Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 37 - 40)

Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính Phủ thì doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được hiểu là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) không quá 100 tỷ đồng hoặc số lao động bình quân năm đã được đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành trung bình hàng năm không quá 300 người.[19]

Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế:

Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì DNVVN là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, số liệu tính đến cuối năm 2014 như sau: Về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP… Số tiền thuế và phí mà các DNVVN đã nộp cho Nhà nước đã tăng 18,4 lần sau 10 năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Do vậy, đã tạo tạo ra 40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh [7]

Vai trò của các DNVVN thể hiện qua các mặt sau đây: - Tạo ra việc làm mới, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp

- Huy động các nguồn vốn và sức mạnh của xã hội trong SXKD - Tạo thêm thu nhập cho phần lớn người lao động

- Đóng góp vào phát triển đồng đều giữa các vùng khác nhau - Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội

- Đóng góp cho NSNN

- Đào tạo các cán bộ quản lý cho các DN lớn trong tương lai và tạo nền tảng kinh tế ban đầu cho sự phát triển của các DN lớn.

- Cùng với các DN lớn tạo ra các mối liên kết hiệu quả trong tổng thể các chuỗi giá trị và chuỗi giá trị toàn cầu.

Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế đối với DNVVN

Chính sách đổi mới kinh tế tại Việt Nam đã thu được những thành công rất to lớn, khẳng định tính đúng đắn trong việc đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý kinh tế một trong những công cụ hữu hiệu và sắc bén đó là thuế. Hiệu quả quản lý Nhà nước về thu ngân sách thể hiện qua việc tập trung nguồn lực vật chất, quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế giúp cho Nhà nước quản lý và kiểm soát có hiệu quả các hoạt động kinh tế và xã hội, thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.

Thực tiễn cho thấy các DN nói chung là đối tượng thực hiện tương đối tốt nghĩa vụ với NSNN như thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, đăng ký kê khai, chấp hành khá tốt pháp luật về thuế. Bên cạnh mặt tích cực đó vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế và quản lý Nhà nước đối với các DN.

Các DN đều là đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Vì vậy họ đều tính toán khi nộp thuế bởi nó liên quan đến lợi ích của DN. Nếu không phải nộp thuế hoặc nộp thuế ít thì tỷ lệ để lại được dùng vào mở rộng SXKD, lợi nhuận để lại nhiều hơn ... Cho nên còn một số DN tìm cách nộp thuế càng ít càng tốt. Vì vậy những vi phạm về thuế vẫn cứ tiếp diễn dưới các hình thức như: tìm kẻ hở, lách luật để trốn thuế, tăng chi phí để giảm thu nhập chịu thuế thậm chí có một số DN còn trốn thuế như hạch toán sai chi phí, doanh thu, lập hồ sơ khống qua việc mua bán hóa đơn để hoàn thuế GTGT ... Do vậy đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa sự

quản lý của cơ quan thuế. Ngoài ra, các DN vẫn còn một số vi phạm về việc đăng ký, kê khai, quyết toán thuế, nợ đọng thuế ... gây khó khăn phức tạp trong quá trình quản lý thu thuế và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế.

Những tồn tại trên xuất phát từ một số nguyên nhân như: cơ chế chính sách thuế vẫn còn nhiều hạn chế chưa quy định chi tiết, cụ thể, thường xuyên thay đổi; quy định giữa các luật đôi khi không đồng bộ gây khó khăn cho công tác thực hiện. Công tác quản lý thuế vẫn còn nhiều mặt hạn chế, Một số CBCC thuế vẫn chưa thực sự nắm vững chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, nhiều DN chưa thực sự am hiểu chính sách thuế, thậm chí còn một số DN không tuân thủ các quy định về pháp luật thuế để trốn thuế, gian lận thuế.

Qua sự phân tích trên cho thấy việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với các DNVVN là rất cần thiết đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần hạn chế thất thu thuế, tăng thu ngân sách.

Tóm tắt chương 2

Trong chương này, Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thuế. Đó là các khái niệm, chức năng, vai trò, chính sách thuế của Nhà nước, các nguyên tắc để xây dựng một hệ thống thuế tốt. Đề cập đến quản lý thuế về khái niệm, các đối tượng áp dụng Luật Quản lý thuế, nội dung quản lý thuế; làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật quản lý thuế.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam phải thực hiện các cam kết về cắt giảm các dòng thuế quan dẫn đến gánh nặng về thu ngân sách chuyển về thu nội địa. Trong đó, thuế là khoản thu chủ yếu trong cơ cấu thu NSNN, điều này sẽ làm tăng áp lực lên cơ quan quản lý thuế phải làm như thế nào để tăng thu cho NSNN.

Chương này đã giúp chúng ta khái quát toàn bộ cơ sở lý thuyết và là nền tảng cho việc phát triển nội dung ở các chương tiếp theo của Luận văn.

CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔNG SỐ THU THUẾ

Một phần của tài liệu Nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)