Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực CNĐD tại Nam Định

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu và sự hài lòng của người sử dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng một số tỉnh khu vực miền đảo phía bắc năm 2013 2014 (Trang 69 - 71)

- Khảo sát sự hài lòng của người sử dụng nguồn nhân lực cử nhân điều dưỡng khu vực Biển đảo phía Bắc dựa vào bảng câu hỏi tự điền, tập trung

b- Phương pháp thu thập số liệu

4.1.4. Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực CNĐD tại Nam Định

Tỷ lệ ĐD/BS tại bệnh viện tỉnh Nam Định – bệnh viện tuyến tỉnh là 1,90 (Bảng 3.7). Tỷ lệ này cao hơn so với thống kê tỷ lệ ĐD/BS tại các bệnh viện tuyến tỉnh trong Niên giám thống kê 2009 là 1,72 [23], tuy nhiên lại thấp hơn trong nghiên cứu của Lương Ngọc Khuê với tỷ lệ BS/ĐD tại các bệnh viện tuyến tỉnh là 2,64 [44]. Tỷ lệ ĐD/BS tại bệnh viện thành phố Nam Định và Hải Hậu – bệnh viện tuyến huyện chiếm tỷ lệ lần lượt là 2,0 và 1,61 (Bảng 3.3 ). Các tỷ lệ này đều cao hơn so với thống kê tỷ lệ ĐD/BS tại các bệnh viện tuyến huyện trong Niên giám thống kê 2009 là 1,47 [23], tuy nhiên trong nghiên cứu của

Lương Ngọc Khuê với tỷ lệ BS/ĐD tại các bệnh viện tuyến huyện là 1,91 [44] thì chỉ có bệnh viện thành phố Nam Định có tỷ lệ cao hơn. Mặc dù số lượng điều dưỡng đã được cải thiện đáng kể tại các bệnh viện của Nam Định nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn rất nhiều so với khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới và trong quy hoạch nhân lực y tế của Bộ y tế đến năm 2020 phải đạt được tỷ lệ 3,5 [31].

Khi phỏng vấn sâu cũng cho thấy sự thiếu hụt về số lượng điều dưỡng cũng như nhu cầu tuyển dụng các điều dưỡng viên đặc biệt là trình độ đại học và cao đẳng là rất lớn do sự mở rộng về quy mô giường bệnh tại các bệnh viện và sự thay thế các điều dưỡng lớn tuổi sẽ nghỉ hưu. Điều này phù hợp với xu thế chung của khu vực cũng như các cơ sở y tế cả nước trong những năm tới.

Điểm thuận lợi của các bệnh viện tỉnh Nam Định là trên địa bàn có trường Đại học Điều dưỡng Nam Định – Trường đại học điều dưỡng duy nhất của cả nước với chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo rất lớn nên việc tuyển dụng điều dưỡng các trình độ và đặc biệt là các CNĐD không có khó khăn gì và các nhà sử dụng nhân lực cũng đã nhận biết được điều này. Số lượng CNĐD tại các bệnh viện cũng chiếm tỷ lệ thấp và tập trung nhiều nhất tại bệnh viện tuyến tỉnh - bệnh viện tỉnh Nam Định. Tuy nhiên tính theo tỷ lệ CNĐD trong tổng số điều dưỡng tại bệnh viện thì bệnh viện tỉnh lại có tỷ lệ thấp nhất 23,9%, các bệnh viện tuyến huyện là bệnh viện thành phố Nam Định và Hải Hậu có tỷ lệ 26,2% và 36,8%. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều tỷ lệ CNĐD ở cả tuyến tỉnh và tuyến huyện nước ta theo thống kê y tế năm 2009 là 3,3% và 2,3% [23]. Đặc biệt tại bệnh viện huyện Hải Hậu tỷ lệ CNĐD đạt 36,8% và điều dưỡng trung học chỉ còn 46%. Đạt được tỷ lệ này do bệnh viện mới tăng quy mô lên bệnh viện hạng 2 với 300 giường bệnh và trong vòng 3 năm từ 2010 đến 2012 bệnh viện chỉ tuyển các CNĐD, trong vòng 3 năm tuyển dụng được 16 trường hợp đều tốt nghiệp tại Đại học điều dưỡng Nam Định và hàng năm đều cử các điều dưỡng đi học tại chức. Một lần nữa cho thấy vai trò của trường điều dưỡng, đây là lý do chính giải thích cho việc tỉnh Nam Định là nơi có tỷ lệ CNĐD cao nhất trong các tỉnh thuộc khu vực.

Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy các nhà lãnh đạo rất hài lòng với hình thức đào tạo vừa học vừa làm cho các điều dưỡng trung học, khẳng định đào tạo lại là rất cần thiết và hầu hết các cơ sở y tế hằng năm đều có đào tạo lại cho nhân viên thậm chỉ cả những cán bộ quản lý, lãnh đạo bệnh viện dưới hình thức các khóa học ngắn ngày cập nhật về chuyên môn hay quản lý, có sự kết hợp cao giữa các bệnh viện và trường điều dưỡng.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu và sự hài lòng của người sử dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng một số tỉnh khu vực miền đảo phía bắc năm 2013 2014 (Trang 69 - 71)