HỆ THỐNG LỰA CHỌN TIÊU CHÍ Rủ i ro cao

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế tại Việt Nam (Trang 78 - 89)

. Đối với công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp: bình quân số tiền xử lý /

1. Doanh thu Trên 300 tỷ Lớn

HỆ THỐNG LỰA CHỌN TIÊU CHÍ Rủ i ro cao

Rủi ro trung bình Rủi ro thấp TổngĐiỂM Thanh tra,k.tra Ưu tiên Tổng số điểm của tất cảcác thà nh phần trong tỷlệtài chính Tổng số điểm của tất cảcác thà nh phần mứcđộtuâ n thủ

Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam, tác giả đề xuất Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro nên được xây dựng theo 6 nhóm:

Nhóm I: Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế. Nhóm II: Đánh giá về tuân thủ nộp thuế.

Nhóm III: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế. Nhóm IV: Đánh giá sự biến động về kê khai giữa các năm. Nhóm V: Đánh giá về tình hình tài chính.

Nhóm VI: Lịch sử thanh tra, kiểm tra của NNT. Các tiêu chí cụ thể như sau:

o Nhóm I: Đánh giá v tuân th khai thuế, tính thuế

Tiêu chí 1: Hành vi chm np h sơ đăng ký thuế, chm thông báo thay

đổi thông tin đăng ký thuế

Tiêu chí hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế được đánh giá trên cơ sở đếm số lần bị xử phạt hành chính và số tiền bị phạt do chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế so với thời hạn quy định.

Ý nghĩa tiêu chí: xác định mức độ tuân thủ trong việc chấp hành thủ tục đăng ký thuế.

Tiêu chí 2: Tính phc tp ca cơ cu t chc doanh nghip

Mô tả tiêu chí: tính phức tạp của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp được đánh giá qua thông tin NNT có nhiều chi nhánh, ngành nghề, kho hàng, đơn vị thành viên, nhà thầu hoặc NNT hoạt động vãng lai tại nhiều cơ quan thuế khác nhau.

Ý nghĩa tiêu chí: trường hợp NNT có thêm chi nhánh, kho hàng, đơn vị thành viên, nhà thầu, ngành nghề hay hoạt động vãng lai tại nhiều cơ quan

thuế thể hiện hoạt động kinh doanh của NNT tốt hơn nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro như việc chuyển giá, chuyển thuế giữa các chi nhánh.

o Nhóm II: Đánh giá v tuân th np thuế

Tiêu chí 3: Chm np h sơ khai thuế so vi thi hn quy định (bao gm tháng, quý, năm)

Mô tả tiêu chí: tiêu chí chậm nộp hồ sơ khai thuế với thời hạn quy định đánh giá trên cơ sở đếm số lần và số ngày chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (bao gồm tất cả các tờ khai tháng, quý, năm).

Ý nghĩa tiêu chí: nhiều lần nộp chậm tờ khai thì khả năng kê khai nộp chậm, thiếu thuế lớn.

Tiêu chí 4: Kê khai b sung

Mô tả tiêu chí: tiêu chí kê khai bổ sung đánh giá trên cơ sở đếm số lần kê khai bổ sung của tất cả các tờ khai.

Ý nghĩa tiêu chí: đánh giá khả năng nộp chậm thuế và tính chính xác của việc tự khai tự nộp.

o Nhóm tiêu chí III: Nhóm tiêu thc phân loi doanh nghip theo loi hình kinh tế

Tiêu chí 5: Phân loi doanh nghip theo loi hình kinh tế

Mô tả tiêu chí: nhóm tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế đánh giá trên cơ sở loại hình kinh tế của doanh nghiệp.

Ý nghĩa tiêu chí: hình thức sở hữu phản ánh mức độ rủi ro về thuế của doanh nghiệp là cao, trung bình hay thấp. Các doanh nghịêp sở hữu tư nhân thì rủi ro hơn các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước

o Nhóm tiêu chí IV: Nhóm tiêu thc đánh giá s biến động v kê khai gia các năm

Tiêu chí 6: So sánh biến động ca t l “Thuế TNDN phát sinh/ doanh thu” gia các năm

Mô tả tiêu chí: tiêu chí dùng để đánh giá rủi ro bằng cách so sánh sự biến động về tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh với Doanh thu thuần của doanh nghiệp giữa các năm.

