Tình hình thực hiện dự toán thu năm 2014

Một phần của tài liệu Nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 59)

Năm 2014, Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thu ngân sách cho Chi cục thuế quận Bình Thạnh với dự toán pháp lệnh 1.981 tỷ, dự toán phấn đấu 2.139,4 tỷ. Kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách năm 2014:

- Dự toán pháp lệnh : 1.981.000 tr. Đồng. - Dự toán phấn đấu : 2.139.400 tr. Đồng. - Thực hiện : 2.521.543 tr. Đồng. - Tỷ lệ thực hiện so dự toán năm 2014

+ Pháp lệnh : 127,29 % + Phấn đấu : 117,86 % - Tỷ lệ so cùng kỳ năm 2013 : 110,44 %

So sánh số thu theo từng sắc thuế (Phụ lục 5 – Bảng 5.3):

Tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện năm 2014 đạt 127,29% dự toán năm và so với cùng kỳ bằng 110,44%. Nhìn chung, chỉ tiêu thu phần lớn các loại thuế, các khoản thu NSNN đều đạt và vượt.

Trong đó: Các loại thu đạt tỷ lệ cao như: Tiền sử dụng đất đạt 268,23%, thuế TNDN đạt 141,15%, phí lệ phí đạt 244,86%, thu khác ngân sách đạt 125,23% thu tiền khác về thuế đạt 2.617,87% .

Khu vực CTN-NQD đạt 132,25% dự toán pháp lệnh, về thuế GTGT thu được 1.077,095 tỷ đồng, đạt 120,98% dự toán pháp lệnh, so với cùng kỳ bằng 120,85%; thuế TNDN thu được 497,836 tỷ đồng đạt 141,15% dự toán pháp lệnh, so với cùng kỳ bằng 131,29%; Thuế Môn bài thu được 24,821 tỷ đồng đạt 112,82% dự toán pháp lệnh, so cùng kỳ bằng 103,51 %.

So sánh số thu theo Đội thuộc Chi cục thuế

Năm 2014 triển khai một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường, cải cách thủ tục hành chính và thực hiện các chính sách thuế mới gây ảnh hưởng đến nguồn thu thuế nhưng với tinh thần thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ, toàn thể cán bộ công chức Chi cục thuế đã quyết tâm và nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN được giao trong năm 2014, cụ thể:

- Đội LP Số 1 : 124 % (Trong đó NQD đạt 118%) - Đội LP Số 2 : 127 % (Trong đó NQD đạt 124%) - Đội TNCN : 74,90 % - Đội KTT Số 1 : 94,32 % - Đội KTT Số 2 : 152,27 % - Đội KTT Số 3 : 136,27 % - Đội KTT Số 4 : 133,71 % - Đội Trước Bạ : 129,55 % - Đội Ấn chỉ (phí-lệ phí) : 244,86 % 4.5.2 Những thành tựu đạt được

4.5.2.1 Cơ quan quản lý thuế

Thực hiện nhiệm vụ thu NSNN qua các năm 2012 - 2014 trong điều kiện tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, với dự toán thu ngân sách nhà nước năm sau luôn cao hơn năm trước, có thể xem đây là nhiệm vụ hết sức năng nề mà Chi cục thuế quận Bình Thạnh đã phải nỗ lực cố gắng thực hiện. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Cục Thuế, Quận ủy, UBND quận. Chi cục thuế đã hoàn thành dự toán thu ngân sách hàng năm. Trong đó có thể nêu một số mặt nổi bật:

Sự đóng góp tích cực của công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT.

