Khảo sát và phân loại rủi ro tuân thủ

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế tại Việt Nam (Trang 57 - 65)

. Đối với công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp: bình quân số tiền xử lý /

2.2.3.2 Khảo sát và phân loại rủi ro tuân thủ

Để đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong công tác kiểm tra thuế được chính xác hơn và theo trình tự các bước thực hiện, tác giả tiến hành thu thập thông tin trên biên bản kiểm tra thuế tại Cục thuế TP.HCM và Bình Dương. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và tính bảo mật của thông tin nên tác giả chỉ tiếp cận được 60 biên bản kiểm tra thuế có số thuế xử lý trên 100 triệu đồng để tiến hành đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ như sau:

Phân loại rủi ro tuân thủ theo hành vi: 16 hành vi không tuân thủ được nhận dạng từ tổng hợp kết quả nghiên cứu tại TP.HCM và Bình Dương; Ước tính rủi ro (cao, vừa, thấp) bằng cách tính xác suất xảy ra của từng hành vi: số lần xảy ra hành vi đó chia cho tổng số lần xảy ra của tất cả các hành vi; Xếp hạng rủi ro dựa trên phân tích tổng số tiền xử lý cho từng hành vi và xếp hạng từ cao đến thấp tương ứng với số thứ tự từ 1 đến 16.

Bng 2.2.3.1: Phân loi ri ro tuân th theo hành vi

Nhận dạng hành vi rủi ro tuân thủ Số lần xảy ra (lần) Xác suất xảy ra (%) Ứớc tính rủi ro Số tiền xử lý (triệu đồng) Xếp hạng 1. Kê khai không đầy đủ doanh

thu tính thuế 29 11,89% Vừa 17.152,15 1

2. Kê khai không đầy đủ thuế phải nộp (thuế nhà thầu nước ngoài; thuế TNDN chuyển nhượng vốn, đất đai, tài sản; thuế thu nhập cá nhân;...)

20 8,20% Vừa 13.702,33 2

3. Không xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hoặc xây dựng cao hơn thực tế để nâng chi phí làm giảm thuế TNDN phải nộp

11 4,51% Vừa 10.346,29 3

4. Kê khai các khoản chi phí không hợp lý, không phục vụ sản xuất kinh doanh, chi phí không có chứng từ hợp pháp

53 21,72% Vừa 9.964,13 4

5. Không hoàn nhập các khoản trích trước nhưng thực tế chưa

chi 8 3,28% Vừa 9.049,22 5

6. Kê khai các khoản chi phí cá

doanh của doanh nghiệp

7. Kê khai khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các nguồn có

gốc ngoại tệ chưa thực hiện 18 7,38% Vừa 8.026,46 7 8. Kê khai miễn giảm thuế

TNDN không đúng qui định 22 9,02% Vừa 7.293,74 8 9. Phân bổ thuế GTGT đầu vào

không đúng qui định 22 9,02% Vừa 6.347,82 9

10. Không thực hiện kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ hoặc đánh giá không có căn cứ; hạch toán hết chi phí dở dang cuối kỳ vào chi phí để làm giảm số thuế TNDN phải nộp

10 4,10% Vừa 5.755,33 10

11. Trích khấu hao, trích lập các quỹ dự phòng không đúng qui

định 16 6,56% Vừa 4.737,50 11

12. Kê khai hoá đơn thuế

GTGT trùng lắp 5 2,05% Vừa 572,59 12

13. Thông đồng giữa bên mua và bên bán thông qua các hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán để nâng chi phí làm giảm thuế TNDN phải nộp

3 1,23% Thấp 1.864,39 13

14. Chuyển giá (giá mua nguyên liệu, hàng hoá, dịch vụ đầu vào của các đơn vị có liên kết cao hơn so với các đơn vị giao dịch độc lập; giá bán nguyên liệu, hàng hoá, dịch vụ đầu ra cho các đơn vị có liên kết thấp hơn so với các đơn vị

giao dịch độc lập)

15. Kê khai doanh thu không theo giá trị công trình nghiệm thu (ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản)

2 0,82% Thấp 495,94 15

16. Sử dụng hoá đơn bất hợp

pháp 2 0,82% Thấp 46,26 16

Ngun: Tác gi tính toán da trên cơ s d liu Cc thuế TP.HCM và Bình Dương cung cp.

Qua phân tích cho thấy, hành vi rủi ro tuân thủ ở mức vừa là các hành vi có số thứ tự từ 1 đến 12 và hành vi rủi ro tuân thủ ở mức thấp là các hành vi có số thứ tự từ 13 đến 16; hành vi có rủi ro về số thu lớn nhất là: kê khai không đầy đủ doanh thu tính thuế, tiếp theo là: kê khai không đầy đủ số thuế phải nộp,…

Phân loại rủi ro tuân thủ theo NNT:

