Phạm trù xưng hô và chiến lược sử dụng từ xưng hô

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác ph (Trang 107 - 109)

- Nhưng anh đương ốm thế này thì về làm sao?

3.4.1 Phạm trù xưng hô và chiến lược sử dụng từ xưng hô

Trong tiếng Việt, đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai là: tôi, tớ, ta, tao, mình, mày, bay, chúng tôi, chúng mày, chúng ta, chúng mình, bọn mình ….,

Ví dụ:

-Đẻ ạ, con chắc anh con sắp được tha!

Bà Cử ngơ ngác, trước thì còn hoài nghi, mà sau thì không tin nữa. Bà lại quay mặt nhìn vào xanh cám, hời hợt đáp:

-Mày chỉ được cái chuyện nhảm.

[Vũ Trọng Phụng - "Vỡ đê"] Ngoài ra còn có các đại từ phương ngữ kiểu như tui, choa …. Trong tiếng Việt, ý nghĩa liên cá nhân bao gồm cả ý nghĩa biểu cảm trong các đại từ xưng hô quá đậm – tiếng Việt không có đại từ trung tính you như của tiếng Anh, cho nên các đại từ trong tiếng Việt không thể được dùng trong giao tiếp ở những ngữ quy thức và phi quy thức, theo phép lịch sự trang trọng, tôn kính, chúng thường chỉ được dùng trong ngữ vực thân tình với thái độ từ thân mật đến suồng sã hoặc khinh rẻ. Tùy theo ngữ cảnh mà tiếng Việt dùng các phương tiện khác nhau để xưng hô:

- Sử dụng tên riêng như:

“khi thấy Phú cắt nghĩa cho nghe cái hy vọng ông toàn quyền mới sang nhận chức sẽ có nhiều điều cải cách hay, thì ai cũng phải tạm dẹp bớt những nỗi bất bình. Tuy nhiên bác hộ lại vẫn ra vẻ hoài nghi mà rằng:

-Bác Phú nói thế thì tôi cũng đành phải tin như thế. …”

[Vũ Trọng Phụng - "Vỡ đê"]

Ví dụ khác

Lan: Nhưng đi Mũi Né làm gì. Ở đó làm sao mặc quần áo đẹp được. Nếu đi Nha Trang thì ban ngày đi phố mặc quần tây, áo sơ mi. Còn đi dạo ban đêm thì có thể mặc đầm dài thêm một cái áo khoác nhẹ. Nếu thích thì …

Hà: Thôi, thôi, Lan lúc nào cũng nghĩ đến mỗi chuyện thời trang thôi. Chẳng lẽ ngoài chuyện đó ra, Lan chẳng có chuyện gì khác hay sao?

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài - VSL, tập 3]

-Sử dụng danh từ thân tộc: Theo giáo trình ngôn ngữ học Đại cương của tác giả Đỗ Hữu Châu [3, 76]. Các danh từ thân tộc tiếng Việt chưa thành 3 nhóm, thứ nhất là nhóm gồm những từ như u, bầm, bủ, tía ……….; thứ hai là nhóm gồm các từ như anh, chị, em, chú, bác, cha, mẹ, cháu, con ….; thứ ba là nhóm gồm các từ như anh họ, ông nội, chị họ, dâu, rể …. Chỉ những từ thuộc nhóm thứ nhất và thứ hai mới dùng để xưng hô, nhóm thứ ba không thể dùng xưng hô được.

Quan sát các ví dụ thu thập được về cách thức biểu đạt hành vi nghi ngờ, chúng tôi nhận thấy đa số các ví dụ sử dụng hình thức này để xưng hô. Chẳng hạn như trong các đối thoại sau đây:

Đối thoại giữa cô Tuất và cụ Cử trong truyện ngắn “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng:

Cô Tuất: Tôi đã gặp ông ấy rồi đẻ ạ. Đẻ cứ yên tâm! Vì Phú nó biết chữ nghĩa cho nên quan trên lưu lại, ý chừng là để biên công xá cho phu phen gì đó thì phải. Chứ nếu không thì nó cũng về chiều hôm nay như mọi người rồi chứ còn gì!

Cụ Cử thở dài, chép miệng:

- Nào biết có đích thực thế không! Sao tao thấy nóng ruột lắm?

Hội thoại giữa Ngọc và bà cụ già trong “Hồn bướm mơ tiên” – Khái Hưng

Ngọc: “Sao vậy cụ?

Bà lão mặt hầm hầm tức giận: - Ai lại đã tu hành còn ghẹo gái...

- Chả khi nào! Con cháu nhà tôi từ ngày nó gặp chú ấy nó sinh ốm, sinh đau, mất ăn, mất ngủ.

Ví dụ khác:

Mai: Anh Trung ơi, sao hôm nay mãi chưa có chương trình thể thao nhỉ? Lẽ ra nó phải bắt đầu từ tám giờ chứ?

Trung: Anh tưởng em không bao giờ xem thể thao. Chẳng lẽ em cũng bắt đầu quan tâm đến chương trình này rồi à?

[Thực hành tiếng Việt - Trình độ C] Và

Cha: Vậy bạn gái của con chắc chắn là người miền Nam rồi. Con: Sao ba biết hay quá vậy, ba?

Cha: Thì ba đoán mà. Ủa, mới quen có năm ngày, làm sao mà con rành tính nết của cô ấy quá vậy?

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài - VSL, tập 3] Trên đây chỉ là một vài ví dụ nhỏ, còn có rất nhiều những ví dụ hội thoại có sử dụng từ quan hệ thân tộc làm đại từ nhân xưng khác nữa. Một phương tiện xưng hô khác nữa mà người Việt sử dụng là các từ chỉ chức nghiệp như:

Ví dụ1:

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác ph (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)