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, công tác tuyên truyền, hỗ trợ đã bám sát vào thực tế hoạt động SXKD của DN để tuyên truyền thiết thực. Bám sát nhiệm vụ trọng tâm năm để cụ thể hóa công tác tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp kịp thời các thông tin, hỗ trợ, giải đáp vướng mắc cho NNT đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT được xem là định hướng trọng tâm trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020, tuy nhiên do trong 3 năm vừa qua tình hình kinh tế còn nhiều biến động phức tạp, cơ chế chính sách thuế phải liên tục thay đổi nhằm triển khai thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu. Công tác tuyên truyền hỗ trợ, không những nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT, mà còn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và NNT. Chi cục thuế đã nghiên cứu và vận dụng tất cả các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ phù hợp với từng giai đoạn, thống nhất cách thức, phương pháp thực hiện trên toàn địa bàn, cụ thể như sau:

+ Triển khai tốt việc thực hiện đề án 30/CP về đơn giản hoá các thủ tục hành chính thuế đảm bảo thời hạn và chất lượng, tạo môi trường SXKD bình đẳng và giúp cho các DN tiếp cận tốt hơn với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật + Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 trong việc

hướng dẫn pháp luật thuế cho NNT bao gồm trả lời vướng mắc theo phương thức trực tiếp, qua điện thoại, qua mạng internet và bằng văn bản.

+ Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận "một cửa", tăng cường phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng quản lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT trong việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế.

+ Đối thoại trực tiếp với NNT: Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên, định kỳ của Chi cục thuế và luôn nhận được sự thu hút của đông đảo NNT trên địa bàn Quận và được đánh giá là rất hiệu quả.

+ Chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí để tuyên truyền phổ biến về chính sách thuế, giải đáp vướng mắc, phản ánh của NNT. Sử dụng pano, áp phích cũng là một hình thức tuyên truyền giúp người dân trong Quận quan tâm và tham gia khi Chi cục thuế triển khai các chương trình như: Tuần lễ Hỗ trợ quyết toán thuế TNCN và Tuần lễ Lắng nghe ý kiến NNT

+ Góp phần vào quá trình cải cách và hiện đại hoá công tác thu thuế Chi cục còn chú trong đến công tác tuyên truyền việc đăng ký nộp hồ sơ kê khai thuế qua mạng, đến nay đã có trên 95% DN thực hiện qua đó đã giúp cho DN giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế, cụ thể: Nộp hồ sơ nhanh chóng, chính xác, không phụ thuộc vào không gian, thời gian, tiết kiệm chi phí...

Ý thức chấp hành quy định nội quy ngành của công chức thuế

Ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Chi cục thuế luôn tích cực thực hiện phòng chống tham nhũng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của CBCC kịp thời, đúng quy định và công khai rõ ràng. Bằng việc thực hiện nghiêm túc Tuyên ngôn của ngành Thuế:“Minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới” cộng với việc cải tiến thủ tục hành chính như khai thuế qua mạng, tư vấn và hướng dẫn kê khai, nộp thuế đã thu hút hàng ngàn lượt người tham dự. Không những thế, Chi cục thuế còn thường xuyên chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo điều kiện để DN làm tốt trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, bộ máy Chi cục thuế đã được tổ chức lại theo các chức năng quản lý thuế. Trước đây, khi thực hiện mô hình quản lý theo đối tượng thì có Đội quản lý thu thuế theo đối tượng nộp thuế như Đội quản lý DN. Hiện nay, thực hiện theo mô hình quản lý chức năng thì bộ máy quản lý thu thuế được bố trí theo các đội chức năng như Đội kiểm tra thuế, Đội kê khai - kế toán thuế và tin học, Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Hình thành đội ngũ công chức chuyên sâu, chuyên nghiệp. Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo hướng giảm tỷ trọng công chức tại các bộ phận gián tiếp, bộ phận quản lý hộ kinh doanh; tăng

cường công chức có năng lực cho các bộ phận thực hiện chức năng quản lý thuế như kiểm tra thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; đồng thời, tiếp tục đào tạo chuyên sâu đội ngũ CBCC song song với việc giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức; giáo dục tinh thần, thái độ phục vụ tốt cho NNT.

