Về quản lý thuế tại cơ quan thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 80 - 86)

Về hồ sơ kê khai thuế

Ở nước ta khi còn thực hiện quản lý thuế theo cơ chế chuyên quản theo từng đối tượng, từng sắc thuế thì vấn đề thông tin về NNT không được coi trọng. Những thông tin về NNT chủ yếu do NNT cung cấp qua tờ khai thuế, từ thông tin đó cơ quan thuế sử dụng để xác định số thuế phải nộp và ban hành thông báo thuế cho NNT thực hiện. Vì vậy, những thông tin về NNT nghèo nàn và chỉ được lưu giữ, quản lý, sử dụng trong phạm vi cơ quan quản lý thuế trực tiếp đối với đối tượng nộp thuế, các thông tin này mang tính đơn lẻ, không đảm bảo độ chính xác, không đầy đủ, không được lưu giữ, quản lý và khai thác có tính hệ thống.

Khi chuyển sang thực hiện quản lý thuế theo cơ chế “ tự khai, tự nộp thuế” các nhà quản lý, hoạch định chính sách của nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng đối với thông tin về NNT trong quản lý thuế hiện nay. Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tổ chức, cá nhân nộp thuế được xây dựng thông qua việc xây dựng và

triển khai ứng dụng tin học trong các nghiệp vụ quản lý thuế theo đúng các quy trình và sự phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức có liên quan… Tự khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế, trong đó NNT được chủ động và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của mình theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý thuế không can thiệp trực tiếp vào việc kê khai, nộp thuế của NNT trừ khi phát hiện ra các sai sót, vi phạm hoặc có các dấu hiệu không tuân thủ pháp luật thuế.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều nước áp dụng phương pháp quản lý thuế hiện đại là quản lý thuế trên cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp và kỹ thuật quản lý rủi ro. Đây là phương pháp quản lý thuế dựa trên lý thuyết xác suất và phân tích rủi ro trên cơ sở những nguồn thông tin về NNT được thu thập từ NNT, từ các chủ thể khác có liên quan và sự logic trong những nguồn thông tin đó để xác định đối tượng “có vấn đề” cần phải tập trung quản lý, giám sát. Phương pháp quản lý này có ưu điểm vừa bảo đảm tính khách quan trong việc xác định các đối tượng cần để mắt tới, vừa tạo ra áp lực răn đe vô hình đối với NNT, tính hiệu quả trong quản lý thuế được nâng cao, tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí cho cả Nhà nước và NNT, dân chủ được mở rộng; quyền, trách nhiệm của NNT được tôn trọng và đề cao. Tuy nhiên, kinh nghiệm quản lý thuế ở một số nước cho thấy một trong những yếu tố quan trọng nhất bảo đảm tính hiệu quả trong quản lý thuế là cơ quan thuế phải có được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ về NNT và khả năng ứng dụng tốt những thành tựu về công nghệ thông tin trong thu thập, quản lý và sử dụng các nguồn thông tin về NNT.

Hồ sơ khai thuế là căn cứ pháp lý xác định nghĩa vụ thuế của NNT. Pháp luật quản lý thuế có quy định cụ thể hồ sơ khai thuế đối với từng loại thuế khai theo tháng, tạm tính theo quý, theo năm hoặc theo từng lần phát sinh thuế để người nộp thuế tự xác định được trách nhiệm của mình. Hiện nay, cơ quan quản lý thuế triển khai rộng rãi việc kê khai thuế và hướng đến nộp thuế điện tử chắc chắn sẽ tạo thuận lợi và giảm được nhiều chi phí tuân thủ thuế cho NNT.

Các thông tin trên hồ sơ khai thuế có liên quan mật thiết đến công tác hạch toán kế toán của NNT, nếu công tác kế toán không tốt thì chắc chắn số liệu kê khai thuế khó có thể trung thực và hợp lý. Hiện nay có nhiều chương trình máy tính hỗ trợ rất tốt cho công tác kế toán và kê khai thuế do đó việc ghi chép các chỉ tiêu trên

hồ sơ khai thuế không quá khó khăn. Như vậy, với sự hỗ trợ của tin học cơ quan thuế có thể dự ước được kết quả SXKD cũng như số thuế TNDN phải nộp căn cứ vào thông tin về doanh thu, chi phí và các thông tin lịch sử của NNT ngay khi nộp hồ sơ khai thuế theo từng tháng, quý, năm mà không cần chờ đến thời điểm phải nộp các Báo cáo tài chính theo quy định. Điều nay giúp cho cơ quan quản lý thuế có những giải pháp thích hợp, kịp thời đối với những biến động bất lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN. Đồng thời đây cũng là cơ sở để thực hiện việc kiểm tra tự động trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bằng việc đối chiếu dữ liệu đã kê khai các tháng trong năm với các Báo cáo tài chính cuối năm của NNT.

Về phía NNT, việc cơ quan quản lý thuế phát hiện kịp thời các sai sót trong hạch toán kế toán để hướng dẫn điều chỉnh theo đúng quy định sẽ giúp giảm được chi phí là các khoản phạt và tiền chậm nộp do các sai phạm kéo dài qua nhiều năm không được khắc phục.

Về xử phạt vi phạm pháp luật thuế

Điều 107 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn:[22]

Người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc khai sai nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 108 của Luật này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì phải nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại số tiền thuế được hoàn cao hơn và bị xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn và phạt tiền thuế chậm nộp trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn.”

Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi Điều 107 của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: [23]

“1. Người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì phải nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại số tiền thuế được hoàn cao hơn và bị xử phạt 20% số

tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn và tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn.”

Như vậy, kể từ ngày 01/7/2013 mức xử phạt đối với hành vi khai sai sẽ tăng từ 10% lên 20% và khoản tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn không xem là một khoản phạt mà được xem như một khoản tiền lãi do chậm trả.