Theo qui mô doanh nghiệp: tác giả tiến hành phân tích biên bản kiểm tra thuế 60 doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp được tính theo tổng số thuế phát sinh, là trung bình cộng thuế GTGT và thuế TNDN phát sinh của 2 hoặc 3 năm; tổng số thuế phát sinh được phân ngưỡng từ cao đến thấp với 4 miền giá trị và ước tính rủi ro theo 5 mức ( cao, lớn, đáng kể, vừa phải, thấp) bằng cách tính tỷ lệ số tiền xử lý của từng nhóm doanh nghiệp chia cho tổng số tiền xử lý của 60 doanh nghiệp; Xếp hạng rủi ro dựa trên tổng số tiền xử lý cho từng nhóm doanh nghiệp từ cao đến thấp tương ứng với số thứ tự từ 1 đến 4 như sau:

Bng 2.2.3.2: Phân loi ri ro theo qui mô doanh nghip

Qui mô doanh nghiệp Tổng số thuế phát sinh (triệu đồng) Số lượng doanh nghiệp Khả năng (%) Ước tính rủi ro Tổng số tiền xử lý (triệu đồng) Xếp hạng

Doanh nghiệp lớn Trên 3.000 22 48.59% Đáng kể 50.842,83 1 Doanh nghiệp vừa Từ trên 500 đến 3.000 21 18.80% Vừa phải 19.667,61 3 Doanh nghiệp nhỏ từ trên 100 đến 500 14 32.06% Vừa phải 33.550,33 2 Doanh nghiệp rất nhỏ Dưới 100 3 0.55% Thấp 573,87 4

Ngun: Tác gi tính toán da trên cơ s d liu Cc thuế TP.HCM và Bình Dương cung cp.

Qua phân tích cho thấy, doanh nghiệp lớn có mức rủi ro đáng kể và rủi ro về số thu lớn nhất; doanh nghiệp nhỏ và vừa có mức rủi ro vừa phải và doanh nghiệp rất nhỏ có mức rủi ro thấp.

Phân loại rủi ro tuân thủ theo lĩnh vựa hoạt động, sắc thuế,..: thông qua kết quả kiểm tra thuế theo chuyên đề và phối hợp với các cơ quan chức năng tại Cục thuế TP.HCM và Bình Dương để phân tích và ước tính rủi ro theo 5 mức ( cao, lớn, đáng kể, vừa phải, thấp) bằng cách tính tỷ lệ số tiền truy thu chia cho tổng số tiền xử lý và xếp hạng các rủi ro theo số tiền xử lý bình quân trên một cuộc kiểm tra theo thứ tự từ cao xuống thấp, cụ thể như sau:

Bng 2.2.3.3: Phân loi ri ro theo lĩnh vc hot động, sc thuế,…

Lĩnh vực hoạt động, sắc thuế,.. Tỷ lệ truy thu/ Tổng số xử Ước tính rủi ro Bình quân (triệu đồng/cuộc) Xếp hạng

lý (%)

Ngân hàng 8,73% Vừa phải 15.417 1

Doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng và phát triển nhà

18,68% Vừa phải 9.207 2

Doanh nhiệp có vi phạm về kinh tế 16,35% Vừa phải 291,51 3 Doanh nghiệp kê khai lỗ

- Truy thu - Giảm lỗ

8,87% Vừa phải 180 1.116

4

Doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp

15,49% Vừa phải 71,95 5 Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 2,08% Thấp 4.014 6 Doanh nghiệp có phát sinh thuế

TNCN 1,07% Th

ấp 434 7

Doanh nghiệp có xuất nhập khẩu

hàng hoá 3,14% Th

ấp 85,04 8 Doanh nghiệp bán hàng không xuất

hoá đơn

3,33% Thấp 75,6 9

Ngun: Tác gi tính toán da trên cơ s d liu Cc thuế TP.HCM và Bình Dương cung cp.

Qua phân tích cho thấy, lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nhà, doanh nghiệp có vi phạm về kinh tế, doanh nghiệp kê khai lỗ, doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp có mức rủi ro tuân thủ vừa phải trong đó ngân hàng có mức rủi ro về số thu thuế lớn nhất, tiếp theo là doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng và phát triển nhà,...; doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp có phát sinh thuế TNCN, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và doanh nghiệp bán hàng không xuất hoá đơn có mức rủi ro tuân thủ thấp. Biện pháp xử lý của CQT là giảm thiểu rủi ro, tức là kiểm tra các doanh nghiệp có mức độ rủi ro vừa phải và tuyên truyền, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp có mức độ rủi ro thấp.

Phân tích nguyên nhân dn đến các ri ro tuân th: tổng hợp biên bản kiểm

tra thuế của Cục thuế TP.HCM và Bình Dương có bốn nhóm nguyên nhân chủ yếu như sau:

Bng 2.2.3.1: Nguyên nhân dn đến các ri ro tuân thủ Nguyên nhân vi phạm Số lần xảy ra

(lần) Ước tính (%) 1. Cố tình vi phạm 10 4.10% 2. Sai sót / nhầm lẫn 51 20.90% 3. Không nắm rõ chính sách thuế 99 40.57%

4. Không biết (vô ý) 84 34.43%

Ngun: Tác gi tính toán da trên cơ s d liu Cc thuế TP.HCM và Bình Dương cung cp.

