- Khảo sát sự hài lòng của người sử dụng nguồn nhân lực cử nhân điều dưỡng khu vực Biển đảo phía Bắc dựa vào bảng câu hỏi tự điền, tập trung
b- Phương pháp thu thập số liệu
4.2. Khảo sát sự hài lòng của người sử dụng nguồn nhân lực CNĐD
Đánh giá chung về CNĐD
Có tới 95,5% người sử dụng lao động quyết định sẽ phân công cho một CNĐD mới tốt nghiệp làm công việc lâm sàng, các vị trí tại các khoa cận lâm sàng và các phòng ban lần lượt chiếm 36,4% và 9,1% sự lựa chọn của người sử dụng lao động (Hình 3.1). Vị trí lâm sàng được người sử dụng lao động chọn nhiều nhất do đây là vị trí thiếu nhiều nhất tại các bệnh viện và việc làm quen với các lĩnh vực lâm sàng khi mới tốt nghiệp giúp bác sỹ củng cố lại kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Tất cả các bệnh viện đều cho các bạn ban đầu phải chạy tất cả các khoa lâm sàng học tập và thử việc sau đó người ta mới tiến hành
cho làm việc độc lập. Theo đánh giá của người sử dụng lao động thì có đến 81,8% các CNĐD đều xác định công tác lâu dài tại cơ quan tuyển dụng (>4 năm) (Hình 3.2), cho thấy định hướng nghề nghiệp cao, không có ai về làm trong thời gian rất ngắn (6 tháng).
Đánh giá về mức độ quan trọng và sự hài lòng về năng lực nghiệp vụ
Năng lực giao tiếp: Có 81,8% các nhà sử dụng nhân lực đánh giá năng lực giao tiếp là rất quan trọng (Hình 3.3), tuy vậy chỉ có 22,7% nhà sử dụng nhân lực rất hài lòng với năng lực giao tiếp của CNĐD, 72,7% ở mức độ hài lòng và vẫn có 4,6% chưa được hài lòng (Hình 3.4).Phỏng vấn định tính cũng cho thấy các nhà sử dụng nhân lực khẳng định năng lực giao tiếp có mức độ quan trọng ngang với lĩnh vực chuyên môn và chăm sóc bệnh nhân, giao tiếp ứng xử với bệnh nhân đòi hỏi kỹ năng tốt không giống với giao tiếp thông thường, ngoài công tác chăm sóc người bệnh, thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng thì hiện nay điều dưỡng còn phải tuyên truyền phòng bệnh và giáo dục sức khỏe cho người bệnh vì điều dưỡng tiếp xúc với bệnh nhân nhiều nhất. Các CNĐD chính quy hay tại chức đều được đánh giá cao về mức độ giao tiếp và ứng xử, đạt được sự hài lòng của người sử dụng nhân lực, điều dưỡng đại học chính quy giao tiếp hơn hẳn trình độ trung cấp còn với các điều dưỡng tại chức, họ đã có thời gian làm việc tại bệnh viện hơn nữa phải là những người xuất sắc mới được cử đi học tập nâng cao trình độ nên cộng thêm quá trình học tập thì họ được đánh giá rất cao.
Kỹ năng giao tiếp của nhân viên y tế cũng phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của mỗi người, sự tự tin, năng lực chuyên môn kém dẫn đến khả năng tổng hợp, tóm tắt nội dung thu được kém làm cho cuộc giao tiếp không hiệu quả, người bệnh không tin tưởng vào việc chăm sóc cũng như điều trị của nhân viên y tế [73]. Sự chênh lệch tuổi tác cũng ảnh hưởng đến giao tiếp, như nhân viên y tế trẻ tuổi, mới ra trường phỏng vấn người lớn tuổi, người già gây nên tâm lý ngại tiếp xúc, ngại hỏi [73]. Vì các yếu tố trên mà một số năng lực giao tiếp của người điều dưỡng chưa đạt được sự hài lòng cao. Một số kỹ năng giao tiếp chuyên sâu như tư vấn, tuyên truyền giáo dục sức khỏe của điều dưỡng vẫn chưa đạt được sự hài lòng cao của người sử dụng nguồn nhân lực, mặc dù bệnh viện
cũng đã có chương trình tập huấn thêm kỹ năng giao tiếp đặc biệt về kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh nhưng việc áp dụng những kỹ năng này trong chăm sóc người bệnh còn hạn chế. Lý do chính được đưa ra là số lượng bệnh nhân quá đông tại bệnh viện nên phần lớn các điều dưỡng không có thời gian để làm việc này. Khó khăn về thời gian là trở ngại của hầu hết điều dưỡng ở mọi quốc gia [71] [75].
