Thưa thầy, thầy ở Hà Nội?

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác ph (Trang 109 - 112)

- ừ, sao em biết?

Tôi mỉm cười đáp. Tuất rất tự nhiên trả lời:

- Thưa thầy, con tưởng những người Bắc vào đây toàn là người Hà Nội cả.

[Khái Hưng - "Biển"] Ví dụ 2:

Giữa lúc bối rối cuống quít thì ông lý làng Phú hấp tấp chạy xuống. Nhanh trí khôn, ông kêu to:- Chết chửa! Sao thế, cậu giáo! Sao thế ông cai?

- Trong tiếng Việt có những từ chuyên dụng để xưng hô như: ngài, trẫm, ...

Trong các từ xưng hô của tiếng Việt có những từ chuyên ngôi và kiêm ngôi. Những từ chuyên ngôi là những từ chỉ dùng cho một ngôi. Từ kiêm ngôi là từ dùng được cho nhiều ngôi như: mình, người ta vừa dùng cho ngôi thứ nhất vừa dùng cho ngôi thứ hai. Tên riêng, danh từ thân tộc đại bộ phận là kiêm cả ba ngôi, ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Để giúp cho người nghe khỏi lẫn ngôi thứ hai và ngôi thứ ba, tiếng Việt thường kết hợp với các từ thân tộc nhóm thứ hai với từ chỉ xuất ấy, ta (ông ấy, chị ta …) để dùng cho ngôi thứ ba.

Trong tiếng Việt còn có sự phân biệt đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp và không bao gộp. Từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp một nhóm người, kể cả người nghe lấy người nói làm trung tâm: chúng ta. Từ

xưng hô không bao gộp gồm một nhóm người với người nói làm trung tâm không kể người nghe: chúng tôi, chúng em. Có đại từ vừa là đại từ bao gộp

vừa là đại từ không bao gộp như: chúng mình.

Trừ đại từ xưng hô, trong tiếng Việt các phương tiện xưng hô khi xưng hô bao giờ cũng có một từ thân tộc đứng trước: cụ phán, ông lí, anh Nam,…Chúng ta cũng nên chú ý rằng có những từ chỉ chức nghiệp có thể xưng hô mà không cần có từ thân tộc đứng trước như: Thầy, giáo sư …. Như trong ví dụ nêu trên về từ xưng hô là từ chỉ chức nghiệp:

- Thưa thầy, thầy ở Hà Nội?

- ừ, sao em biết?

Do phải thể hiện quan hệ liên cá nhân cho nên tiếng Việt mới có nhiều từ xưng hô và việc sử dụng xưng hô trở nên rắc rối. Trong sách Ngôn ngữ học Đại cương, giáo sư Nguyễn Hữu Châu đưa ra các nhân tố chi phối việc dùng các từ xưng hô trong giao tiếp:

Xưng hô phải thể hiện vai giao tiếp (vai nói, vai nghe)

Xưng hô phải thể hiện cho được quan hệ quyền uy. Ở Việt Nam, tuổi tác có áp lực mạnh so với sự khác biệt về vị thế xã hội (người già có quyền xưng hô với người có địa vị xã hội trên mình bằng các từ xưng hô thân cận, còn người có

địa vị xã hội cao phải xưng hô đúng mực với người già cho dù mình làm chức gì đi nữa. Xưng hô không tôn trọng người già bị xem là “hỗn”, là thiếu văn hóa)

Xưng hô phải thể hiện cho được quan hệ thân cận. Xưng hô phải phù hợp với ngữ vực.

Xưng hô phải thích hợp với thoại trường. Trong giao tiếp thường ngày mà cứ “một giáo sư, hai giáo sư” với người khác sẽ bị xem là “vô duyên”. Xưng hô trong gia đình khác với xưng hô ngoài xã hội.

Xưng hô phải thể hiện cho được thái độ tình cảm của người nói đối với người nghe. Để tỏ sự tôn trọng, người Việt thường hô nâng bậc (dùng từ chỉ quan hệ trên hoặc chỉ người có độ tuổi cao hơn để hô người không ở quan hệ trên hoặc chưa ở độ tuổi cao tương ứng). Cha mẹ học sinh gọi giáo viên của con mình là

cô là đứng ở ngôi con mình mà hô. Với học sinh thì cô giáo là cô còn với phụ

huynh thì cô giáo không phải là cô. Đây là cách hô thay ngôi, thay ngôi là cách xưng hô tỏ sự kính trọng. Để tỏ thái độ coi thường, khinh bỉ người Việt thường dùng lối hô hạ bậc: Đáng ở bậc trên mà dùng từ bậc dưới để hô, đáng ở tuổi trên mà dùng từ ở tuổi dưới để hô. Đáng hô là cụ mà hạ xuống ông là lối hô hạ bậc. Khinh bỉ nhất là hô bằng thằng hay con. Tuy nhiên, để tỏ tình cảm

thật thân tình, để chỉ quan hệ đến mức xuồng xã, người Việt lại dùng lối xưng hô tỏ thái độ khinh bỉ coi thường: mày, tao, thằng ấy, thằng kia …. Là những từ mà bạn bè thân cùng trang lứa xưng hô với nhau. [3, 80]

Tùy theo sự biến động của những nhân tố trên đây trong từng ngữ cảnh cụ thể, người Việt Nam sẽ lựa chọn những từ xưng hô, sao cho thích hợp với mục đích, với chiến lược giao tiếp của mình và thích hợp với sự chấp nhận của người nghe mà mình dự kiến.

Chiến lược sử dụng từ xưng hô

Trong giao tiếp, xưng hô có một mối quan hệ mật thiết với lịch sự. Qua xưng hô người ta có thể đánh giá thang độ nhất định của tính lịch sự được sử dụng. Trong tiếng Việt, lựa chọn và sử dụng từ xưng hô thích hợp luôn là một

trong những cách thức thể hiện lịch sự có hiệu quả rõ nhất. Các từ xưng hô chứa đựng vị thế xã hội, sắc thái biểu cảm của người sử dụng. Cho nên, người nói cũng như người nghe trong quá trình giao tiếp phải xác định mình thuộc về mối quan hệ nào để xưng hô cho đúng. Xưng hô đúng trước tiên thể hiện thái độ trân trọng, lịch sự với người đối thoại sau đó mới xét đến các ý nghĩa khác.

Từ xưng hô là một phương tiện thể hiện lịch sự dương tính. Nếu nói trống không Đã ăn gì mà no... có điều gì phiền muộn? sẽ bị coi là không lịch sự, nếu nói “Anh đã ăn gì mà no... Hay anh có điều gì phiền muộn? sẽ lịch sự hơn. Việc lựa chọn đại từ xưng hô thích hợp cũng là một phương tiện để thể hiện lịch sự. Nếu dùng từ xưng hô ngang bậc hay hạ bậc mà nói với người già hơn sẽ bị coi là không lịch sự, là hỗn láo: nếu một thằng bé mà nói với bà chủ như thế này thì sẽ lịch sự:

Thằng bé: Thưa bà, chắc Hà Nội đông người lắm? Bà kia mỉm cười:

- Đông lắm. Đông như một tổ kiến vậy.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác ph (Trang 109 - 112)