời gian hỗ trợ hướng dẫn cho NNT kê khai (tương tự như trên bình quân 15-20 phút/01 biểu mẫu); chi phí lưu trữ của cơ quan thuế phát sinh đối với hồ sơ kê khai phải lưu theo quy định (tiền in tờ khai, mặt bằng lưu trữ, chi phí phát sinh khác...); gây hao phí thời gian dành cho việc ghi phiếu tính thuế, ra thông báo cho từng tờ khai của cán bộ thuế - lãnh đạo ký duyệt đóng dấu trên nhiều biểu mẫu kê khai của NNT và các thông báo nghĩa vụ tài chính.
Theo cá nhân tôi nên nên gom tất cả các biểu mẫu kê khai nghĩa vụ tài chính liên quan đến lĩnh vực nhà đất vào duy nhất một (01) biểu mẫu (Tờ khai các
khoản nghĩa vụ tài chính phát sinh thuộc lĩnh vực nhà và đất) thay vì nhiều
biểu mẫu quy định rải rác như trước đây đang thực hiện; gom các nội dung chính như: vị trí, diện tích nhà và đất, lọai hình giao dịch phát sinh. Biểu mẫu chung này nên quy định tại Luật Quản lý thuế để thống nhất áp dụng toàn quốc, khi hồ sơ phát sinh kê khai của NNT phát sinh khoản nghĩa vụ tài chính nào phải nộp thì do cơ quan thuế xác định tính và phát hành chung một thông báo cho NNT thực hiện. Hiệu quả mang lại giảm thủ tục hành chính thuế dẫn đến giảm thời gian thực hiện kê khai cho NNT; cơ quan thuế cũng giảm áp lực công việc (theo dõi phát và thu hồi tờ khai 100% hộ KD, lưu trữ hồ sơ tốn kém).