Luật thuế TNDN hiện hành không quy định tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơnkhông được tính vào chi phí khi xác định thu nhập tính thuế TNDN mà chỉ quy định khoản tiền phạt do vi phạm hành chính không được tính vào chi phí. Nếu như đây là khoản phạt tiền thuế chậm nộp trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn theo Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 thì đương nhiên NNT không được tính vào chi phí. Nhưng theo Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 thì đây không phải là một khoản phạt, như vậy NNT có được tính khoản tiền này vào chi phí khi xác định thu nhập tính thuế TNDN hay không?

Theo ý kiến của tôi, để tránh trường hợp NNT lợi dụng việc chiếm dụng tiền của NSNN như là khoản vay dễ dàng nhất, cần bổ sung quy định khoản tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập tính thuế TNDN.

Về định hướng tuyên truyền pháp luật thuế

Công tác tuyên truyền hỗ trợ, không những nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT, mà còn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và NNT.

Theo tôi Ngành thuế cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ DN, hộ cá thể tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh SXKD; thực hiện các giải pháp về quản lý, kiểm tra đảm bảo tính công bằng giữa các DN; tổ chức kiểm tra sự tuân thủ pháp luật về thuế trong các Đội và cán bộ thuế trong việc thực thi công vụ và nội dung phục vụ NNT hướng đến mục tiêu là người bạn đồng hành với DN. Công chức làm công tác tuyên truyền cần có tinh thần trách nhiệm cao và luôn nỗ lực nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của công việc. Nên tổ chức hàng quý giao ban công tác tuyên truyền hỗ trợ nhằm giúp các công chức tự tìm hiểu thêm về chính sách thuế, thống

nhất xử lý những vướng mắc của các đơn vị. Đẩy mạnh truyền thông trong xã hội để người dân thấu hiểu thuế là sức mạnh để giảm nghèo và phát triển bền vững, thu hút người dân phản đối các hành vi trốn thuế, lách thuế.

Hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức

Đã có rất nhiều các nghiên cứu khoa học và các đề xuất về mô hình quản lý thuế như thế nào cho phù hợp với Việt Nam. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ và qua kinh nghiệm thực tế nhiều năm công tác tại ngành thuế tôi đề nghị bổ sung một số nội dung để hoàn thiện hơn chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống cơ cấu tổ chức hiện hành nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý thuế. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức sẽ có ảnh hưởng đến các nhân tố đã kiểm định của mô hình nghiên cứu như sau:

Chất lượng cuộc thanh tra, kiểm tra hỗ trợ trong quản lý thuế

Chủ trương luân phiên, luân chuyển công việc trong công tác tổ chức cán bộ là hoàn toàn đúng đắn, đặc biệt đối với các lĩnh vực nhạy cảm như Thuế, Hải quan… nhằm khắc phục tình trạng công chức do giữ cương vị lãnh đạo hoặc đảm nhiệm một số công việc ở một vị trí quá lâu dẫn đến thoả mãn, bảo thủ, trì trệ, thiếu chủ động, dễ phát sinh tiêu cực. Theo ý kiến tôi, ngành thuế cần nghiên cứu và ban hành quy chế luân phiên, luân chuyển công việc sao cho đảm bảo sự kế thừa, tận dụng những kinh nghiệm thực tiễn quý báu để phát huy được sự sáng tạo và đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc ở từng chức năng. Đặc biệt đối với kiểm tra và thanh tra thuế cần phải có thời gian tương đối dài để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, năng lực thực tiễn, trình độ giao tiếp…. Vì vậy, chỉ nên luân phiên, luân chuyển giữa các phòng/đội kiểm tra, giữa các phòng/đội thanh tra hoặc tổ chức thi kiểm tra nghiệp vụ thuế hàng năm với hình thức ra đề dành riêng cho từng loại công chức. Nếu như công chức đang ở bộ phận gián tiếp đến thời hạn được luân chuyển sang bộ phận trực tiếp thì đạt đến một khung điểm nhất định nào đó thì sẽ được luân chuyển và ngược lại đối với công chức bộ phận trực tiếp nếu đạt được khung điểm quy định sẽ được lưu giữ lại và việc bảo lưu chỉ được áp dụng trong thời hạn 01 năm, năm sau lại tiếp tục tổ chức thi nghiệp vụ để chọn lựa và bố trí công chức có năng lực nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với công việc được phân công.

Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

Mô hình quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp của ngành thuế hiện nay :

Hình 5.1: Quy trình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp

Trong quy trình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế hiện hành trên cho thấy hoàn toàn không có mối quan hệ giữa chức năng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế với các chức năng còn lại là Kê khai và kế toán thuế, Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Kiểm tra - Thanh tra thuế.

Do đó, cần thiết phải bổ sung chức năng và nhiệm vụ trong việc trao đổi thông tin giữa Phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT và các phòng chức năng khác nhằm khắc phục tình trạng thiếu thông tin, giúp cho bộ phận kiểm tra, thanh tra có những

CƠ QUAN THUẾ

Tuyên truyền và hỗ trợ NNT Quản lý nợ và cưỡng chế nợ Kê khai và kế toán thuế Kiểm tra, thanh tra thuế Kho bạc nhà nước Người nộp thuế

lưu ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, qua kênh thông tin từ các phòng chức năng, phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế sẽ nắm bắt được những nội dung nào trong chính sách pháp luật thuế mà người nộp thuế thường hay sai phạm để tuyên truyền, hướng dẫn chung cho tất cả NNT biết và khắc phục trước khi cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra. Đây cũng là một biện pháp nâng cao ý thức của người nộp thuế trong việc chấp hành chính sách pháp luật thuế.

Một phần của tài liệu Nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 80 - 86)