Giới thiệu khái quát ngành thuế tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế tại Việt Nam (Trang 49 - 56)

. Đối với công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp: bình quân số tiền xử lý /

2.2.2.1 Giới thiệu khái quát ngành thuế tỉnh Bình Dương

Cục Thuế tỉnh Bình Dương được thành lập trên cơ sở tách ra từ Cục Thuế Sông Bé theo Quyết định số 1131 TC/QĐ/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Phát huy những thành tích mà ngành thuế Sông Bé đã đạt được, thời gian qua mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng tập thể cán bộ công chức Cục Thuế Bình Dương vẫn tiếp tục giữ vững truyền thống đoàn kết, nhất trí, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ chính trị được giao, tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu, triển khai thực hiện đúng các Luật và Pháp lệnh thuế, góp phần tích cực vào công tác cân đối thu chi ngân sách nhà nước, ổn định và phát triển nền kinh tế địa phương.

Cơ cấu tổ chức gồm: Văn phòng Cục thuế và 07 Chi cục thuế huyện thị. Tại Cục thuế có 14 phòng, trong đó có 04 phòng kiểm tra thuế. Tổng số cán bộ công chức, nhân

viên trong 04 phòng là 70 người. Tổng số doanh nghiệp quản lý khoảng 3.900 DN và các tổ chức, cá nhân có phát sinh nộp thuế TNCN.

2.2.2.2 Hệ thống cơ sở dữ liệu và chỉ tiêu đánh giá

D liu dùng cho phân tích: tương tự như Cục thuế TP.HCM, dữ liệu về NNT được cập nhật vào các ứng dụng của ngành thuế gồm: TIN, QLT, BCTC, TTR,.., trong đó đã cập nhật báo cáo tài chính 3 năm 2007, 2008, 2009 bao gồm cả bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Bộ phận kiểm tra thuế thuộc các Phòng kiểm tra thuế tự thu thập dữ liệu và phân tích lựa chọn đối tượng kiểm tra.

Ch tiêu đánh giá: Cục thuế Bình Dương chưa xây dựng bảng thang điểm lựa chọn đối tượng rủi ro và các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong kê khai và chấp hành pháp luật về thuế, chưa xây dựng các chỉ tiêu bình quân theo ngành, địa bàn để làm cơ sở so sánh.

2.2.2.3 Đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong công tác kiểm tra thuế

o Nhn dng ri ro: hàng năm các phòng kiểm tra thuế kết xuất các dữ liệu từ các ứng dụng, phân tích lựa chọn đối tượng kiểm tra theo một số tiêu thức rủi ro như: biến động lớn về doanh thu, biến động lớn về số thuế phải nộp, phải hoàn, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, nhiều năm chưa kiểm tra,… để lập kế hoạch kiểm tra cho năm sau. Việc lựa chọn các đối tượng mang tính chủ quan rất nhiều. Ngoài ra, Cục thuế còn căn cứ vào kết quả công tác kiểm tra thuế hàng năm để nhận dạng các hành vi và đối tượng vi phạm pháp luật về thuế để xây dựng phương hướng, kế hoạch công tác kiểm tra thuế trong năm sau.

• Nhận dạng các hành vi không tuân thủ qua công tác kiểm tra thuế: qua thực tiễn công tác kiểm tra thuế, những hành vi không tuân thủ pháp luật về thuế của NNT trên địa bàn Bình Dương tập trung vào các hành vi sau:

Kê khai doanh thu chịu thuế không đầy đủ, trốn, dấu doanh thu. Doanh thu thực hiện năm nay doanh nghiệp chỉ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, riêng thuế giá trị gia tăng năm sau xuất hoá đơn mới kê khai (tập trung ở doanh nghiệp xây dựng).

Doanh nghiệp cố tình hạch toán tăng, giảm chi phí giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh được ưu đãi về thuế và không được ưu đãi thuế để làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo hướng có lợi nhất. Không kê khai điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ đối với

hàng hóa, vật tư, nguyên liệu bị tổn thất đã được cơ quan Bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác bồi thường dẫn đến làm giảm số thuế giá trị gia tăng phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn.

Trích khấu hao tài sản cố định không đúng theo quy định: khấu hao đối với tài sản chưa chuyển quyền sở hữu, sử dụng của doanh nghiệp; tài sản có nguồn gốc hóa đơn không hợp pháp, không có hoá đơn chứng từ đúng quy định; trích khấu hao vượt mức quy định.

Mua hàng hóa, dịch vụ của các đối tượng không có hóa đơn, các đối tượng bán dùng hóa đơn bất hợp pháp để cung cấp cho doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và hạch toán chi phí. Sử dụng bảng kê thu mua hàng nông, lâm, thủy hải sản nhưng thực tế là

mua của các đối tượng thương lái để tính vào chi phí, để hợp thức hóa hàng mua trôi nổi không có hoá đơn, chứng từ, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh nông, lâm, thủy, hải sản.