Công chức Chi cục thuế tuân thủ các quy trình tiếp nhận, giải quyết công việc chuẩn xác theo đúng quy định của Pháp luật, đảm bảo tính chuyên nghiệp, không gây phiền hà sách nhiễu với người nộp thuế, tránh được sự chồng chéo khi thực hiện. Thông qua bộ phận “một cửa”, sẽ tập trung một đầu mối đưa ra các câu trả lời giải đáp chính xác để theo dõi và đôn đốc giải quyết các thủ tục hành chính của đơn vị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người nộp thuế. Qua đó giúp cho Ban lãnh đạo Chi cục kịp thời đánh giá, nhận xét và yêu cầu khắc phục những hạn chế yếu kém từng bộ phận công chức để nâng cao chất lượng phục vụ NNT.

Xử lý các vi phạm pháp luật về thuế công khai, chuẩn xác

Kể từ ngày 01/07/2007 Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành. Có thể nói Luật quản lý thuế là hành lang pháp lý để cơ quan thuế và NNT cũng như các ban ngành liên quan thực hiện. Để có thể áp dụng hiệu quả Luật quản lý thuế, trong những năm vừa qua Ngành thuế đã ban hành quy trình cụ thể cho từng bộ phận tiếp nhận giải quyết. Chính quy trình này đã giúp cho công chức thuế ý thức được nhiệm vụ chức năng công việc của mình cũng như NNT có căn cứ đối chiếu lại việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế. Bên cạnh đó Chi cục luôn tăng cường công tác giám sát hoạt động của các Đoàn kiểm tra từ khâu phân tích hồ sơ tiến hành kiểm tra tại DN và báo cáo kết quả kiểm tra, cụ thể:

+ Khi phân tích để ban hành quyết định kiểm tra, các đoàn kiểm tra phải xây dựng kế hoạch tiến trình cuộc kiểm tra, xác định các trọng tâm, trọng điểm có rủi ro cao có thể phát sinh số thuế truy thu trong báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính cần phải làm rõ khi kiểm tra. Ngoài ra, Lãnh đạo Đội có thể lưu ý thêm một số nội dung đoàn kiểm tra cần chú ý khi kiểm tra tại DN.

+ Yêu cầu các đoàn kiểm tra khi công bố quyết định kiểm tra tại DN phải trao “Những điều nên biết khi được thanh tra, kiểm tra thuế” cho Đại diện pháp luật của DN để nắm được quyền, nghĩa vụ của NNT, trong đó có ghi số điện thoại đường dây nóng, số điện thoại của người ký ban hành quyết định kiểm tra. Việc

công bố này được thực hiện công khai giữa Đại diện DN và các thành viên Đoàn kiểm tra.

+ Thực hiện mở và ghi nhật ký kiểm tra kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra đến ngày ban hành quyết định xử lý. Trưởng đoàn thanh tra phải phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên.

+ Thực hiện việc lập biên bản ghi nhận nội dung làm việc hàng ngày, biên bản xác nhận số liệu.

+ Định kỳ hàng tuần các đoàn phải báo cáo tiến độ thực hiện, các khó khăn vướng mắc nếu có cho Lãnh đạo phòng để kịp thời tháo gỡ.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý thuế và kịp thời xử lý các vi phạm của NNT, Chi cục thuế đã công khai các số điện thoại đường dây nóng tại mục “Đường dây nóng” trên trang website của Chi Cục thuế và mong muốn nhận được sự phối hợp, phản ánh kịp thời, chính xác, khách quan của người nộp thuế với cơ quan Thuế trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và các sai phạm của công chức Thuế. Mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế của NNT, hành vi tiêu cực của công chức Thuế, lợi dụng, thông đồng, bao che cho việc trốn thuế, gian lận thuế đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

