Nghiên cứu hành vi và hệ thống giám sát tuân thủ

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế tại Việt Nam (Trang 89 - 91)

. Đối với công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp: bình quân số tiền xử lý /

1. Doanh thu Trên 300 tỷ Lớn

3.2.6 Nghiên cứu hành vi và hệ thống giám sát tuân thủ

Việc xác định những nhân tố hình thành nên hành vi không tuân thủ của NNT giúp cho CQT đưa ra những biện pháp ứng xử cho phù hợp. Những biện pháp của CQT cần phải giải quyết những yếu tố nằm sâu bên trong hành vi không tuân thủ. Qua phân tích nguyên nhân dẫn đến hành vi không tuân thủ của NNT tại hai địa phương TP.HCM và Bình Dương cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm là do NNT không nắm rõ chính sách thuế và không biết. Kết quả khảo sát cán bộ thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế cũng cho rằng nguyên nhân chính là do NNT không nắm rõ

chính sách thuế và không biết nên mới vi phạm. Do đó, CQT cần phải có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết các nguyên trên.

Kinh nghiệm của các nước phát triển, giám sát tuân thủ được đưa vào chương trình nghiên cứu quốc gia. Qua nghiên cứu, trong các báo cáo tổng kết công tác kiểm tra thuế hàng năm của các Cục thuế địa phương đều đã xác định được các đối tượng, hành vi vi phạm về thuế, các mặt tồn tại, hạn chế và xây dựng phương hướng khắc phục trong thời gian tới. Tuy nhiên, đối với ngành thuế chưa hệ thống được các đối tượng, hành vi vi phạm trong cả nước để giám sát tuân thủ, xác định được xu hướng hành vi vi phạm, đưa ra các định hướng trọng tâm của kiểm tra thuế trong các năm sau. Để giám sát tuân thủ có hiệu quả trong thời gian tới, kiến nghị Ngành thuế Việt nam phải có chương trình nghiên cứu giám sát tuân thủ và đảm bảo được các yêu cầu sau đây:

Hệ thống các hành vi và đối tượng vi phạm pháp luật thuế: hàng năm Tổng Cục thuế căn cứ vào các báo cáo của các cơ quan thuế địa phương và tình hình thực tế tại Việt Nam (thông qua báo đài, Thanh tra Chính Phủ, Kiểm toán Nhà nước, kiểm tra tại các doanh nghiệp,…) thống kê các hành vi, đối tượng, loại hình doanh nghiệp,… có vi phạm về thuế.

Xây dựng ứng dụng quản lý xác định xu hướng phát triển của các đối tượng và hành vi vi phạm trong nhiều năm.

Tiến hành khảo sát, phỏng vấn cán bộ thuế có kinh nghiệm trong cả nước để xác định những đối tượng, hành vi vi phạm chung trong cả nước hoặc theo từng khu vực để định hướng trọng tâm công tác lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra trong năm sau.

Hệ thống phải đảm bảo cập nhật thường xuyên và không ngừng cải tiến. Phát triển đội ngũ nghiên cứu thuế tại các Cục thuế địa phương: Một số cán bộ thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế có nhiều kinh nghiệm và đã được đào tạo sâu về nghiệp vụ, kế toán, tài chính và tin học được tập hợp thành đội ngũ nghiên cứu thuế.

Bộ phận này tổng hợp kết quả kiểm tra thuế, phân tích và điều chỉnh các tiêu thức phân tích theo từng thời kỳ và phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và hành vi của NNT.

3.2.7 Xây dng kế hoch kim tra thuế da trên ri ro tuân th và tăng cường công tác tuyên truyn h tr NNT

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế tại Việt Nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)