Ví dụ khác: Khi nghe B gợi ý A nên đi xem nghệ thuật sơn mài của Việt Nam- một ngành nghệ thuật lâu đời của Việt Nam. A nói: thế nào chả có người giới
thiệu nhỉ? Đưa ra phát ngôn trên A mong chờ một sự đồng tình từ phía B. Và
nghi ngờ đó của A được B khẳng định lại bằng câu trả lời:”Ồ, tất nhiên. Họ
giới thiệu rất kỹ, rất hay là đằng khác”
[Tiếng Việt thực hành dùng cho người nước ngoài] Hay trong hội thoại giữa cái Ve và Thanh [Khái Hưng - "Cái Ve"], ý nghĩa mà “nhỉ” biểu đạt cũng vậy: “Ve bùi ngùi nhìn Thanh:
- Ông còn yếu lắm nên uống thêm vài chén nữa cho khỏe.
- Tôi chỉ còn hơi mệt thôi, nghỉ vài hôm nữa sẽ khỏi hẳn. Với lại tốn lắm. Tiền đâu!... Dễ tôi uống đến bốn, năm chén rồi đấy nhỉ?
- Vâng, năm chén.
Hành vi nghi ngờ phỏng đoán của người Việt còn được biểu đạt bằng kết cấu "hình như ... thì phải'. Do không chắc chắn về sự việc hành động,
người nói đưa ra phát ngôn này mong nhận được sự đáp lại của người nghe: hoặc khẳng định rằng sự việc đúng như phỏng đoán, hoặc bác bỏ phỏng đoán với việc đưa ra những lý do xác đáng.
Chúng ta hãy quan sát các trường hợp sử dụng “hình như …… ” với lời đáp khẳng định chắc chắn của người nghe:
Bắc: Anh Nam ơi, anh nhìn xem tôi mặc bộ quần áo này có vừa và hợp không nhé!
Nam: Anh mặc bộ này thì hợp đấy, nhưng hình như hơi chật thì phải. Bắc: Đúng thế. Tôi cảm thấy cử động chân tay không thoải mái.
[Tiếng Việt thực hành dùng cho người nước ngoài] Hội thoại khác giữa Mary và Hương
Mary: Hình như bất cứ thứ gì trong Văn Miếu này cũng có liên quan tới
văn học.
Hương: Chị nói đúng. Văn Miếu là trường đại học đầu tiên ở Hà Nội mà
[Thực hành tiếng Việt – Trình độ B] Ở hai đoạn đối thoại trên người nghe đều đưa ra câu trả lời khẳng định những gì mà người nói phỏng đoán là đúng. Cũng có khi khẳng định phỏng đoán đúng của người nói được biểu đạt bằng một câu hỏi khác:
Ví dụ:
Con: Nhưng cha mẹ đâu có thiếu tiền, đúng không? Thôi, được rồi. Con chẳng bao giờ xin tiền của mẹ nữa đâu.
Mẹ: Mới nói một chút mà con đã giận rồi.
Con: Con không cần. Hình như ba mẹ không thương con thì phải.
Mẹ: Sao lại không thương? Nhưng con à, con phải cố tìm một việc mà làm
chứ, …
[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài - VSL, tập 3] Có những trường hợp, phỏng đoán của người nói không đúng, khi đó người nghe đưa ra một câu trả lời bác bỏ, phủ nhận phỏng đoán của người nói:
A: Ôi chết. Xin lỗi anh. Tôi vô ý quá
B: Ồ, không sao, không sao. Tôi trông cô quen quen. Hình như tôi đã gặp cô ở đâu rồi thì phải.
A: Có lẽ anh nhầm rôi. Tôi chưa gặp anh bao giờ.
[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài - VSL, tập 4]
Tương tự như vậy trong đoạn hội thoại sau đây giữa hai mẹ con:
Mẹ: Ừ…à hình như nhà cô ấy đang có khách thì phải. Con: Không phải đâu mẹ ạ .
[Bùi Phụng - "Learning modern spoken Vietnamese"] Và giữa bác sĩ với bệnh nhân:
Bác sĩ: Anh bị cúm nhẹ thôi. Uống thuốc sẽ khỏi. Đơn thuốc đây. Bệnh nhân: Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ: Hình như anh hút thuốc nhiều lắm phải không? Bệnh nhân: Cũng không nhiều lắm.
[Ngô Như Bình - "Elementary Vietnamese"]
"Hình như "có thể được thay thế bởi “nghe như”. Ví dụ nhân vật Bích
Nga [Vũ Trọng Phụng- “con người điêu trá”] nói với “tôi”:
“Tôi đang sửa soạn hành trang, lòng buồn tê tái, đứng trông mấy chiếc hòm
và chiếc va ly há rộng miệng ra nuốt những áo quần với đồ lặt vặt của kẻ đi xa thì chợt cánh cửa hé mở từ từ; để lộ ra vẻ mặt âu sầu của bà tham Ngọc. Phải, chính Bích Nga đứng đó, thỏ thẻ nói rằng: