Chiến lược sử dụng những dấu hiệu báo hiệu mình cùng nhóm

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác ph (Trang 116 - 122)

- Thưa bà, nhà cao dễ đến chục từng?

3.4.5.Chiến lược sử dụng những dấu hiệu báo hiệu mình cùng nhóm

Đây cũng là một biện pháp chiến lược giao tiếp của người Việt. Hãy quan sát các phát ngôn trong ví dụ sau đây:

Tôi muốn ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác làm ăn như thế nào. Sau đó, tôi sẽ về Việt Nam để giúp đồng bào ta. Anh muốn đi với tôi không?

- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền?

[Bùi Phụng - "Learning modern spoken Vietnamese"] Những ví dụ miêu tả trên đây, cho chúng ta thấy rằng người Việt thiên về chiến lược lịch sự dương tính. Đó là phép lịch sự nhằm thực hiện những hành vi tôn vinh thể diện, tức những hành vi làm gia tăng một trong hai thể diện của đối tác. Phép lịch sự dương tính cũng nhằm gia tăng lợi ích thể diện cho người nói, là các người nói tìm cách gia tăng thể diện cho mình bằng cách có y nêu bật mục đích làm cho đối tác nhận biết rằng người đó có cùng mục đích giao tiếp hội thoại như mình, bằng cách sử dụng những từ ngữ thể hiện thân tình (như từ xưng hô thân mật …), bằng cách sử dụng những cấu trúc kiểu như: nhỉ, chắc … trong phát ngôn. Bằng cách sử xự như vậy, người nói nghĩ rằng sẽ tạo được sự liên thông với đối tác.

3.5. Tiểu kết

Những khảo sát, mô tả về biểu đat ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng Việt trong chương ba này đã giúp cho chúng ta được tìm hiểu sâu hơn về tiếgn Việt nói chung, về hành vi ngờ vực nói riêng. Chúng ta có thể tổng kết lại một số đặc trưng sau đây của tiếng Việt

1. Ngoài động từ ngôn hành biểu đạt hành vi ngờ vực trong biểu thức ngôn hành tường minh, còn có rất nhiều từ ngữ và các kiểu kết cấu để biểu đạt hành vi này trong các tình huống giao tiếp xã hội phong phú của người Việt. Chúng ta cũng có thể nhóm các từ ngữ này theo ý nghĩa mà chúng biểu đạt như sau: - Nhóm biểu đạt hành vi ngờ vực, không chắc chắn:

Hả, à, các từ ngữ được lặp lại để hỏi ….

- Nhóm biểu đạt hành vi ngờ vực kết hợp với ngạc nhiên:

Thế à, thật ư, thật không, thật à, quái nhỉ, quái thật, sao và các kiểu kết cấu của sao ………

-Nhóm biểu đạt hành vi ngờ vực kết hợp phỏng đoán:

Chắc (là), hay (là), có lẽ, liệu, nhỉ, hình như …. thì phải ……

- Nhóm biểu đạt hành vi ngờ vực kết hợp phủ nhận: Làm sao mà

2. Về các kiểu kết cấu để biểu đạt: Tiếng Việt có nhiều dạng kết cấu bao gồm các loại câu nghi vấn hàm mệnh đề với phương án trả lời lựa chọn giữa có và không, câu nghi vấn có từ nghi vấn, câu phủ định, câu cảm thán.. Mỗi kiểu kết cấu được cấu tạo bởi các từ ngữ nêu trên sẽ biểu đạt những kiểu ngờ vực khác nhau. Chẳng hạn câu nghi vấn với “liệu” biểu đạt một hành vi ngờ vực kết hợp phỏng đoán; câu nghi vấn với “làm sao mà” biểu đạt một hành vi ngờ vực phủ nhận; câu cảm thán với “quái thật” biểu đạt một hành vi ngờ vực kết hợp ngạc nhiên.

3. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu, do đó vai trò của trọng âm và ngữ điệu trở nên mờ nhạt hơn. Sự lên xuống trong mỗi âm tiết do thanh điệu mang lại đã làm hạn chế ngữ điệu (tức sự thay đổi cao độ trong câu) của tiếng Việt.