Ý nghĩa tiêu chí: đánh giá khả năng tạo thuế trên doanh thu.

Tiêu chí 7: So sánh biến động ca t l “Thuế TNDN phi np/ doanh thu” gia các năm

Mô tả tiêu chí: tiêu chí dùng để đánh giá rủi ro bằng cách so sánh sự biến động về tỷ lệ thuế TNDN phải nộp với Doanh thu thuần của doanh nghiệp giữa các năm.

Ý nghĩa tiêu chí: đánh giá tỷ lệ số thuế thực tế phải nộp trên doanh thu thuần.

Tiêu chí 8: So sánh biến động ca t l “Thuế GTGT phát sinh/ doanh thu hàng hoá dch v bán ra” gia các năm

Mô tả tiêu chí: tiêu chí dùng để đánh giá rủi ro bằng cách so sánh sự biến động về tỷ lệ thuế GTGT phát sinh với Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra của doanh nghiệp giữa các năm.

Ý nghĩa tiêu chí: đánh giá khả năng tạo thuế GTGT trên doanh thu, kết hợp so sánh ngành với so sánh giữa các năm liền kề, so sánh quy mô ngành nghề.

Tiêu chí 9: So sánh biến động ca t l “Thuế GTGT phi np/ doanh thu hàng hoá dch v bán ra” gia các năm

Mô tả tiêu chí: tiêu chí dùng để đánh giá rủi ro bằng cách so sánh sự biến động về tỷ lệ thuế GTGT phải nộp với Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra của Doanh nghiệp giữa các năm.

Ý nghĩa tiêu chí: đánh giá thực tế số thuế GTGT phải nộp trên Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra.

Tiêu chí 10: So sánh biến động ca t l “Thuế TTĐB phát sinh/ doanh thu chu thuế TTĐB” gia các năm

Mô tả tiêu chí: tiêu chí dùng để đánh giá rủi ro bằng cách so sánh sự biến động về tỷ lệ thuế TTĐB phát sinh với Doanh thu chịu thuế TTĐB của doanh nghiệp giữa các năm.

Ý nghĩa tiêu chí: đánh giá khả năng tạo thuế TTĐB trên doanh thu.

Tiêu chí 11: Kim tra vic áp dng thuế sut GTGT

Mô tả tiêu chí: đánh giá dựa trên cơ sở so sánh tỷ lệ (Thuế GTGT mua vào/Giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào) với tỷ lệ (Thuế GTGT bán ra/Giá trị hàng hoá dịch vụ bán ra).

Ý nghĩa tiêu chí: đánh giá về khả năng thuế GTGT tăng thêm trong quá trình luân chuyển hàng hoá, dịch vụđầu ra so với đầu vào.

Tiêu chí 12: Tính hp lý ca vic kê khai thuế GTGT mua vào và kim tra giá bán

Mô tả tiêu chí: đánh giá dựa trên cơ sở so sánh ( (Doanh thu x T) + Thuế GTGT bán ra) với Tổng thuế GTGT mua vào trong kỳ.

Công thức tính: (Doanh thu x T) + Thuế GTGT bán ra Tổng thuế GTGT mua vào trong kỳ

Trong đó T là thuế suất bình quân của doanh thu chịu thuế 5% và 10% T = Tổng thuế GTGT đầu ra

Tổng DT chịu thuế GTGT của thuế suất 5% và 10%

Ý nghĩa tiêu chí: đánh giá về giá trị thuế tăng thêm trong quá trình tạo giá trị hàng hoá (tồn kho nhiều doanh thu thấp).

o Nhóm tiêu chí V: Nhóm tiêu thc đánh giá v tình hình tài chính

Các chỉ tiêu trong nhóm tiêu thức đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh giá căn cứ vào Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh để tính toán các tiêu chí đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nhóm tiêu chí phn ánh hiu qu sinh li

Tiêu chí 13: T sut li nhun t hot động kinh doanh/ doanh thu thun

Mô tả tiêu chí: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN trong kỳ. Các DN cùng ngành nghề có tỷ suất càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.

