Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực CNĐD tại Hải Phòng

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu và sự hài lòng của người sử dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng một số tỉnh khu vực miền đảo phía bắc năm 2013 2014 (Trang 65 - 67)

- Khảo sát sự hài lòng của người sử dụng nguồn nhân lực cử nhân điều dưỡng khu vực Biển đảo phía Bắc dựa vào bảng câu hỏi tự điền, tập trung

b- Phương pháp thu thập số liệu

4.1.2. Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực CNĐD tại Hải Phòng

Tỷ lệ ĐD/BS tại bệnh viện Việt Tiệp – bệnh viện tuyến tỉnh là 1,93 (Bảng 3.3). Tỷ lệ này cao hơn so với thống kê tỷ lệ ĐD/BS tại các bệnh viện tuyến tỉnh trong Niên giám thống kê 2009 là 1,72 [23], tuy nhiên lại thấp hơn trong nghiên cứu của Lương Ngọc Khuê với tỷ lệ BS/ĐD tại các bệnh viện tuyến tỉnh là 2,64 [44]. Tỷ lệ ĐD/BS tại bệnh viện Ngô Quyền, Thủy Nguyên và Cát Bà – bệnh viện tuyến huyện chiếm tỷ lệ lần lượt là 2,34; 1,98 và 2,18 (Bảng 3.3 ). Các tỷ lệ

này đều cao hơn so với thống kê tỷ lệ ĐD/BS tại các bệnh viện tuyến huyện trong Niên giám thống kê 2009 là 1,47 [23], và trong nghiên cứu của Lương Ngọc Khuê với tỷ lệ BS/ĐD tại các bệnh viện tuyến huyện là 1,91 [44]. Mặc dù số lượng điều dưỡng đã được cải thiện đáng kể đặc biệt là tại các bệnh viện tuyến huyện của Hải Phòng nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn rất nhiều so với khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới và trong quy hoạch nhân lực y tế của Bộ y tế đến năm 2020 phải đạt được tỷ lệ 3,5 [31] [77] [78] [79].

Kết quả nghiên cứu định tính khi phỏng vấn sâu lãnh đạo Sở y tế Hải Phòng và lãnh đạo phụ trách về nhân lực các bệnh viện tại Hải Phòng cũng cho thấy sự thiếu hụt về số lượngđiều dưỡng cũng như nhu cầu tuyển dụng các điều dưỡng viên đặc biệt là trình độ đại học và cao đẳng là rất lớn. Mặc dù xác định là thiếu điều dưỡng làm việc tại các lĩnh vực đặc biệt là điều dưỡng trình độ đại học nhưng các lãnh đạo bệnh viện lại đánh giá nhu cầu tuyển dụng các CNĐD chưa thật sự là cần thiết, không muốn tuyển dụng thêm điều dưỡng vì ưu tiên biên chế tuyển dụng cho bác sỹ để có thể triển khai các lĩnh vực mới trong bệnh viện. Mặt khác thì thu nhập cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự thiếu hụt nhân lực y tế, để cải thiện thu nhập cho nhân viên, một số bệnh viện cố gắng hạn chế tuyển dụng để giảm chi phí. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận định trong Nghị định số 43/2005/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính, một số đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính không tuyển dụng đủ định mức biên chế do sợ phải tăng chi phí.

Hải Phòng chỉ có 1 thạc sỹ Điều dưỡng tại Bệnh viện Việt Tiệp (Bảng 3.4), đây cũng là thạc sỹ điều dưỡng duy nhất trong khu vực. Trình độ thạc sỹ điều dưỡng rất ít do hiện nay nước ta vẫn chưa thể đào tạo thạc sỹ trong nước, các điều dưỡng muốn học lên phải ra các nước khác để đào tạo như Thái Lan, Thụy Điển…nên trên cả nước số lượng thạc sỹ điều dưỡng rất ít.

Số lượng CNĐD tại các bệnh viện cũng chiếm tỷ lệ thấp và tập trung tại bệnh viện tuyến tỉnh (Việt Tiệp: 10,3%) và bệnh viện nội thành (Ngô Quyền: 16,9%). Tại bệnh viện Việt Tiệp – bệnh viện tuyến tỉnh CNĐD đạt 10,3% cao hơn thống kê CNĐD tại các bệnh viện tuyến tỉnh cả nước năm 2009 là 3,3%

[23]. Tại các bệnh viện tuyến huyện đặc biệt là bệnh viện huyện đảo Cát Bà dù chỉ có 1 CNĐD tại bệnh viện (4,2%) thì vẫn cao hơn thống kê CNĐD tại các bệnh viện tuyến huyện cả nước năm 2009 là 2,3% [23]. Mặc dù vậy thì CNĐD vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp, đại đa số điều dưỡng tại các bệnh viện ở trình độ trung cấp như bệnh viện huyện Thủy Nguyên (92,6%), bệnh viện huyện đảo Cát Bà (87,5%). Điều này đặt ra vấn đề đào tạo lại cho phần lớn các điều dưỡng viên của bệnh viện đang ở trình độ cao đẳng và trung cấp.

Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo các bệnh viện tại Hải Phòng cũng cho thấy các nhà lãnh đạo đều nhìn nhận được sự chênh lệch rất lớn giữa CNĐD và các trình độ khác trong bệnh viện và các bệnh viện cũng đã có giải pháp cải thiện tình trạng trên bằng cách cử các điều dưỡng trung cấp học tại chức theo hình thức vừa học vừa làm. Các nhà lãnh đạo cũng rất hài lòng với hình thức đào tạo này cho rằng rất phù hợp với các điều dưỡng do bản thân họ đã có thời gian làm lâm sàng nhiều tại bệnh viện, mặt khác bệnh viện cũng không phải bổ sung thêm nhân lực khi các điều dưỡng đi học. Tuy nhiên số lượng các điều dưỡng được cử đi học không nhiều do không đủ nhân lực để đảm bảo công việc tại bệnh viện.

Tại Cát Bà, lãnh đạo bệnh viện huyện đảo cho biết việc tuyển dụng các CNĐD chính quy ở đây rất khó khăn do đặc thù huyện đảo, mặt khác việc cử các điều dưỡng trung học đi học tại chức cũng gặp khó khăn do việc đi lại từ đảo vào đất liền mất rất nhiều thời gian và chi phí. Hiện tại cả bệnh viện chỉ có 1 CNĐD đang làm tại phòng điều dưỡng của bệnh viện:“Các bạn điều dưỡng chính quy chắc chắn không muốn về đây làm việc, còn các điều dưỡng ở bệnh viện đi học rất vất vả, đặc biệt là đi lại giữa đảo và đất liền mất thời gian và tốn kém”.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu và sự hài lòng của người sử dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng một số tỉnh khu vực miền đảo phía bắc năm 2013 2014 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)