Năng lực ứng dụng chuyên môn và Kiến thức chuyên ngành : 86,3% các nhà
sử dụng nhân lực đều cho rằng rất quan trọng, 13,7% ở mức quan trọng (Hình 3.5). Có 45,5% và 31,8% rất hài lòng với Năng lực ứng dụng chuyên môn và Kiến thức chuyên ngành của CNĐD, còn lại ở mức độ hài lòng và không có ai không hài lòng (Hình 3.6). Trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đội ngũ điều dưỡng viên đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế và đưa các dịch vụ chăm sóc hướng về cộng đồng. Điều dưỡng viên không chỉ thực hiện y lệnh của thầy thuốc mà còn phải chủ động chăm sóc và tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh, sự thay đổi chức năng này đã dẫn đến sự thay đổi vai trò vị trí của người điều dưỡng trong ngành y tế và trong xã hội[35]. Để đạt được điều đó thì kiến thức chuyên ngành và kỹ năng chuyên môn về điều dưỡng là quan trọng nhất. Khi phỏng vấn sâu các nhà sử dụng nhân lực cũng cho thấy mức độ quan trọng và sự hài lòng về Kiến thức chuyên ngành và Năng lực ứng dụng chuyên môn của CNĐD, họ đánh giá quan trọng nhất vẫn là những kiến thức cơ bản về chăm sóc bệnh nhân và kỹ năng thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, chuyên sâu. Điều dưỡng đại học tạo được sự khác biệt với các điều dưỡng trung cấp về kiến thức và kỹ năng chuyên ngành. Đối tượng CNĐD hệ tại chức là những điều dưỡng trung học vừa học vừa làm, trước đó họ đã có thời gian nhất định làm việc tại các bệnh viện nên khi đi học bản thân họ đã có những kỹ năng lâm sàng nhất định đặc biệt là các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, chính điều đó tạo nên sự thuận lợi rất lớn trong việc học tập các kỹ năng lâm sàng tại trường. Hầu hết các CNĐD tại chức đều nhận được sự hài lòng của người sử dụng nhân lực và được kỳ vọng rất cao, người sử dụng nhân lực tin tưởng rằng đây sẽ là những nhân tố chính trong bệnh
viện trong việc triển khai các kỹ thuật điều dưỡng chuẩn theo đúng quy trình và tiến tới chăm sóc bệnh nhân một cách toàn diện. Đối với các CNĐD chính quy thì kiến thức chuyên ngành của họ được đánh giá rất cao, chính điều này đã tạo lên sự khác biệt lớn nhất đối với các hệ đào tạo điều dưỡng cao đẳng và trung cấp. Kiến thức chuyên ngành tốt tạo điền kiện thuận lợi để thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản chuẩn theo quy trình và chăm sóc người bệnh toàn diện.
Qua phỏng vấn sâu các lãnh đạo cũng thấy rằng giữa kiến thức chuyên ngành và kỹ năng lâm sàng mặc dù được đánh giá có mức độ quan trọng ngang nhau nhưng CNĐD đạt được sự hài lòng cao về kiến thức chuyên ngành tuy nhiên kỹ năng lâm sàng lại cần phải được rèn luyện bổ sung thêm khi về làm việc tại bệnh viện đặc biệt là các bạn ĐD chính quy mới ra trường. Mặc dù cần thời gian học hỏi và làm quen tại bệnh viện nhưng người sử dụng nhân lực cũng đánh giá cao sự tiến bộ và thích ứng với công việc mới của điều dưỡng do bản thân đã có kiến thức khá vững nên quá trình học hỏi thuận lợi hơn so với những điều dưỡng trung cấp.