Ý nghĩa tiêu chí: thể hiện rủi ro về sinh lời bằng cách so sánh giữa các năm liền kề nếu có đột biến sẽ có khả năng có rủi ro về lợi nhuận. Để xác định sự đột biến có phải là rủi ro không phải so sánh sự biến động đó đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, quy mô, hoặc doanh nghiệp mới có hoạt động đầu tư phải xem xét khả năng điều chỉnh tương ứng với mức độđầu tư thêm mới.

Tiêu chí 14: T sut (li nhun trước thuế + chi phí lãi vay)/ doanh thu thun

Mô tả tiêu chí: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Các doanh nghiệp cùng ngành nghề có tỷ suất càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.

Ý nghĩa tiêu chí: thể hiện rủi ro về sinh lời bằng cách so sánh giữa các năm liền kề nếu có đột biến sẽ có khả năng có rủi ro về lợi nhuận. Để xác định sự đột biến có phải là rủi ro không phải so sánh sự biến động đó đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, quy mô, hoặc doanh nghiệp mới có hoạt động đầu tư phải xem xét khả năng điều chỉnh tương ứng với mức độđầu tư thêm mới.

Tiêu chí 15: T sut li nhun sau thuế/ doanh thu thun

Mô tả tiêu chí: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Các doanh nghiệp cùng ngành nghề có tỷ suất càng cao thì hiệu

quả sản xuất kinh doanh càng cao

Ý nghĩa tiêu chí: thể hiện rủi ro về sinh lời bằng cách so sánh giữa các năm liền kề nếu có đột biến sẽ có khả năng có rủi ro về lợi nhuận. Để xác định sự đột biến có phải là rủi ro không phải so sánh sự biến động đó đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, quy mô, hoặc doanh nghiệp mới có hoạt động đầu tư phải xem xét khả năng điều chỉnh tương ứng với mức độđầu tư thêm mới.

Tiêu chí 16: t sut li nhun/vn ch s hu

Mô tả tiêu chí: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Các doanh nghiệp cùng ngành nghề có tỷ suất càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.

Ý nghĩa tiêu chí: phản ánh hiệu quả sinh lợi của vốn chủ sở hữu, ảnh hưởng đến rủi ro về thuế.

Nhóm tiêu chí phn ánh mc độ s dng chi phí

Tiêu chí 17: T sut giá vn hàng bán/ doanh thu thun

Mô tả tiêu chí: phản ánh trình độ kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Trình độ quản lý càng cao thì rủi ro càng thấp.

Ý nghĩa tiêu chí: so sánh chi phí giá vốn của doanh nghiệp giữa các kỳ và giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, quy mô. Tỷ suất giá vốn hàng bán phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp (quản lý giá vốn hàng bán). Tỷ lệ càng cao thì trình độ quản lý càng kém và tiềm ẩn những rủi ro về thuế đặc biệt thuế TNDN.

Tiêu chí 18: T sut chi phí bán hàng/ doanh thu thun

Mô tả tiêu chí: phản ánh trình độ kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Trình độ quản lý càng cao thì rủi ro càng thấp.

Ý nghĩa tiêu chí: so sánh chi phí bán hàng của doanh nghiệp giữa các kỳ và giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, quy mô. Tỷ suất chi phí bán hàng

phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp (quản lý chi phí bán hàng). Tỷ lệ càng cao thì trình độ quản lý càng kém và tiềm ẩn những rủi ro về thuế đặc biệt thuế TNDN.

Tiêu chí 19: T sut chi phí qun lý/ doanh thu thun

Mô tả tiêu chí: phản ánh trình độ kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Trình độ quản lý càng cao thì rủi ro càng thấp.

Ý nghĩa tiêu chí: so sánh chi phí quản lý của doanh nghiệp giữa các kỳ và giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, quy mô. Tỷ suất chi phí quản lý phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp (quản lý chi phí quản lý). Tỷ lệ càng cao thì trình độ quản lý càng kém và tiềm ẩn những rủi ro về thuế đặc biệt thuế.

