CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI NGỜ VỰC TRONG TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác ph (Trang 72 - 78)

- Why, yes, I did, aunti e certain sure

CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI NGỜ VỰC TRONG TIẾNG VIỆT

B: Haven’t you? Oh dear!

CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI NGỜ VỰC TRONG TIẾNG VIỆT

TRONG TIẾNG VIỆT

3.1. Dẫn nhập

Mỗi dân tộc đều có những các thể hiện, biểu đạt riêng của mình trong giao tiếp xã hội. Tiếng Việt và tiếng Anh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chúng đều có những hình thức biểu đạt ngôn ngữ riêng, với những ngữ cảnh khác nhau, đặc biệt là ngữ cảnh văn hóa với những nhân tố như phong tục, tập quán, chuẩn tắc hành vi, sự kiện lịch sử, tri thức về tự nhiên và xã hội, về chính trị và kinh tế.

Để giúp chúng ta có thể đối chiếu, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt thông qua việc tìm hiểu các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực, chương 3 sẽ tiến hành mô tả những phương tiện biểu đạt hành vi ngờ vực của tiếng Việt ở những phương diện như đã được đề cập đến trong chương 2. Nghĩa là ở các biểu thức ngôn hành ngờ vực tường minh, các biểu thức ngôn hành hàm ẩn với các từ ngữ chuyên dùng, cũng như các kiểu kết cấu với ngữ điệu của chúng.

Bên cạnh đó, chương này cũng sẽ đề cập tới chiến lược giao tiếp của người Việt thông qua khảo sát kiểu xưng hô trong các biểu thức ngôn hành của hành vi ngờ vực, và các kiểu chiến lược cũng như phép lịch sự trong giao tiếp.

3.2. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành tƣờng minh

Trong tiếng Việt, diễn đạt hành vi nghi ngờ là những phát ngôn có biểu thức ngôn hành tường minh với động từ ngôn hành nghi ngờ: ngờ

Chẳng hạn như: khi Phú (một nhân vật trong tác phẩm "Vỡ đê" của Vũ Trọng Phụng) đối thoại với nhà chức trách, Phú nói:

"Tôi đâu dám ngờ ông huyện có cái bụng dạ tầm thường ấy, nhưng mà tôi ngờ

Khi Phú nói “tôi ngờ” thì phát ngôn của Phú đã thực hiện một hành vi ngờ vực rồi, hành vi ngờ vực của Phú nằm ở động từ ngôn hành ngờ.

Ví dụ khác: Khi quan sát người lính cũ (“Người lính cũ” của Thạch Lam) xin vài chiếc diêm và mấy điếu thuốc lào, và thấy người lính cũ ngập ngừng như muốn nói gì đó, "tôi" đã ngờ rằng ông ta muốn xin tiền. Hành động nghi ngờ của nhân vật tôi được thể hiện bằng một phát ngôn có chứa động từ ngôn hành của anh ta: "Tôi ngờ ông bác ta muốn xin tiền mà không dám xin

chăng?"

Như đã đề cập ở chương trước về động từ ngôn hành, theo J. Austin, động từ ngôn hành chỉ được dùng trong chức năng ngôn hành khi trong phát ngôn nó được dùng ở ngôi thứ nhất (người nói 1-Sp1) thời hiện tại (hiện tại phát ngôn) thể (voice) chủ động và thức (mood) thực thi (indicative). Bởi vậy trong các ví dụ nêu trên, động từ ngôn hành "ngờ" chỉ có chức năng ngôn

hành khi thỏa mãn những điều kiện nêu trên. Nếu chúng ta thay chủ ngữ ngôi thứ nhất bằng ngôi thứ ba "chị ấy"(Chị ấy ngờ bọn lý dịch); hoặc thêm "đã ...rồi" vào cuối câu (tôi đã ngờ bọn lý dịch rồi ) thì phát ngôn sẽ chuyển thành phát ngôn miêu tả mà không còn là phát ngôn chứa hành động ngôn từ nữa. Như vậy chúng ta thấy rằng cả động từ ngôn hành tiếng Anh và tiếng Việt đều phải thoả mãn điều kiện nêu trên của J. Austin thì mới được dùng ở chức năng ngôn hành (có lực ngôn trung).

Bên cạnh cách biểu đạt hành vi ngờ vực bằng động từ ngôn hành nêu trên, tiếng Việt cũng có một số lượng rất phong phú các biểu thức ngôn hành hàm ẩn để biểu đạt hành vi này. Trước hết chúng ta sẽ khảo sát các biểu thức hàm ẩn có sử dụng những từ ngữ chuyên dùng biểu đạt hành vi ngờ vực.

