Các giải pháp đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của cử nhân điều dưỡng

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu và sự hài lòng của người sử dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng một số tỉnh khu vực miền đảo phía bắc năm 2013 2014 (Trang 79 - 83)

- Khảo sát sự hài lòng của người sử dụng nguồn nhân lực cử nhân điều dưỡng khu vực Biển đảo phía Bắc dựa vào bảng câu hỏi tự điền, tập trung

b- Phương pháp thu thập số liệu

4.2.5. Các giải pháp đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của cử nhân điều dưỡng

Người sử dụng lao động đều đồng ý các điều dưỡng mới tốt nghiệp cần thiết phải tham gia học thêm các khóa học bồi dưỡng sau khi tốt nghiệp mới đáp ứng được công việc trên thực tế (Bảng 3.15). Cụ thể:

- 77,3% cho rằng cần học thêm về kiến thức chuyên môn, 90,9% cho rằng cần học thêm về kỹ năng chuyên môn. Như vậy bổ sung về chuyên môn là cần thiết nhưng kỹ năng được lựa chọn nhiều hơn. Theo một số nghiên cứu cho thấy: Nguyễn Viết Cường: 85,7% điều dưỡng muốn đào tạo lại về chuyên môn kỹ thuật [35]. Tác giả Farida K. Ejaz khi nghiên cứu về nhu cầu đào tạo của 648 điều dưỡng tại bang Ohio cho thấy: có đến 45% người điều dưỡng cho rằng những nội dung họ được đào tạo tại trường học không đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại [65]

- 68,2% cho rằng cần phải nâng cao năng lực ngoại ngữ do năng lực ngoại ngữ được đánh giá rất cao trong công tác chăm sóc người bệnh và học tập nâng cao trình độ

- 72,7% cho rằng cần bổ trợ các kỹ năng mềm như quản lý giao tiếp ứng xử, thuyết trình, truyền thông giáo dục sức khỏe. Tác giả Farida K. Ejazvề khi nghiên cứu về nhu cầu đào tạo của 648 điều dưỡng tại bang Ohio cho thấy: có 27% điều dưỡng cho rằng những kỹ năng mềm như làm việc nhóm họ chưa bao giờ được đào tạo; 32% điều dưỡng phàn nàn rằng họ không được đào tạo về kỹ năng quản lý công việc [65].

Khi tham khảo các ý kiến của người sử dụng nhân lực tại các Sở y tế và bệnh viện nhằm đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao năng lực sinh viên điều dưỡng tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động (Bảng 3.16) đã có 17/22 (77,3%) người sử dụng lao động lựa chọn Thời lượng thực tập của sinh viên được tăng thêm do kỹ năng thực hành của sinh viên khi ra trường chưa đáp ứng công việc được ngay, bệnh viện phải mất 1 thời gian ngắn để đào tạo thêm; 18/22 (81,8%) người sử dụng lao động lựa chọn hàng năm Trường đại học có khảo sát về sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp để đánh giá chất lượng đào tạo sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành và đào tạo theo nhu cầu đang là 1 tất yếu; 19/22 (86,4%) người sử dụng lao động lựa chọn Sinh viên cần được học các khóa bổ trợ kỹ năng mềm: tư vấn, GDSK, thuyết phục, thảo luận nhóm…đáp ứng yêu cầu xã hội; 16/22 (72,7%) người sử dụng lao động lựa chọn Sinh viên cần được rèn luyện các phẩm chất cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc.

KẾT LUẬN

Thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực cử nhân diều dưỡng một số tỉnh khu vực biển đảo phía Bắc:

- Tỷ lệ ĐD/BS trung bình tại 5 tỉnh rất thấp 1,44. Để bảo đảm cơ cấu cán bộ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh là 3,5 điều dưỡng/ bác sĩ tại 5 tỉnh khu vực biển đảo phía Bắc của nước ta thiếu khoảng 16.520 điều dưỡng: số lượng thiếu gần gấp rưỡi số lượng hiện có.

- CNĐD chiếm tỷ lệ thấp 9,7%, CĐĐD là 16,4% các điều dưỡng trung học vẫn chiếm đa số với tỷ lệ trung bình là 73,9%. Đa số điều dưỡng ở trình độ trung học đặt ra nhu cầu đào tạo lại rất lớn trong khu vực.

Sự hài lòng của người sử dụng nguồn nhân lực cử nhân điều dưỡng

- Về năng lực nghiệp vụ:

 Năng lực ứng dụng kiến thức chuyên ngành: 31,8% rất hài lòng  Năng lực giao tiếp: chỉ có 22,7% người sử dụng lao động rất hài lòng - Về phẩm chất cá nhân:

 Trách nhiệm nghề nghiệp: 4,6% chưa hài lòng; chỉ có 18,2% là rất hài lòng  Tính độc lập: 81,8% cho rằng rất quan trọng nhưng 27,3% chưa hài lòng - Về năng lực lãnh đạo quản lý

 Tính chủ động: 40,9% chưa hài lòng

 Về năng lực lãnh đạo quản lý: 100% cho rằng quan trọng nhưng 31,8% chưa hài lòng

- Người sử dụng lao động kiến nghị các giải pháp tăng cường đào tạo kiến thức kỹ năng chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, kỹ năng mềm, tăng cường thực hành lâm sàng, đào tạo bổ sung hợp lý sau khi tốt nghiệp và nên có khảo sát ý kiến người sử dụng lao động hằng năm.

KIẾN NGHỊ

1. Tăng cường công tác đào tạo CNĐD tại các trường đại học với các hình thức điều dưỡng chính quy, tại chức, đào tạo theo địa chỉ.

2. Đào tạo liên tục dưới hình thức cấp chứng chỉ cho các điều dưỡng viên về các lĩnh vực điều dưỡng chuyên sâu như dinh dưỡng tiết chế, chống nhiễm khuẩn.

Commented [Khue3]: Nen neu ro tang cuong nhu the nào? tăng số lượng tuyển sinh hay chất lượng, cần bổ sung các năng lực gì không?

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu và sự hài lòng của người sử dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng một số tỉnh khu vực miền đảo phía bắc năm 2013 2014 (Trang 79 - 83)