Có (phải) không/phải không?

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác ph (Trang 93 - 95)

Có thể thấy khi sử dụng "à" cuối câu trần thuật để làm thành một câu

nghi vấn, người nói muốn biểu đạt một hành vi nghi ngờ, có phỏng đoán. Ở

kết cấu này, mức độ nghi ngờ cao hơn chắc, người nói đưa ra phỏng đoán bằng kết cấu này chờ đợi một sự khẳng định từ phía người nghe, cơ sở mà người nói dựa vào để đưa ra phỏng đoán nghi ngờ của mình là rất lớn. Thông thường đáp lại phát ngôn nghi ngờ kiểu kết cấu này là một câu trả lời khẳng định lại về sự việc hiện tượng, hành động đã nêu trước đó.

Long: Thế nào? Kết quả thi của cậu thế nào?

Huy: May quá! Mình qua rồi, còn thằng An trượt cả toán lẫn hóa. Long: Thế thì sang năm nó bị cắt học bổng à?

Huy: Tất nhiên rồi

[Bùi Phụng - "Learning spoken Vietnamese"] Ví dụ khác : Trước câu hỏi của Suzuki : bánh xèo là gì, Đạt đoán rằng anh chưa ăn bánh xèo nên hỏi Suzuki : anh chưa ăn bánh xèo lần nào hả, và phỏng đoán của Đạt được khẳng định hơn khi Suzuki trả lời ; Chưa, tôi chưa ăn món đó lần nào hết.

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài - VSL, tập 1] Hành vi nghi ngờ mà kết cấu có (phải)…. không/phải không? biểu đạt cũng là một hành vi nghi ngờ có tính chất phỏng đoán, mức độ chắc chắn của phỏng đoán trong kết cấu này cao hơn so với "chắc… ". Trong hai cách sử

dụng "có…. không" và "…., phải không" cũng có sự khác nhau về mức độ

của phỏng đoán: mức độ của "….. phải không" cao hơn, người nói có đầy đủ

cơ sở hơn cho phát ngôn của mình. Chúng ta hãy xem hai ví dụ sau đây để thấy mức độ khác nhau của hai cấu trúc này:

Ví dụ 1:

Bà ngồi xuống ngưỡng cửa, mặt hầm hầm như giận dữ. Ninh hơi ngượng. Bà chíp chíp mồm luôn ba, bốn cái rồi bảo cháu:

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác ph (Trang 93 - 95)