3.3. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn

3.3.1.. Các từ ngữ chuyên dùng

Có rất nhiều từ ngữ được người Việt sử dụng làm phương thức biểu đạt hành vi ngờ vực. Phổ biến là những từ ngữ như sau: Thật à, thế à, thật không,

thật thế ư, hả, quái nhỉ, chẳng lẽ, sao vậy, sao, hả, liệu, chắc, hay là, hình như .. (thì phải), có lẽ, làm sao mà...

Trước hết, chúng ta khảo sát ý nghĩa mà thật thế à, thế à, thật không, thật thế ư ... biểu đạt. Những từ/ngữ này được sử dụng để hỏi khi người nghe

nghi ngờ và muốn được xác nhận lại những gì mình vừa nghe là đúng, đôi khi người nghe còn tỏ ra ngạc nhiên.

Ví dụ: An và Thu nói chuyện với nhau về một phóng sự về Lan (nhân vật thứ 3 mà cả An và Thu đều biết:

Thu: Có một phóng sự gần 10 phút về cái Lan đấy. An: Thật không?

Thu: Thật mà! Họ giới thiệu tài làm hoa lụa của nó. Nó bây giờ là nghệ nhân đấy. Nổi tiếng và giàu.

[Tiếng Việt thực hành dùng cho người nước ngoài] Trong hội thoại này, An ngạc nhiên về chuyện có một phóng sự làm về Lan, có lẽ theo An, Lan không phải là một người nổi tiếng, cô không hiểu vì sao người ta lại làm phim về Lan. Vì thế, An nghi ngờ và hỏi lại: Thật không? Câu hỏi của An không chỉ biểu đạt thái độ nghi ngờ của cô mà còn biểu đạt cả thái độ ngạc nhiên nữa.

Cũng như vậy, trong phát ngôn ví dụ sau đây, câu hỏi “thật thế ư” cũng biểu đạt hành vi nghi ngờ và thái độ ngạc nhiên của người nói:

Quang: Ai thế kia nhỉ?

Khoa: Em gái chị Hoài đấy mà!

Quang: Dạo này cô ấy ăn mặc diện gớm!

Khoa: Cô ấy đang được giới trẻ hâm mộ. Một nhà tạo một trẻ đầy tài năng đấy!

Quang: Thật thế ư? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[Tiếng Việt thực hành dùng cho người nước ngoài]

"Hả" được sử dụng khi người nói không nghe rõ phát ngôn nêu trước

đó, nó có thể được sử dụng một mình hoặc được sử dụng đi kèm với một câu nghi vấn. Thông thường sử dụng đại từ nghi vấn gì là tùy thuộc xem người nói

nghi ngờ vào phần nào. Trong ví dụ dưới đây, người nói nghi ngờ hoặc không nghe rõ về giá tiền nên lựa chọn đại từ nghi vấn đi kèm "hả" là đại từ "bao nhiêu"

Người mua : Bao nhiêu một chục vậy, bà ? Người bán : Ba mươi ngàn một chục. Người mua : Hả ? Bao nhiêu ?

Người bán : Ba mươi ngàn đồng.

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài - VSL, tập 2] Tương tự như vậy trong đoạn hội thoại sau giữa Mai và Lan. Khi Lan nghe Mai nói gia đình cô có 12 người, Lan nghi ngờ và hỏi lại: hả? bao nhiêu? Đồng thời ở đây chúng ta cũng nhận thấy thái độ rất ngạc nhiên của Lan được biểu đạt trong phát ngôn này.

(Mai: Hai em của chị làm gì?

Lan: Hai em tôi còn đi học. Một đứa là sinh viên năm thứ nhất, một đứa là học sinh lớp 8. Còn gia đình chị có mấy người?

Mai: Mười hai người. Lan: Hả? Bao nhiêu?

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài - VSL, tập 1] Khảo sát các ví dụ trên cho ta thấy ý nghĩa mà "hả" biểu đạt: ngoài chức năng thể hiện một hành vi nghi ngờ, "hả"còn biểu đạt thái độ ngạc nhiên của người nói.