4. Trong tiếng Việt không có một đại từ xưng hô trung tính như của tiếng Anh. Hệ thống từ xưng hô của tiếng Việt khá phong phú, thể hiện rõ mối liên hệ liên nhân, vai giao tiếp đồng thời còn có ý nghĩa biểu cảm. Với từng mối quan hệ sẽ có lớp từ xưng hô tương ứng. Ở đó, các từ xưng hô chứa đựng vị thế xã hội, sắc thái biểu cảm của người sử dụng. Cho nên, người nói và người nghe trong quá trình giao tiếp phải xác định mình thuộc về mối quan hệ nào để xưng hô đúng. Tùy vào quan hệ, hoàn cảnh giao tiếp mà người Việt lựa chọn xưng hô hợp lý nhất. Xưng hô và lịch sự có mối quan hệ chặt chẽ và hai chiều. Có xưng hô đúng, thích hợp mới biểu hiện tính lịch sự và lịch sự bộc lộ ngay trong cách sử dụng từ xưng hô.

5. Người Việt thiên về chiến lược lịch sự dương tính với các kiểu sử dụng từ xưng hô, chiến lược bày tỏ sự tán dương, chú ý đến người giao tiếp, chiến lược tìm kiếm sự tán đồng …. Đó là những kiểu chiến lược chú ý đến mục đích chung, đến tình thân hữu, nhấn mạnh sự gần gũi giữa người nói và người nghe

KẾT LUẬN

Qua quá trình khảo sát và mô tả các kiểu kết cấu biểu đạt của hành vi ngờ vực trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi tìm ra một số điểm tương đồng của hai ngôn ngữ như sau:

1. Cả hai thứ tiếng đều có một vài những động từ ngôn hành để làm nòng cốt cho biểu thức ngôn hành tường minh, thể hiện hành động ngờ vực trực tiếp như: doubt, suspect .. trong tiếng Anh và nghi, ngờ … của tiếng Việt. Đồng thời các động từ ngôn hành này chỉ được dùng trong trong chức năng ngôn hành– có hiệu lực ngôn hành trong khi phát ngôn đó được dùng ở ngôi thứ nhất (người nói), thời hiện tại (hiện tại phát ngôn), thể (voice) chủ động và thức (mood) thực thi.

2. Tiếng Anh và tiếng Việt đều có những từ/ngữ chuyên dùng biểu đạt cho hành vi ngờ vực, những từ/ngữ này là thành phần cấu tạo nên các kiểu kết cấu. Các kết cấu biểu đạt của hai ngôn ngữ cũng tương tự như nhau: Bao gồm các kiểu kết cấu nghi vấn hàm mệnh đề, nghi vấn có từ để hỏi, nghi vấn phủ định, câu trần thuật, câu phủ định, câu cảm thán ...

3. Ngoài đại từ xưng hô, tiếng Anh và tiếng Việt đều có những cách thức xưng hô khác như: sử dụng từ thân tộc, tên riêng, từ chỉ nghề nghiệp .... Cả hai ngôn ngữ đều có một số từ chuyên dùng để xưng hô như: sir .. trong tiếng Anh; trẫm, lão, ... trong tiếng Việt.

Bên cạnh đó, có rất nhiều điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Những khác biệt đó là:

1. Cả hai ngôn ngữ đều có những phát ngôn ngôn hành biểu đạt hành vi ngờ vực trực tiếp và gián tiếp, hành vi ngờ vực kết hợp ngạc nhiên, phỏng đoán và phủ nhận. Tuy nhiên, các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực của tiếng

Anh thiên về biểu đạt hành vi ngờ vực kết hợp ngạc nhiên với việc sử dụng loạt từ ngữ như: really, tags, lặp lại từ .... Còn các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực tiếng Việt thiên về việc thể hiện một hành vi ngờ vực kết hợp phỏng đoán với các từ: hay (là), liệu, chắc, hình như, có lẽ ...

2. Trọng âm và ngữ điệu đóng một vai trò rất quan trọng trong tiếng Anh, còn trong tiếng Việt vai trò của chúng lại trở nên mờ nhạt do sự xuất hiện của các thanh điệu trong tiếng Việt. Ngữ điệu trong tiếng Anh có thể cho chúng ta biết sắc thái biểu cảm của người nói, khi ngạc nhiên thì ngữ điệu đi lên, khi phủ nhận thì ngữ điệu đi xuống ... Ở tiếng Việt thì việc đi lên hay đi xuống của câu là do thanh điệu của từ cuối quyết định.