Các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng nước ngoài không có đầy đủ tài liệu, chứng từ chứng minh, doanh nghiệp hạch toán giảm doanh thu khi xác định doanh thu chịu thuế.

Lập các khoản dự phòng tính vào chí phí các khoản chưa đủ điều kiện dự phòng, không có căn cứ, thực tế không có phát sinh.

Hạch toán chênh lệch tỷ giá không đúng quy định, thực tế chưa có phát sinh, doanh nghiệp không điều chỉnh tăng TNCT khi lập báo cáo quyết toán thuế TNDN.

Không hạch toán riêng biệt chi phí sử dụng vào mục đích kinh doanh và chi phí sinh hoạt cá nhân của các thành viên chủ sở hữu doanh nghiệp. Không xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu để xuất trình cho cơ

quan thuế khi kiểm tra hoặc xây dựng cao hơn thực tế để nâng cao chi phí làm giảm thuế TNDN phải nộp.

Một số doanh nghiệp không thực hiện kiểm kê tài sản, không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ hoặc đánh giá không có căn cứ, không hạch toán chi phí dở dang cuối kỳ mà tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ làm giảm TNCT.

Trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh một số khoản chi phí cao hơn thực tế phát sinh hoặc không phát sinh, cuối năm khi lập báo cáo tài chính không hoàn nhập thu nhập, làm giảm TNCT; Hạch toán chi phí các khoản lãi vay đầu tư xây dựng cơ bản vào chi phí kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí lãi vay không phục vụ sản xuất kinh doanh, lãi vay để góp vốn điều lệ. Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm thủ tục xuất khẩu ở Hải quan

nhiều nơi, không hạch toán, kê khai đầy đủ hồ sơ, tờ khai xuất khẩu, trốn doanh thu, cơ quan thuế rất khó đối chiếu trong quá trình kiểm tra thuế. Kê khai thuế giá trị gia tăng của các hoá đơn đầu vào trùng lắp nhiều lần

trong nhiều kỳ hoàn thuế hoặc kê khai quá thời gian quy định. Kê khai hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu thanh toán qua ngân hàng chưa đầy đủ.

• Nhận dạng các đối tượng không tuân thủ qua công tác kiểm tra thuế theo chuyên đề năm 2009 (kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp):

Bng 2.2.2.1: Nhn dng các đối tượng không tuân th

Stt Chuyên đề Số đơn vị

(cuộc)

Truy thu / giảm lỗ (triệu đồng) Tỷ lệ truy thu/ Tổng số xử lý (%) 1. Doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp 495 35.615 15.49% 2. Phối hợp công an xử lý các trường hợp vi phạm về kinh tế 129 37.605 16.35%

3. Phối hợp hải quan xử lý các trường hợp vi phạm

trong xuất nhập khẩu 85 7.229 3.14%

4. Kiểm tra về đất đai 258,8 0.11%

Ngun: Cc Thuế tnh Bình Dương (2008, 2009).

o Ước tính ri ro: tương tự Cục thuế TP.HCM, Cục thuế Bình Dương chưa có ước lượng cụ thể xác suất xảy ra đối với các hành vi không tuân thủ cũng như đối với các đối tượng không tuân thủ.

o Phân tích và xếp hng: tương tự Cục thuế TP.HCM, Cục thuế Bình Dương chưa có phân tích nguyên nhân dẫn đến hành vi không tuân thủ của các đối tượng trên, đồng thời chưa có xếp hạng các hành vi và đối tượng không tuân thủ theo thứ tự ưu tiên (rủi ro từ cao xuống thấp) để có biện pháp xử lý cho phù hợp. Việc phân tích dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu phải kết xuất ra excel nên hầu như không thực hiện hàng tháng, chỉ tiến hành phân tích vào cuối năm để lập kế hoạch kiểm tra thuế.

o D phòng (x lý): tương tự như Cục thuế TP.HCM, do chưa ước tính chính xác rủi ro tuân thủ và phân tích được nguyên nhân dẫn đến rủi ro tuân thủ của NNT nên biện pháp xử lý của Cục thuế Bình Dương cũng chỉ tập trung vào giảm thiểu các rủi ro tuân thủ thông qua hai hoạt động chủ yếu là: tuyên truyền hỗ trợ NNT và kiểm tra thuế.

Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT:

Phối hợp với Báo, Đài đưa các tin về triển khai các Luật thuế mới; Luật thuế sửa đổi bổ sung; phát sóng chương trình “Câu chuyện làng quê”, “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, “Pháp luật cuộc sống”; đăng thông báo trên “Chuyên mục bạn đọc” về việc công bố bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế,...Ngoài ra, Cục Thuế luôn duy trì các hình thức tuyên truyền bằng panô, áp phích, tờ rơi và đưa lên trang Web của ngành các dữ liệu về hoá đơn không còn sử dụng, doanh nghiệp bỏ trốn, kết quả giải quyết các hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế và nội dung các văn bản trả lời về chính sách thuế cho các doanh nghiệp; các doanh nghiệp đăng ký thực hiện hoá đơn tự in.