Các năng lực nghiệp vụ khác của CNĐD: Đánh giá về mức độ quan trọng hầu hết đều ở mức quan trọng và rất quan trọng tuy nhiên mức độ hài lòng của người sử dụng nhân lực vẫn chưa ở mức cao, thậm chí chưa hài lòng với một số năng lực nghiệp vụ của CNĐD. Thiếu chuẩn thực hành lâm sàng trong đào tạo ĐDV và HSV dẫn đến chưa áp dụng được đào tạo dựa trên năng lực một cách toàn diện[21,29]. Do vậy chưa thể bảo đảm ĐDV khi tốt nghiệp đạt được những năng lực nghiệp vụ cần thiết theo chuẩn quốc gia và khu vực[29,79]. Cụ thể Năng lực nghiên cứu khoa học, 72,7% cho rằng rất quan trọng nhưng có tới 22,7% không hài lòng với năng lực này của CNĐD (Bảng 3.13). Khi phỏng vấn sâu lãnh đạo cho thấy điều dưỡng chưa làm được nghiên cứu khoa học tại bệnh viện mặc dù đây là 1 nhiệm vụ quan trọng. Thông thường họ phải làm cùng với những người khác trong bệnh viện để học hỏi thêm, mặt khác chất lượng của những nghiên cứu này chưa được đánh giá cao, hầu hết chỉ dừng lại ở mức thống kê. Các nhà sử dụng nhân lực rất mong muốn trường sẽ đào tạo thêm về năng lực này cho sinh viên, đặc biệt là các sinh viên điều dưỡng chính quy vì năng lực nghiên cứu
khoa học là 1 trong nhưng năng lực nghiệp vụ quan trọng nhưng ở năng lực này các em không được đánh giá cao so với đối tượng tại chức. Nghiên cứu về năng lực nghiên cứu khoa học của điều dưỡng viên, một số nghiên cứu cho thấy điều dưỡng vẫn chưa thật sự coi trọng vai trò của nghiên cứu khoa học là lợi ích của việc ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực hành chăm sóc người bệnh[58] [61] [67]. Điều dưỡng vẫn chưa khẳng định được giá trị ngành nghề của mình trong hệ thống y tế và vẫn thiếu kỹ năng xác định các vấn đề lâm sàng và dùng nghiên cứu khoa học để trả lời cho những vấn đề đó [69].
Năng lực ngoại ngữ: có đến 45,5% người sử dụng nhân lực không hài lòng về năng lực ngoại ngữ của CNĐD (Bảng 3.13). Đây là năng lực nghiệp vụ nhận được sự không hài lòng nhiều nhất cho thấy năng lực ngoại ngữ của các CNĐD còn hạn chế. Tại các bệnh viện nhu cầu khám chữa bệnh cho người nước ngoài ngày càng tăng đòi hỏi người điều dưỡng cần có năng lực ngoại ngữ nhất định. Đặc biệt tại các tỉnh có dịch vụ du lịch phát triển như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An thì nhu cầu này càng cao, các nhà sử dụng nhân lực cũng nhận thức được điều này và đặt ra những yêu cầu cơ bản cho điều dưỡng khi chăm sóc các người bệnh là người nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay tại các bệnh viện, các nhân viên y tế vẫn chưa làm tốt công tác điều trị và chăm sóc, nguyên nhân chính là do khả năng ngoại ngữ chưa tốt, đây là rào cản chính để trong quá trình chăm sóc người bệnh[57]. Hầu hết các trường hợp người nước ngoài đến khám bệnh phải có phiên dịch của mình và họ không muốn ở lại điều trị tại các bệnh viện địa phương mà muốn chuyển lên bệnh viện tuyến trung ương hay trở lại nước để điều trị và điều dưỡng.