3. Từ xưng hô trong tiếng Anh có một đại từ trung tính là you, tiếng Việt

không có đại từ nào trung tính như vậy cả. Xưng hô trong tiếng Anh dù là sử dụng tên riêng, hay từ thân tộc ... thì vẫn phải sử dụng kèm với đại từ chứ không bao giờ đứng riêng một mình. Ở tiếng Việt, tên riêng hay từ thân tộc được sử dụng khá phổ biến mà không cần đại từ xưng hô đi kèm. Hệ thống từ xưng hô của tiếng Việt rất phong phú, ý nghĩa liên cá nhân bao gồm cả ý nghĩa biểu cảm quá đậm.

4. Người Anh thiên về chiến lược lịch sự âm tính nên thường chọn cách nói vòng, tức là kiểu nói gián tiếp. Kiểu như: khi ngờ vưc, thay vì hỏi trực tiếp thì người Anh nói: Do you mean... - ý anh muốn nói là .... phải không? hoặc thay vì đưa ra một câu phủ định kiểu như: that's not true thì người Anh thường nói I

don't think that is true. Người Việt lại thiên về lịch sự dương tính nên ưa cách

nói thẳng hơn. Đối với người Việt, nói thẳng thể hiện sự tin cậy, tình thân hữu, còn các nói vòng, gián tiếp lại có thể bị coi là khách sao. Tuy nhiên, nói như vậy không phải là nói người Việt không biết nói vòng. Trong những tình huống giao tiếp, đôi khi để tránh tổn hại đến người nghe thì người Việt vẫn dùng lối nói vòng và coi đó là lịch sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những kết luận trên, luận văn xin đưa ra một số gợi ý, đề xuất để áp dụng vào công tác giảng dạy và dịch thuật như sau:

1. Khi giảng dạy, nhất là giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, giáo viên cần giải thích rõ sắc thái nghĩa của các từ vựng biểu đạt sự ngờ vực: nhóm từ ngữ nào biểu đạt ngờ vực không chắc chắn, nhóm từ ngữ nào biểu đạt ngờ vực kết hợp phỏng đoán, ngạc nhiên hoặc phủ nhận ... nhằm giúp học viên nắm vững và sử dụng các từ ngữ này đúng ngữ cảnh, đúng mục đích.

2. Cần nêu bật sự khác nhau về vai trò của trọng âm, ngữ điệu trong tiếng Anh và vai trò của thanh điệu trong tiếng Việt. Giúp học viên học tiếng Anh nhận ra rằng, với những ngữ điệu lên xuống khác nhau sẽ có những biểu đạt về nghĩa khác nhau của câu trong tiếng Anh. Trọng âm phải được đặt đúng vị trí của từ trong câu. Ngược lại đối với người nước ngoài học tiếng Việt, cần giúp họ khắc phục lỗi về phát âm thanh điệu, cuối câu hỏi không phải luôn luôn lên giọng mà tùy thuộc vào thanh điệu của từ đứng cuối.

3. Dạy tiếng phải gắn liền với dạy văn hóa. Người Anh thiên về lịch sự âm tính nên ưa cách nói vòng, gián tiếp. Sẽ là không lịch sự nếu giao tiếp với người Anh mà luôn hỏi thẳng nhất là về tuổi, về câu hỏi có tính chất riêng tư. Ngược lại, người Việt thiên về lịch sự dương tính, hay thể hiện sự quan tâm đến người khác, nên những câu hỏi có tính chất riêng tư lại được coi là quan tâm, ân cần với người giao tiếp.

Tuy nhiên, trong đời sống giao tiếp xã hội phong phú của con người, còn có rất nhiều những biểu đạt ngôn ngữ khác nữa của hành vi ngờ vực. Do phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn ở một số giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học nên chúng tôi chỉ đi đến một số kết luận khái quát và đưa ra các ý kiến áp dụng đề xuất trên đây dựa trên kết quả thu thập nghiên cứu .

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác ph (Trang 116 - 122)