- Why, yes, I did, aunti e certain sure
2.4.2. Chiến lược phi cá nhân hóa
Qua các ví dụ biểu đạt hành vi nghi ngờ quan sát được, chúng ta thấy xuất hiện một chiến lược giao tiếp mà người Anh/Mỹ sử dụng khá phổ biến đó là chiến lược phi cá nhân hóa, tức là họ dùng những diễn ngôn phiếm chỉ,
không có chủ thể rõ ràng:
Phó từ really được người Anh/Mỹ dùng với tần số khá cao trong các
phát ngôn biểu đạt hành vi nghi ngờ mà không nêu chủ thể rõ ràng, người nói chỉ việc nêu ra một câu hỏi: really?- thế à để diễn tả hành vi nghi ngờ của mình trước phát ngôn được nghe. Really được sử dụng mà không cần chủ thể. Ví dụ:
It was really interesting ... I really enjoyed it. I’d heard a lot about all the changes, so I went expecting everything to be completely different .. but actually many things didn’t seem so different.
A; I mean a lot of the things that I really love about the city were exactly the
same . [Cutting Edge - Intermediate]
Hoặc;
A: Mrs Adams was really annoyed with me for missing the meeting yesterday.
B: Really? Was she? [Cutting Edge - Intermediate]
Ngoài phó từ really những từ như sorry, pardon, yeah… cũng là những phát
ngôn phiếm chỉ, không nêu chủ thể là Sp1 hay Sp2.
Cách thức láy lại những cụm từ nghi ngờ cũng là một phương thức phi cá nhân hóa. Những cụm từ được láy lại cũng không nhằm chủ thể nào cả, chúng là những từ hay những cụm từ mà người nghe nghi ngờ, không chắc nên được sử dụng bằng cách lặp lại, biểu đạt sự ngạc nhiên, nghi ngờ hay không chắc của người phát ngôn. Đó cũng là cách mà người Anh tránh gây một áp đặt cho người giao tiếp bằng những ý kiến chủ quan của mình.
Hình thức sử dụng câu hỏi đuôi cũng được coi là một hình thức phi nhân hóa. Mặc dù chủ ngữ có xuất hiện trong các câu hỏi kiểu này nhưng chúng không trực tiếp nhằm vào chủ thể Sp1 hay Sp2, mà nhằm vào sự việc được nêu. Thậm chí kể cả khi chủ ngữ trong câu hỏi đuôi là you – Sp2 thì người nói cũng nhằm vào sự việc xảy ra với Sp2 chứ không nhằm vào Sp2. Chẳng hạn như:
A: I still haven’t finished that report.