Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực CNĐD tại Nghệ An

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu và sự hài lòng của người sử dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng một số tỉnh khu vực miền đảo phía bắc năm 2013 2014 (Trang 72 - 73)

- Khảo sát sự hài lòng của người sử dụng nguồn nhân lực cử nhân điều dưỡng khu vực Biển đảo phía Bắc dựa vào bảng câu hỏi tự điền, tập trung

b- Phương pháp thu thập số liệu

4.1.6. Đặc điểm thực trạng và nhu cầu nhân lực CNĐD tại Nghệ An

Tỷ lệ ĐD/BS tại bệnh viện tỉnh Nghệ An – bệnh viện tuyến tỉnh là 1,6 (Bảng 3.11). Tỷ lệ này thấp hơn so với thống kê tỷ lệ ĐD/BS tại các bệnh viện tuyến tỉnh trong Niên giám thống kê 2009 là 1,72 [23] và trong nghiên cứu của Lương Ngọc Khuê với tỷ lệ BS/ĐD tại các bệnh viện tuyến tỉnh là 2,64 [44]. Tỷ lệ ĐD/BS tại bệnh viện thị xã Cửa Lò và huyện Nam Đàn – bệnh viện tuyến huyện chiếm tỷ lệ lần lượt là 2,79 và 2,52 (Bảng 3.11 ). Các tỷ lệ này đều cao hơn so với thống kê tỷ lệ ĐD/BS tại các bệnh viện tuyến huyện trong Niên giám thống kê 2009 là 1,47 [23], và trong nghiên cứu của Lương Ngọc Khuê với tỷ lệ BS/ĐD tại các bệnh viện tuyến huyện là 1,91 [44]. Mặc dù số lượng điều dưỡng đã được cải thiện đáng kể đặc biệt là tại các bệnh viện tuyến huyện của Nghệ An nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn rất nhiều so với khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới và trong quy hoạch nhân lực y tế của Bộ y tế đến năm 2020 phải đạt được tỷ lệ 3,5[31].

Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Sở y tế tỉnh Nghệ An và các bệnh viện cũng cho thấy sự thiếu hụt về số lượng điều dưỡng cũng như nhu cầu tuyển dụng các điều dưỡng viên đặc biệt là trình độ đại học và cao đẳng là rất lớn. Mặc dù lượng điều dưỡng, hộ sinh tốt nghiệp hằng năm không thiếu nhưng do các cơ sở y tế dành chỉ tiêu biên chế để tuyển bác sĩ, dược sĩ và các chức danh khác vì vậy nên khó có cơ hội để tuyển đủ số lượng điều dưỡng, hộ sinh, mặt khác thì thu nhập cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự thiếu hụt nhân lực y tế, để cải thiện thu nhập cho nhân viên, một số bệnh viện cố gắng hạn chế tuyển dụng hoặc tuyển dụng điều dưỡng trung học để giảm chi phí, chỉ tuyển đủ số điều dưỡng đại học theo quy định biên chế của Bộ Y tế

Tại Nghệ An không có thạc sỹ điều dưỡng, số lượng CNĐD tại các bệnh viện cũng chiếm tỷ lệ rất thấp và tập trung nhiều tại bệnh viện tuyến tỉnh (bệnh viện tỉnh Nghệ An 6,2%) và bệnh viện nội thành (bệnh viện thị xã Cửa Lò 5,1%) (Bảng 3.12). Tại bệnh viện tỉnh Nghệ An – bệnh viện tuyến tỉnh CNĐD đạt

6,2% cao hơn thống kê CNĐD tại các bệnh viện tuyến tỉnh cả nước năm 2009 là 3,3% [23]. Tại các bệnh viện tuyến huyện đặc biệt là bệnh viện huyện Nam Đàn chỉ có 1 CNĐD (2,2%) (Bảng 3.12) thấp hơn thống kê CNĐD tại các bệnh viện tuyến huyện cả nước năm 2009 là 2,3% [23]. CNĐD chiếm tỷ lệ rất thấp, đại đa số điều dưỡng tại các bệnh viện ở trình độ trung cấp như bệnh viện huyện Nam Đàn (90,6%), bệnh viện thị xã Cửa Lò (79,5%). Điều này đặt ra vấn đề đào tạo lại cho phần lớn các điều dưỡng viên của bệnh viện đang ở trình độ cao đẳng và trung cấp. Các nhà lãnh đạo đều nhìn nhận được sự chênh lệch rất lớn giữa CNĐD và các trình độ khác trong bệnh viện và các bệnh viện cũng đã có giải pháp cải thiện tình trạng trên bằng cách cử các điều dưỡng trung cấp học tại chức theo hình thức vừa học vừa làm. Đặc biệt tại Nghệ An, Trường đại học Y dược Hải Phòng đã mở 2 lớp đào tạo theo địa chỉ đối tượng cử nhân Điều dưỡng hệ tại chức, hiện nay đã tốt nghiệp đáp ứng 1 số lượng lớn các CNĐD trong tỉnh, Các CNĐD sau khi tốt nghiệp đã nhận được sự hài lòng của người sử dụng nhân lực và họ rất mong muốn sẽ có nhiều lớp như vậy được tiếp tục tại tỉnh Nghệ An:“Hiện đã có 2 lớp học điều dưỡng đào tạo theo địa chỉ, phải nên tiếp tục mở thêm các lớp nữa, ở nước ngoài họ cũng sử dụng loại hình này chứ không phải chỉ có ở Việt Nam vì 1 thầy giáo ở Hải Phòng vào dạy là đi có 1 người, còn nếu học ở trường thì nhiều người phải ra, về mặt kinh tế rất tốn kém và vấn đề sức khỏe của các học viên cũng ảnh hưởng”PGĐ-BV tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu và sự hài lòng của người sử dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng một số tỉnh khu vực miền đảo phía bắc năm 2013 2014 (Trang 72 - 73)