. Đối với công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp: bình quân số tiền xử lý /
K ết quả khảo sát
3.1 Định hướng công tác đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra
thuế thời gian tới:
Trong bối cảnh ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các yếu tố như sự phát triển của thương mại quốc tế; thương mại điện tử; những thay đổi về mô hình sử dụng lao động; sự gia tăng về số lượng các hợp đồng; những đổi mới trong cơ cấu kinh doanh và các sản phẩm tài chính;… đã làm gia tăng sự phức tạp và khối lượng các hoạt động đẫn đến làm gia tăng đáng kể rủi ro tuân thủ. Các rủi ro tuân thủ theo tác giả nhận định sẽ gia tăng mức độ rủi ro lên mức vừa và cao trong thời gian tới như sau:
€ Chuyển giá: việc chuyển giá được thực hiện dưới các hình thức như: mua tài sản, hàng hoá, dịch vụ, nguyên liệu đầu vào của các đơn vị có giao dịch liên kết (mẹ, con, cùng tập đoàn, góp vốn) cao hơn rất nhiều so với các đơn vị giao dịch độc lập; bán tài sản, hàng hoá, dịch vụ, nguyên liệu đầu vào cho các đơn vị có giao dịch liên kết (mẹ, con, cùng tập đoàn, góp vốn) thấp hơn rất nhiều so với các đơn vị giao dịch độc lập; các khoản chi phí phân bổ từ công ty mẹ như: chi phí về thương hiệu, chi phí bảo hành,…
o Cục Thuế TP.HCM vừa thống kê có trên 1.100 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) khai lỗ trong năm 2009, con số này đã tăng gần gấp đôi so với năm 2007. Số doanh nghiệp ĐTNN có số lỗ lũy kế vượt vốn chủ sở hữu trong ba năm gần đây liên tục tăng, nếu như năm 2007 có 141 DN thì năm 2009 đã tăng gần gấp đôi với 232 trường hợp. Khảo sát của Cục Thuế
TP.HCM ở một số doanh nghiệp cùng nhóm ngành nghề giữa khu vực doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN cho thấy lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp trong nước luôn cao hơn các doanh nghiệp ĐTNN, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày. Năm 2009, TP.HCM có 235 doanh nghiệp ĐTNN dệt may hoạt động thì có đến 109 doanh nghiệp khai lỗ, trong khi chỉ có 28 doanh nghiệp trong nước lỗ. Tương tự với ngành da giày, số doanh nghiệp ĐTNN khai lỗ chiếm hơn 53,4%, trong khi chỉ 27% doanh nghiệp trong nước ngành này báo lỗ.
o Cục thuế Bình Dương thống kê lãi lỗ của các doanh nghiệp ĐTNN:
• Năm 2007 số doanh nghiệp kê khai lỗ là: 588 chiếm 52,74% số doanh nghiệp kê khai.
• Năm 2008 số doanh nghiệp kê khai lỗ là: 736 chiếm 57,82% số doanh nghiệp kê khai.
• Năm 2009 số doanh nghiệp kê khai lỗ là: 722 chiếm 54,99% số doanh nghiệp kê khai.
€ Thông đồng giữa bên mua và bên bán thông qua các hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán để nâng chi phí làm giảm số thuế phải nộp: hành vi này được các doanh nghiệp không có giao dịch liên kết thực hiện bằng nhiều hình thức tinh vi, cơ quan thuế rất khó phát hiện để xử lý.
€ Lợi dụng thương mại điện tử để ký kết hợp đồng dịch vụ nhưng thực tế không có để chuyển tiền ra nước ngoài; các thoả thuận giảm giá hàng xuất khẩu;…cơ quan thuế rất khó kiểm tra, phát hiện.
€ Sử dụng lao động người nước ngoài nhưng không trả lương (Công ty mẹ trả) để