Đánh giá về mức độ quan trọng và sự hài lòng về các phẩm chất cá nhân:
Tính độc lập: 81,8% cho rằng rất quan trọng nhưng có tới 27,3% không hài lòng với năng lực này của CNĐD cho rằng họ vẫn chưa phát huy tính độc lập, còn thụ động làm theo y lệnh của Bác sỹ. Phỏng vấn sâu định tính người sử dụng nhân lực cũng cho thấy điều dưỡng mới ra trường còn dè dặt, chưa mạnh dạn, hay làm theo sự phân công của bác sỹ và điều dưỡng trưởng, đặc biệt khi lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh rất lúng túng mặc dù đây là nhiệm vụ
chính của người điều dưỡng. Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng cũng đưa ra nhận định tương tự về sự độc lập của người điều dưỡng: do chưa có phân cấp cụ thể phạm vi hành nghề của điều dưỡng theo trình độ đào tạo dẫn đến điều dưỡng dù có trình độ đào tạo khác nhau nhưng thực hành không khác nhau và thiếu sự phân định giữa vai trò của điều dưỡng và của bác sĩ trong chuỗi chăm sóc y tế liên tục cho người bệnh. Trong thực hành chăm sóc người bệnh, điều dưỡng còn thiếu tính tự chủ mà chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh của bác sĩ. Điều này đã dẫn đến một thực tế là nghề điều dưỡng vẫn còn chưa được nhìn nhận như các nghề độc lập [31].
Tính chủ động: Đánh giá về mức độ quan trọng 90,9% các nhà sử dụng nhân
lực đều cho rằng rất quan trọng, 9,1% ở mức quan trọng, nhưng có đến 40,9% không hài lòng về tính chủ động của CNĐD, cho rằng họ không chủ động, chỉ làm theo kế hoạch từ trên xuống, 45,5% hài lòng và chỉ có 13,6% là rất hài lòng. Khi mới ra trường điều dưỡng chưa thể chủ động, độc lập trong công việc ngay được mà phải trải qua giai đoạn thử việc, đây là giai đoạn để học hỏi, rèn luyện thêm các kỹ năng lâm sàng, làm quen với môi trường làm việc mới sau đó mới có thể chủ động, độc lập. Trong thực hành chăm sóc người bệnh, điều dưỡng còn thiếu tính tự chủ mà chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh của bác sĩ. Điều này đã dẫn đến một thực tế là nghề điều dưỡng vẫn còn chưa được nhìn nhận như các nghề độc lập [31]. Bên cạnh đó, do còn bị ảnh hưởng nhiều bởi quan niệm cũ coi điều dưỡng chỉ là người giúp việc cho bác sỹ nên tính chuyên nghiệp của điều dưỡng còn nhiều hạn chế. Bản thân họ còn mang nặng tư tưởng tự ti, phụ thuộc nên không chủ động trong công tác điều dưỡng. Chính vì điều này mà có đến 40,9% người sử dụng nhân lực không hài lòng về tính chủ động của điều dưỡng. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh đồng thời làm cho mối quan hệ giữa bác sĩ và điều dưỡng chưa mang tính chủ động và cộng tác, từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng và áp dụng ở Việt Nam các mô hình làm việc tiên tiến trong đó điều dưỡng làm chủ, chịu trách nhiệm chính như ở các nước phát triển [31].
Đánh giá về mức độ quan trọng và hài lòng về năng lực tổ chức điều hành:
Đánh giá về mức độ quan trọng tất cả đều được đánh giá ở mức quan trọng và rất quan trọng nhưng người sử dụng nhân lực vẫn chưa ở mức hài lòng, thậm chí vẫn chưa hài lòng với năng lực tổ chức điều hành của CNĐD. Năng lực lãnh đạo quản lý có đến 27,3% và 72,7% người sử dụng nhân lực cho rằng năng lực này quan trọng và rất quan trọng nhưng chỉ có 54,6% và 13,6% hài lòng và rất hài lòng. Năng lực lãnh đạo, quản lý điều dưỡng là người điều dưỡng có năng lực tham gia xây dựng chính sách, điều hành chăm sóc người bệnh, tham gia nghiên cứu và giảng dạy cho điều dưỡng có hiệu quả[30]. Khi phỏng vấn sâu cho thấy các nhà lãnh đạo đánh giá rất cao mức độ quan trọng của năng lực tổ chức, điều phối nhiệm vụ và năng lực lãnh đạo quản lý. Các CNĐD đặc biệt là hệ tại chức hầu như sau khi đi học về đều được bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, trưởng khối tại bệnh viện nên các nhà lãnh đạo có yêu cầu rất cao đối với những đối tượng này. Chính vì lẽ đó mà mức độ hài lòng về năng lực này chưa được cao.