Đồng xu của mày?

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác ph (Trang 98 - 101)

- Phải, đồng xu tôi ném vào.

Người kia phì cười: - Đồng xu mày ném vào?

Lúc ấy, cả bọn người nhà kéo ùa ra xúm xít quanh mình Phiên. Bà chủ đứng trên bao lơn thét hỏi: Cái gì thế, chúng mày?

- Bẩm bà, một thằng ăn trộm, con vừa bắt được một thằng toan bê cái chậu sứ. - Thế à? Điệu cổ nó lên bóp cho tao! Đánh chết đi!...

Trong ví dụ nêu trên, rõ ràng chẳng có ai tin một người nghèo như Phiên lại có tiền và ném tiền đi, mà lại ném vào sân của một nhà giàu nên dù Phiên có thanh minh như thế nào đi nữa thì họ cũng phủ nhận những gì Phiên nói.

Kết cấu câu nghi vấn là một câu phủ định. Đó là các kết cấu kiểu như:

Không biết ……….. được không/chưa?

Không biết …….. gì; chẳng có lẽ ….?

Kết cấu dạng này biểu đạt một hành vi nghi ngờ không chắc chắn, người nói thường đưa ra phát ngôn sử dụng kết cấu này khi tự nhủ với mình, tự hỏi mình. Khi người nói đưa ra những phát ngôn như vậy, họ đã dựa trên những cơ sở nào đó về sự việc để hoài nghi về khả năng có thể xảy ra sự việc lần nữa, hoặc hoài nghi muốn tìm hiểu về nguyên nhân, hoặc hoài nghi muốn có thêm thông tin, bằng chứng để khẳng định chắc chắn về sự việc

Chẳng hạn trong bài “Văn hóa máy điều hòa” của sách tiếng Việt nâng cao do tác giả Nguyễn Thiện Nam viết: Nhân vật “Aritxtit ra mua vé máy bay ở phòng vé Tràng Thi. Do ngắm phố, anh lại bị nước từ chiếc máy điều hòa tầng trên nhỏ trúng. Aritxtit lẩm bẩm: Không biết có bị lần nữa không đây?

Trong ví dụ này, cơ sở để người nói đưa ra phát ngôn hoài nghi là anh đã bị nước điều hòa nhỏ vào đầu rồi nên lo sợ sẽ bị một lần nữa.

Trong truyện ngắn “Tình xưa” của Thạch Lam, bà Cả cũng tự hỏi mình với phát ngôn không biết… khi bà nghi ngờ về hành vi của Lan- con gái bà: “Sau độ ấy, tính nết nàng hình như đổi hẳn, hay bây giờ nàng mới biểu lộ cái

tính nết thực của nàng ra. Nàng không còn là cô gái lặng lẽ và kín đáo trước kia nữa. Lan nói năng luôn miệng và tiếng cười của nàng vang lên trong nhà; mắt nàng sáng lên, và hơi một chút việc cũng làm cho nàng vui sướng. Bà Cả lấy làm lạ về con và nhiều khi bà định ngăn cản cái vui tràn lan ấy:

- Ôi! Con Lan độ này làm sao ấy. Không biết có gì mà vui vẻ thế? ”

Sở dĩ bà Cả nghi ngờ “không biết có gì mà vui vẻ thế?” là vì Lan có những biểu hiện khác lạ: tính nết hình như đổi hẳn, không lặng lẽ, kín đáo nữa mà nói năng luôn miệng và cười nhiều rất vui vẻ khác hẳn với con người

của Lan trước đó. Hẳn là bà Cả khi tự nhủ với mình phát ngôn trên, bà rất mong muốn biết được nguyên nhân vì sao con gái bà lại thay đổi 180o

như vậy.

Còn nhân vật Văn Hải trong truyện “Sóng gió Đồ Sơn” – Khái Hưng thì lại sử dụng câu nghi vấn phủ định tự hỏi mình để mong tìm được câu trả lời khẳng định sự việc xảy ra là như anh nghĩ: Sáng tinh sương, Văn Hải đương

thơ thẩn ngồi trên bên chòm đá, bỗng vơ vẩn mắt chàng đặt tới một tảng đá có bốn chữ lớn viết bằng gạch non Văn Hải - Thu Cúc. Chàng nghĩ thầm, lẩm

bẩm:- Chả có lẽ lại thế.

Trong “Bạc đẻ” của Nguyễn Công Hoan, ông Trường cũng hoài nghi tự hỏi mình với mong muốn có được bằng chứng khẳng định những gì ông nghi ngờ về ông Ba Tuần – em họ rất thân của ông:

Rồi tối hôm ấy, ông Trưởng luẩn quẩn cả đêm, đâm lo, không biết người này là mật thám thực hay chính là tay hội kín. Nhưng chẳng có lẽ ông Ba Tuần là

em họ rất thân, rất đáng tin không khi lại nỡ lừa dối, để làm tai làm vạ cho

ông như thế?

3.3.2.2. Kết cấu câu nghi vấn sử dụng từ để hỏi:

Các từ để hỏi là những từ như: ai, gì, đâu… Nghi ngờ của người nói đặt vào phần nào của phát ngôn thì sẽ sử dụng từ để hỏi cho phần đó: nghi ngờ về cách thức thì dùng các từ “làm sao, ra sao, thế nào ..” nghi ngờ về sự việc thì dùng “gì”; về hành động thì dùng “làm gì mà”,

Ví dụ: Tiếng nói phều phào như người hết hơi. Mặt anh đỏ gay, hai mắt sáng

lên một cách khác thường. Tôi sợ hãi hỏi: - Chết chửa, anh làm sao thế? - Tôi ốm, anh ạ. Bà chủ trọ sợ tôi chết ở nhà bà nên nhờ bà này đưa tôi về. Xin chào anh nhé. Tôi sửng sốt yên lặng. Người đàn bà nhìn tôi nói như định phân trần: - Cậu ấy sốt đã bảy tám hôm nay rồi. Bà Hai cũng đã sắc cho cậu ấy mấy chén

thuốc bệnh nhưng không đỡ, nên mới nhờ tôi đưa cậu ấy về vậy. Ông cũng biết, nhà người ta làm ăn buôn bán, cần phải kiêng giữ.

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác ph (Trang 98 - 101)