Thực trạng và nhu cầu chung nhân lực CNĐD 5 tỉnh khu vực BĐPB

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu và sự hài lòng của người sử dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng một số tỉnh khu vực miền đảo phía bắc năm 2013 2014 (Trang 62 - 65)

- Khảo sát sự hài lòng của người sử dụng nguồn nhân lực cử nhân điều dưỡng khu vực Biển đảo phía Bắc dựa vào bảng câu hỏi tự điền, tập trung

4.1.1.Thực trạng và nhu cầu chung nhân lực CNĐD 5 tỉnh khu vực BĐPB

b- Phương pháp thu thập số liệu

4.1.1.Thực trạng và nhu cầu chung nhân lực CNĐD 5 tỉnh khu vực BĐPB

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tại các tỉnh được khảo sát theo thống kê từ các Sở y tế tỷ lệ ĐD/BS rất thấp là 1,44 nghĩa là cứ 1 bác sỹ chỉ có 1,44 điều dưỡng. Tỉnh Quảng Ninh có tỷ lệ cao nhất 1,75; sau đó là Nam Định 1,73. Các tỉnh Hải Phòng, Nghệ An và Thanh Hóa tỷ lệ này rất thấp lần lượt là 1,45 ; 1,36 ; 1,27 (Bảng 3.1). Theo thống kê năm 2008 của TCYTTG, tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh/bác sỹ ở Philippine là 5,1; ở Indonesia là 8,0; Thái Lan là 7,0 trong khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ là 1,6 xếp ở hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á [31]. Như vậy tỷ lệ 1,44 này còn thấp hơn tỷ lệ ĐD/BS ở nước ta cách đây 5 năm. Tỷ lệ này cũng thấp hơn trong nghiên cứu của Lương Ngọc Khuê khi thống kê tỷ lệ ĐD/BS tại các bệnh viện trong cả nước là 1,8 [44]. Tuy nhiên kết quả này lại cao hơn tỷ lệ ĐD/BS của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 là 1,3[34] ; cao hơn tỷ lệ ĐD/BS của cả nước năm 2009 là 1,33 [23] và năm 2010 là 1,29[25] Mặc dù vậy tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh /bác sỹ ở các cơ sở KBCB còn rất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác điều dưỡng, chăm sóc người bệnh và chất lượng dịch vụ KBCB. Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới, tỷ lệ này nên đạt ở mức 1/3,5 (cứ mỗi bác sĩ thì có 3,5 điều dưỡng). Theo Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, ở phần nhân lực (trang 6) bảo đảm cơ cấu cán bộ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh là 3,5 điều dưỡng/ bác sĩ [37]. Như vậy còn thiếu rất nhiều điều dưỡng, hộ sinh làm việc tại các cơ sở y tế, tính đến năm 2020, cả nước còn thiếu từ 40.000 đến 60.000 điều dưỡng: số lượng thiếu gần bằng số lượng hiện có[23], số điều dưỡng thành phố Hồ Chí Minh đang thiếu là 16.693 người: số lượng thiếu nhiều gấp rưỡi lần số lượng hiện có[34]. Trên nguyên tắc đó thì đến năm 2020 khu vực biển đảo phía Bắc của nước ta cũng thiếu khoảng 16.520 điều

dưỡng: số lượng thiếu gần gấp rưỡi số lượng hiện có. Tỷ lệ ĐD/10.000 dân trung bình là 10,1. Quảng Ninh có tỷ lệ cao nhất 14,3; thấp nhất tại tỉnh Thanh Hóa chỉ có 6,72(Bảng 3.2). Tỷ lệ trung bình tại 5 tỉnh cao hơn trong thống kê tỷ lệ ĐD/10.000 dân năm 2009 là 7,82 [23]. Tuy nhiên theo quy hoạch tới năm 2015 thì tỷ lệ này phải đạt 15,5/10.000 dân và đến năm 2020 đạt 25/10.000 dân [31, 38], như vậy thời gian tới nhu cầu nhân lực điều dưỡng tại 5 tỉnh là rất lớn. Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy sự mất cân đối về nhân lực điều dưỡng tại các tỉnh, Quảng Ninh có tỷ lệ cao nhất 14,3; trong khi đó tại Thanh Hóa lại rất thấp chỉ có 6,72 (Bảng 3.2).

Mặt khác, xuất phát từ nhu cầu chăm sóc người bệnh, Bộ Y tế đã quy định các cơ sở y tế, các Viện có giường bệnh, các bệnh viện, các Trung tâm y tế có từ 150 giường bệnh trở lên thì trưởng phòng Điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng bệnh viện và Điều dưỡng trưởng khoa phải có trình độ đại học[51]. Hiện tại nước ta có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với 960 bệnh viện thuộc hệ thống nhà nước và tư nhân cấp huyện trở lên. Nếu mỗi sở y tế bình quân cần 3 điều dưỡng viên trình độ đại học và mỗi bệnh viện cần bình quân 12 điều dưỡng viên có trình độ đại học để bố trí giữ các chức vụ Điều dưỡng trưởng của Sở, Bệnh viện và Khoa thì cần phải có 15.000 Điều dưỡng đại học mới đáp ứng được nhu cầu, đó là chưa kể nhu cầu phải đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ Điều dưỡng viên để đáp ứng yêu cầu chăm sóc người bệnh và sử dụng trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại[56]. Ngoài ra nước ta cần chuẩn bị đội ngũ giảng viên là điều dưỡng để giảng dạy trong các trường điều dưỡng hiện nay và tương lai, ước tính khoảng 3000 người có trình độ đại học trở lên [56, 51]. Như vậy nguồn nhân lực điều dưỡng của nước ta vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng mặc dù trong những năm vừa qua các trường đào tạo Y Dược có rất nhiều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đào tạo của mình.