"Sao" được sử dụng khá phổ biến để biểu đạt hành vi ngờ vực. Nó có thể được sử dụng kết hợp với từ thế "vậy" để biểu đạt một hành vi nghi ngờ

ngạc nhiên của người nghe. Khi đưa ra phát ngôn kiểu này, người nói cũng đồng thời nhằm hành vi nghi ngờ của mình vào nguyên nhân của sự việc, có ý yêu cầu người nghe đưa ra giải thích hay đưa ra thêm lý do tại sao lại hành động như vậy. Thông thường người nói sử dụng kết cấu "sao vậy" đi kèm với hoặc một câu phỏng đoán hoặc một bằng chứng giải thích vì sao mình ngạc nhiên không tin :

Trong các phát ngôn sau đây người nói sử dụng kết cấu "sao vậy" kết hợp với phỏng đoán :

Chị: Hôm nay chủ nhật, em không đi đâu chơi à? Em trai: Không. Không ai rủ em đi đâu cả.

Chị: Sao vậy? Hay là cãi nhau với bạn rồi?

Em trai: Không. Nói đùa với chị thôi. Em đang chán đây. Chị: Em mà cũng biết chán nữa à?

Em trai: Đi chơi mãi thì cũng phải chán chứ, chị.

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài - VSL, tập 4]

B: … Hồi học cấp 3, tôi cũng có tham gia đội bóng rổ của lớp có điều đội bóng của chúng tôi thi đấu thường bị thua.

A: Sao vậy? Chắc là tại không có huấn luyện viên giỏi, phải không?

B: Cũng không biết nữa. Huấn luyện viên của chúng tôi là thầy dạy thể dục của lớp. Nhưng nghĩ lại hồi đó thật là vui.

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài - VSL, tập 4] Cũng là phát ngôn sử dụng "sao vậy", nhưng ở các ví dụ dưới đây người nói không đưa ra phỏng đoán của mình mà đưa ra lý do vì sao mình nghi ngờ. Ví dụ 1:

Sandy: Chắc tôi phải về nước sớm thôi. Tôi không thể … Mai: Sao vậy? Chị định ở đây 6 tháng mà.

Sandy: Chỗ tôi ở trọ không tốt. Bà chủ nhà trọ quá tò mò. Ông chủ nhà trọ cũng vậy. Họ luôn luôn hỏi tôi: “Cô đi đâu vậy?”

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài - VSL, tập 4] Ví dụ 2:

Hòa: Cô ơi, cho trả phòng.

Hòa: Phòng ốc như vậy thì làm sao tôi ở được? Máy lạnh thì kêu rè rè, nước nóng đang tắm thì biến thành nước lạnh, tivi thì có hình mà không có tiếng ….

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài - VSL, tập 3] Ví dụ 3: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hellen: Chị Lan ơi! Nghe nói chị mới chuyển chỗ ở? Lan: Ừ, chị mới chuyển về ở phố Hàng Chuối em ạ.

Hellen: Sao vậy chị? Chỗ ở trước ở một phố cũng yên tĩnh lắm kia mà?

[Nguyễn Anh Quế - "Tiếng Việt cho người nước ngoài"]

"Làm sao mà" là cụm từ được sử dụng khi người nói nghi ngờ cao đến mức hầu như không tin vào sự việc: ý nghĩa của kết cấu này có thể được hiểu là: không thể có chuyện đó xảy ra. "Làm sao mà" được dùng dưới dạng câu

hỏi nhưng lại không biểu đạt một hành vi hỏi, bởi vậy nó không chờ đợi một câu trả lời từ phía người nghe. Có thể nói ý nghĩa mà kết cấu này biểu đạt là một hành vi nghi ngờ cao tới mức chuyển sang phủ nhận: nghi ngờ phủ nhận

Chẳng hạn trong câu chuyện con rắn vuông của người chồng hay khoác lác, không tin vào những gì anh chồng kể về con rắn dài 120m, chiều ngang 20 m, chị vợ nói: “Làm sao mà tin được”. Phát ngôn này của người vợ ý muốn

nói: tôi không thể tin vào chuyện anh kể được. Bởi vậy, sau phát ngôn “làm

sao mà tin được” chị vợ đưa ra thêm một phát ngôn phủ nhận để khẳng định

hành vi nghi ngờ của mình : “không thể có con rắn dài 100m”.

[Thực hành tiếng Việt – Trình độ B] Ví dụ khác:

Nga: …. Các cậu mua độ hai cân bún nhé. Vân ơi, nhớ chọn kỹ nhé.Trời nắng bún dễ bị hỏng lắm.

Vân: Được rồi, cậu yên tâm. Nhưng mà này, 2 cân bún cơ à? Bọn mình bốn người, làm sao mà ăn hết được 2 cân? một cân thôi nhé.

Ngoài hai kiểu kết cấu nêu trên, còn có một số dạng kết cấu khác của

sao. Chúng ta có thể tập hợp chúng lại thành các kiểu phổ biến như sau:

- Sao/tại sao + câu trần thuật (statment)?

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác ph (Trang 72 - 78)