Tổ chức các lớp tập huấn về thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và hội nghị tập huấn chính sách thuế và đối thoại doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Từng bước nâng cao công tác hỗ trợ người nộp thuế trong việc tiếp nhận thông tin như: trả lời bằng văn bản các vướng mắc về chính sách thuế, trả lời bằng điện thoại, email, dịch vụ 1088,...

Cấp phát miễn phí tài liệu tuyên truyền về thuế và đĩa CD chương trình hỗ trợ kê khai thuế (mã vạch hai chiều); cấp phát tài liệu và đĩa CD nâng cấp phiên bản 1.3.0.1 chương trình kê khai thuế cho các doanh nghiệp thuộc Cục Thuế, Chi cục Thuế quản lý.

Công tác kiểm tra thuế: Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra thuế năm 2008, 2009 của Cục thuế tỉnh Bình Dương, kết quả như sau:

• Kết quả thực hiện công tác kiểm tra thuế của các phòng thuộc Cục thuế và các Chi cục Thuế:

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Tỷ lệ thực hiện năm 2009/năm 2008 Số đơn vị đã kiểm tra Số đơn vị bị xử lý Tổng số xử lý (triệu đồng) Số đơn vị đã kiểm tra Số đơn vị bị xử lý Tổng số xử lý (triệu đồng) Số đơn vị đã kiểm tra (%) Tổng số xử lý (%) - Cục thuế 3.266 80 52 6.274 51 11.194 192,10% 21.526,92% - Chi cục thuế 1.763 240 1.872 28.018 357 3.646 1.589,22% 194,76% Tổng cộng 5.029 320 1.924 34.292 408 14.840 681,89% 771,31%

Ngun: Cc thuế Bình Dương 2008-2009.

Kết quả kiểm tra tại trụ sở CQT, năm 2009 số lượng NNT kiểm tra tăng đáng kể (581,89%) so năm 2008 nhưng số lượng NNT phát hiện có vi phạm tăng không nhiều. Số thuế xử lý (điều chỉnh, ấn định, xử phạt) tăng (671,31%) so năm 2008, tuy nhiên còn rất thấp so Cục thuế TP.HCM. Điều này cho thấy kết quả của công tác kiểm tra tại CQT có tăng nhưng còn rất thấp.

Bng 2.2.2.3: Kết qu kim tra h sơ thuế ti tr s NNT

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Tỷ lệ thực hiện năm 2009/năm 2008 Số đơn vị đã kiểm tra Số đơn vị bị xử lý Tổng số truy thu và phạt (triệu đồng) Số đơn vị đã kiểm tra Số đơn vị bị xử lý Tổng số truy thu và phạt (triệu đồng) Số đơn vị đã kiểm tra (%) Tổng số truy thu và phạt (%) - Cục thuế 624 605 412.264 1.041 963 219.853 166,83% 53,33% - Chi cục thuế 922 475 16.761 906 815 10.116 98,26% 60,35% Tổng cộng 1.546 1.080 429.025 1.947 1.778 229.968 125,94% 53,60%

Ngun: Cc thuế Bình Dương 2008-2009.

Kết quả kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, năm 2009 số lượng NNT kiểm tra tăng 25,94% và số thuế xử lý (truy thu, thu hồi, phạt) giảm 46,40% so năm 2008. Điều này cho thấy năm 2009, Cục thuế Bình Dương chưa tập trung vào công tác kiểm tra thuế dẫn đến kết quả công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp rất thấp.

Bng 2.2.2.4: Kim tra ti bàn

Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009

1. Số hồ sơ kiểm tra hồ sơ 5.029 34.292

2. Số thuế điều chỉnh Tỷ đồng 1.924 14.840

3. Bình quân triệu đồng / hồ sơ 0,38 0,43

Bng 2.2.2.5: Kim tra tr s doanh nghip

Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009

1. Số cuộc kiểm tra cuộc 1.546 1.947

2. Số thuế truy thu Tỷ đồng 429,02 229,96

3. Bình quân triệu đồng / cuộc 277,50 118,11

Ngun: Cc thuế Bình Dương 2008-2009.

Phân tích một số chỉ tiêu cụ thể cho thấy rõ hơn kết quả công tác kiểm tra thuế tại Bình Dương năm 2009 thấp hơn rất nhiều so với năm 2008 và so với TP.HCM thể hiện qua số thuế truy thu bình quân qua kiểm tra tại bàn có tăng chút ít (0,07 triệu đồng) nhưng kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp lại giảm nhiều (159,39 triệu đồng).

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế tại Việt Nam (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)