Dựa vào thống kê từ các Sở y tếtỉnh HảiPhòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa và Nghệ An thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong khu vực có tổng cộng 1121 điều dưỡng đại học trong tổng số 11518 điều dưỡng viên, chiếm tỷ lệ thấp 9,7%, CĐĐD là 16,4% và các điều dưỡng trung học vẫn

chiếm đa số với tỷ lệ trung bình là 73,9% (Bảng 3.2). Tỷ lệ điều dưỡng viên có trình độ đại học và cao đẳng khu vực BĐPB cao hơn so với kết quả kiểm tra các bệnh viện năm 2010 của Cục khám chữa bệnh – Bộ y tế là 85% lực lượng điều dưỡng, hộ sinh còn ở trình độ trung cấp, Việt Nam mới chỉ có 15% điều dưỡng, hộ sinh có trình độ cao đẳng, đại học tương đương với chuẩn đào tạo mà chính phủ các nước ASEAN đã ký kết trong Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về dịch vụ điều dưỡng và theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới[56, 77, 78]. Có được điều này là do trong những năm gần đây với sự phát triển của công tác đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, nhiều loại hình điều dưỡng, hộ sinh được hình thành như cử nhân điều dưỡng, cử nhân điều dưỡng sản-phụ khoa, thạc sĩ, chuyên khoa I điều dưỡng. Mặc dù vậy công tác đào tạo bồi dưỡng Điều dưỡng của nước ta đang đứng trước những yêu cầu và đòi hỏi phải được đổi mới, mà thực chất là cần có sự đột phá để có thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn, hoàn hảo hơn. Đồng thời chỉ có thể thông qua công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ mới tạo nên động lực thúc đẩy ngành Điều dưỡng nước nhà đuổi kịp và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

Tuy vậy tại các tỉnh tỷ lệ CNĐD lại không đồng đều nhau trong đó tỉnh Nam Định có tỷ lệ cao nhất 18,6%, thấp nhất là tỉnh Nghệ An chỉ có 4,7% CNĐD (Bảng 3.2). Nguyên nhân được giải thích do Nam Định là tỉnh có Trường đại học Điều dưỡng của cả nước cùng với sự đào tạo chuyên về điều dưỡng ở cả 3 trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp nên các cơ sở y tế tại Nam Định dễ dàng tuyển điều dưỡng hơn đặc biệt là các CNĐD. Hải Phòng cũng là tỉnh có trường Đại học Y dược Hải Phòng thuộc địa bàn tỉnh nhưng tỷ lệ CNĐD lại không cao, toàn tỉnh chỉ có 259 CNĐD chiếm tỷ lệ 9,8%, đặc biệt lại là tỉnh có tỷ lệ điều dưỡng trung học cao nhất trong khu vực 83,1%. Nguyên nhân có thể do các điều dưỡng đại học chiếm phần lớn là tại chức được các cơ quan cử đi học nên số lượng này không nhiều, còn lại các điều dưỡng chính quy sau khi ra trường số ở lại công tác tại Hải Phòng rất ít, hầu như Sở y tế Hải Phòng không được báo cáo về số nhân lực này do số lượng quá nhỏ. Điều này cũng phù hợp với quy mô đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy tại trường Đại học Y dược

Hải Phòng do mỗi năm chỉ đào tạo từ 50-60 sinh viên/khóa. Mặc dù đã tốt nghiệp được 5 khóa nhưng số lượng cũng ở mức rất thấp và các em phần lớn từ các tỉnh khác về học nên sau khi học xong số rất ít ở lại làm việc tại Hải Phòng.

Nhu cầu đào tạo lại điều dưỡng:

Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy các nhà sử dụng nhân lực khẳng định đào tạo liên tục là nhu cầu bức thiết hàng năm của nhân viên y tế nói chung cũng như của điều dưỡng nói riêng. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách y tế khi nghiên cứu về công tác đào tạo liên tục tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản “ Đào tạo lại là nhu cầu bức thiết hàng năm của nhân viên y tế thuộc mạng lưới các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã”[55]. Nhận định này cũng phù hợp với đối tượng điều dưỡng trong nghiên cứu vềThực trạng nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng nội, ngoại, nhi tại các bệnh viện tuyến tỉnh Nam Định” của Đỗ Minh Sinh [52]. Hằng năm đều có đào tạo lại cho nhân viên thậm chí cả những cán bộ quản lý, lãnh đạo bệnh viện dưới hình thức các khóa học ngắn ngày cập nhật về chuyên môn hay quản lý, và có hình thức đánh giá tại bệnh viện để kiểm tra tay nghề.

Nhu cầu đào tạo chuyên ngành mới cho điều dưỡng:

Phỏng vấn sâu các lãnh đạo Sở y tế và lãnh đạo phụ trách về nhân lực tại 1 số bệnh viện trong khu vực biển đảo phía Bắc, khi đặt câu hỏi về chuyên ngành mới nào phù hợp với điều dưỡng và phù hợp với nhu cầu chăm sóc người bệnh hiện nay chúng tôi đã nhận được kết quả các lĩnh vực mới của điều dưỡng là dinh dưỡng tiết chế và kiểm soát nhiễm khuẩn, các lĩnh vực này cần được quan tâm hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu và sự hài lòng của người sử dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng một số tỉnh khu vực miền đảo phía bắc năm 2013 2014 (Trang 62 - 65)