Qua phân tích cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến các vi phạm là do NNT không biết và không nắm rõ chính sách thuế chiếm 75%, do sai sót / nhầm lẫn chiếm 20,90% và do cố ý chiếm 4,10%. Hành vi cố tình vi phạm chủ yếu xảy ra đối với các hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp; bán hàng hoá, phế liệu, thanh lý tài sản,..không xuất hoá đơn và kê khai doanh thu; hạch toán sai để tăng chi phí;…

Tóm lại, trong một khoảng thời gian dài CQT nước ta đã duy trì và áp dụng phương pháp quản lý thuế truyền thống. Theo phương pháp này, CQT đã đặt trọng tâm quản lý vào tất cả các NNT mà không có sự phân biệt đối xử giữa các nhóm NNT, các nhóm có mức độ tuân thủ khác nhau cùng nhận được một mức độ quan tâm quản lý thuế như nhau. Phương pháp này ngày càng bộc lộ hạn chế và thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý thuế. Vì vậy, CQT nước ta đã chuyển sang áp dụng phương pháp quản lý thuế mới – phương pháp quản lý thuế theo rủi ro áp dụng rộng rãi trong cả nước từ ngày 01/07/2007. Theo phương pháp này CQT thực hiện việc phân biệt đối xử, áp dụng các biện pháp quản lý khác nhau đối với các nhóm NNT khác nhau. Trên cơ sở phân loại NNT, CQT tập trung nguồn lực khan hiếm của mình vào quản lý các

đối tượng có mức độ tuân thủ thấp, có khả năng gian lận về thuế cao nhất, do đó đã giải quyết được những hạn chế của phương pháp quản lý thuế truyền thống. Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu các kiến thức, học tập kinh nghiệm quản lý thuế của các nước tiên tiến trên thế giới, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra theo rủi ro tập trung vào hai khâu chính là lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra NNT.

• Về lập kế hoạch: đây là khâu đánh giá rủi ro trên diện rộng, từ đó xác định, lựa chọn đối tượng có mức độ rủi ro và khả năng xảy ra rủi ro cao nhất để thực hiện kiểm tra.

• Việc thực hiện kiểm tra NNT: đây là khâu đánh giá rủi ro trên diện hẹp đối với một NNT cụ thể với trọng tâm là thực hiện phân tích thông tin trước kiểm tra để xác định phạm vi, nội dung và qui mô của cuộc kiểm tra; giúp cho cán bộ kiểm tra hiểu được NNT và thực hiện kiểm tra có trọng tâm vào các nội dung có nhiều khả năng gian lận.

Qua hơn ba năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được như: Nhận dạng được các hành vi đối tượng rủi ro để lập kế hoạch kiểm tra hàng năm; Việc kiểm tra trên cơ sở phân tích thêm báo cáo tài chính, kê khai thuế của NNT đã có những tác động tích cực làm thay đổi phương pháp làm của cán bộ làm công tác kiểm tra, giúp cán bộ nắm vững thông tin về doanh nghiệp trước khi kiểm tra, nâng cao trình độ của cán bộ kiểm tra; Rút ngắn thời gian kiểm tra tại doanh nghiệp do đã thực hiện phân tích hồ sơ, xác định vi phạm cần kiểm tra và nắm bắt thông tin về doanh nghiệp tại CQT,... thì công tác quản lý thuế còn có những mặt hạn chế cần khắc phục như sau:

Trình tự các bước thực hiện công tác đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ chưa đảm bảo theo một quá trình chính thức gồm có: xác định (nhn dng), ước tính, phân tích, xếp hng, và d phòng (x lý).

Hệ thống dữ liệu chưa đầy đủ, trong thời gian ngắn do đó gây khó khăn trong việc phân tích rủi ro như thiếu thông tin, thông tin không chính xác.

Nguồn nhân lực có hạn: cán bộ kiểm tra làm phân tích rủi ro có hạn, kỹ năng, kinh nghiệm cò hạn chế, trong khi số lượng NNT phát sinh ngày càng tăng rất nhanh.

Cán bộ mới được tiếp cận phương pháp kiểm tra theo rủi ro nên chưa có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt trong việc phân tích trước kiểm tra và báo cáo sau kiểm tra. Đa số cán bộ còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế về nhận thức.

Chưa có bộ tiêu chí, chấm điểm rủi ro giúp cho việc phân tích, đánh giá và lựa chọn đối tượng kiểm tra được thuận lợi.

Các hành vi, đối tượng vi phạm pháp luật về thuế chưa được kiểm soát có hệ thống để bổ sung các tiêu thức rủi ro.

Phương pháp làm thủ công, tốn nhiều thời gian công sức: chưa có phần mềm ứng dụng thống nhất để sử dụng cho việc phân tích lựa chọn doanh nghiệp, việc phân tích chủ yếu làm bằng excel.

Việc phân tích rủi ro chủ yếu trên báo cáo tài chính để lập kế hoạch kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp hàng năm, chưa có hướng dẫn cụ thể để đi sâu phân tích lựa chọn hồ sơ khai thuế tháng, quí cho các loại thuế khác như: thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNCN,...

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế tại Việt Nam (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)