Nhóm tiêu chí phn ánh kh năng thanh toán ca doanh nghip

Tiêu chí 20: H s kh năng thanh toán tng quát

Mô tả tiêu chí: phản ánh khả năng thanh toán công nợ của doanh nghiệp, so sánh với bình quân ngành.

Ý nghĩa tiêu chí: đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thừa để thanh toán hết các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng giá trị tài sản Tổng nợ phải thanh toán

Tiêu chí 21: H s kh năng thanh toán n ngn hn

Mô tả tiêu chí: phản ánh khả năng thanh toán công nợ của doanh nghiệp, so sánh với bình quân ngành.

Ý nghĩa tiêu chí: phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

Tiêu chí 22: H s kh năng thanh toán nhanh

Mô tả tiêu chí: phản ánh khả năng thanh toán công nợ của doanh nghiệp, so sánh với bình quân ngành.

Ý nghĩa tiêu chí: chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán các khoản nhanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp thừa để thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn

Nhóm tiêu chí VI: Lch s thanh tra, kim tra ca NNT (h sơ thanh tra, kim tra ca NNT)

Tiêu chí 23: Thi gian k t ln kim tra trước

Mô tả tiêu chí: đánh giá dựa trên cơ sở kiểm tra kỳ thanh tra, kiểm tra gần nhất là từ thời điểm nào (tính theo niên độ thanh tra, kiểm tra).

Ý nghĩa tiêu chí: doanh nghiệp mới được kiểm tra mức độ tuân thủ tốt hơn.

Tiêu chí 24: S li vi phm

Mô tả tiêu chí: đánh giá dựa trên cơ sở đếm số lỗi vi phạm của NNT được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

Ý nghĩa tiêu chí: xác định lịch sử vi phạm của NNT trước đây.

Tiêu chí 25: Mc độ vi phm

Mô tả tiêu chí: đánh giá dựa trên cơ sở xem xét mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Ý nghĩa tiêu chí: xác định lịch sử vi phạm của NNT trước đây.

Mô tả tiêu chí: đánh giá dựa trên cơ sở so sánh số thuế truy thu với số thuế đã kê khai (tính theo thời gian thanh tra trên biên bản thanh tra gần nhất). Ý nghĩa tiêu chí: xác định lịch sử vi phạm của NNT trước đây. Đánh giá mức độ vi phạm trong việc kê khai thuế.

Các tiêu thức trong mỗi nhóm phải được gán điểm. Tuỳ theo đặc điểm của mỗi cơ quan thuế địa phương (Cục thuế, Chi Cục thuế) xây dựng thêm những tiêu thức đánh giá cho phù hợp với các mục tiêu thanh tra, kiểm tra. Định kỳ hàng năm có đánh giá hiệu quả và điều chỉnh hệ thống tiêu chí đánh giá.

3.2.4 Xây dng quy trình kim tra da trên ri ro

Kinh nghiệm các nước đều có những mô hình quản lý rủi ro tuân thủ khác nhau, ứng với mỗi mức độ rủi ro khác nhau cơ quan thuế có chiến lược xử lý phù hợp. Đối với Việt Nam, việc xây dựng quy trình kiểm tra dựa trên rủi ro đồng thời xây dựng sổ tay kiểm tra là thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Quy trình kiểm tra thuế hiện nay có hướng dẫn lựa chọn cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế nhưng chưa cụ thể, rõ ràng và khó thực hiện vì hệ thống dữ liệu không đầy đủ, chưa có bộ tiêu thức đánh giá, không có phần mềm ứng dụng đánh giá rủi ro, hỗ trợ ra quyết định.

Mô hình kiểm tra dựa trên rủi ro của Hoa Kỳ là rất phù hợp đối với Việt Nam. Quy trình kiểm tra thuế dựa trên rủi ro cần xây dựng phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

Phải phù hợp với pháp luật thuế hiện hành.

Phải có mô hình rõ ràng, áp dụng thống nhất trong cả nước.

Các bước thực hiện rõ ràng, dễ thực hiện.

Hỗ trợ được CNTT để xây dựng phần mềm ứng dụng phân tích, đánh giá rủi ro, phần mềm hỗ trợ ra quyết định cho cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế tại Việt Nam (Trang 78 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)