4.5.2.2 Chính sách pháp luật về thuế

Trong bối cảnh công cuộc cải cách thủ tục hành chính đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm, Bộ Tài chính đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành là quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan với việc cắt giảm số giờ thực hiện thủ tục hành chính thuế và công khai, minh bạch quy trình, thủ tục hải quan trên mạng... Giảm 290 giờ nộp thuế/năm cho DN. Trong năm 2014, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 119/2014/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung về nội dung và mẫu biểu của 7 thông tư nhằm cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế đã tạo ra những bước thay đổi đáng kể khi bãi bỏ, đơn giản nhiều bảng kê; làm rõ căn cứ xác định số hộ nộp thuế khoán được miễn, giảm; sửa đổi, bổ sung nội dung về khai, nộp thuế TNDN theo hướng đơn giản hơn. Ước tính, đã cắt giảm được 201,5 giờ kê khai, nộp thuế/năm. Bên cạnh đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 (có hiệu lực từ ngày 15/11/2014) sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế

TNDN, GTGT, TNCN. Qua đó, thời gian thực hiện nộp thuế của DN tiếp tục giảm được 88,36 giờ/năm. Kết quả, sau hàng loạt các rà soát, sửa đổi, cải cách, số DN thực hiện kê khai thuế điện tử trên toàn quốc từ 65% lên 95%; số giờ nộp thuế của DN đã giảm thêm được xấp xỉ 290 giờ mỗi năm, từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm (không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Theo lộ trình, khi Luật sửa đổi một số điều của các luật thuế có hiệu lực (01/01/2015), thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm được 80 giờ, xuống còn 167 giờ/năm2

Ngay khi Thông tư 119/2014/TT-BTC được ban hành Chi cục thuế quận Bình Thạnh đã triển khai cho các bộ phận liên quan tập huấn để áp dụng ngay vào công tác quản lý. Có thể nói các quy định tại Thông tư về thành phần, biểu mẫu, thời hạn nộp hồ sơ thuế và việc lưu giữ chứng từ sổ sách đã phát huy rất tốt hiệu quả công tác quản lý thu. Ngay như chẳng hạn trước đây DN khi kê khai thuế phải nộp rất nhiều biểu mẫu đính kèm tờ khai thì nay các biểu mẫu đã cụ thể đơn giản rõ ràng, tạo thuận lợi cho NNT nhưng ngược lại chuyển gánh nặng về cho cơ quan thuế đòi hỏi công chức thuế phải thường xuyên vào các ứng dụng thuế để khai thác các số liệu phục vụ cho mục đích công tác chuyên môn của mình.

4.5.2.3 Ý thức chấp hành pháp luật thuế của Người nộp thuế

Có thể thấy trong giai đoạn cuối năm 2013 và năm 2014, trong thời gian ngắn Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành một loạt các văn bản chính sách mới liên quan đến thuế TNDN và TNCN. Do vậy, để thực hiện cho đúng, bên cạnh các tài liệu cơ quan thuế gửi, NNT đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan; đồng thời thường xuyên liên hệ với cơ quan thuế để trao đổi, làm rõ những vấn đề chưa hiểu.

Ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT đang dần thay đổi thể hiện qua việc mỗi khi cơ quan thuế tổ chức tập huấn chính sách thuế mới. Nếu như trước đây khi cơ quan thuế gởi thư mời tập huấn thuế, công chức thuế phải gọi điện thoại liên lạc nhắc nhở trực tiếp NNT tham dự đầy đủ nhưng đáp lại cơ quan thuế nhận được sự thờ ơ, không quan tâm của Người đại diện pháp luật thuế, việc tham dự tập huấn rất ít DN tham dự. Nếu có tham dự thường thì chỉ cử kế toán tổng hợp tham dự. Nhưng

2 Bộ Tài chính (2014). “Báo cáo kết quả cải cách TTHC tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân năm 2014 và định hướng, nhiệm vụ năm 2015”

thực tế hiện nay DN chủ động liên lạc với cơ quan thuế để tìm hiểu thời gian tổ chức tập huấn, việc tham dự không chỉ có nhân viên kế toán mà ngay cả những Người đại diện pháp luật cũng dành thời gian tham dự. Qua điều này có thể thấy DN ý thức được việc tham dự các lớp tập huấn sẽ là cơ hội tốt để DN thêm một lần

Một phần của tài liệu Nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 59)