- Khảo sát sự hài lòng của người sử dụng nguồn nhân lực cử nhân điều dưỡng khu vực Biển đảo phía Bắc dựa vào bảng câu hỏi tự điền, tập trung
b- Phương pháp thu thập số liệu
3.1.1. Thực trạng và nhu cầu chung về nhân lực cử nhân điều dưỡng 5 tỉnh biển đảo phía Bắc
đảo phía Bắc
3.1.1. Thực trạng và nhu cầu chung về nhân lực cử nhân điều dưỡng 5 tỉnh biển đảo phía Bắc biển đảo phía Bắc
Bảng 3.1: Các chỉ số về Điều dưỡng 5 tỉnh khu vực BĐPB Tỉnh/ Thành phố Bác sỹ Điều dưỡng Dân số Tỷ lệ ĐD /10000 dân Tỷ lệ ĐD/BS Hải Phòng 1826 2648 1.925.200 13,75 1.45 Quảng Ninh 968 1695 1.185.200 14,30 1,75 Nam Định 844 1456 1.839.900 7,91 1.73 Thanh Hóa 1842 2338 3.476.600 6,72 1,27 Nghệ An 2513 3381 2.978.700 11,35 1.36 Tổng 7993 11518 11.405.600 10,1 1,44
Nhận xét: Theo số liệu thông kê từ các Sở y tếtỷ lệ ĐD/BS rất thấp (1,44), cao nhất là Quảng Ninh (1,75); thấp nhất tại Nam Định chỉ có 1,27. Tỷ lệ ĐD/10.000 dân trung bình là 10,1. Quảng Ninh có tỷ lệ cao nhất 14,3; thấp nhất tại tỉnh Thanh Hóa chỉ có 6,72.
Bảng 3.2: Thực trạng chung nguồn nhân lực CNĐD 5 tỉnh khu vực BĐPB Tỉnh/ Thành Phố CNĐD CĐĐD ĐDTH Tổng n(%0) n(%) n(%) n(%) Hải Phòng 259(9,8) 188(7,1) 2201(83,1) 2648(100) Quảng Ninh 167(9,9) 296(17,5) 1232(72,6) 1695(100) Nam Định 270(18,6) 203(13,9) 983(67,5) 1456(100) Thanh Hóa 268(11,5) 520(22,2) 1550(66,3) 2338(100) Nghệ An 157(4,7) 681(20,1) 2543(75,2) 3381(100) Tổng 1121(9,7) 1888(16,4) 8509(73,9) 11518(100)
Nhận xét: Theo số liệu thống kê từ các Sở y tế về nhân lực điều dưỡng các địa phương, điều dưỡng trung học chiếm đa số (73,9%), CĐĐD 16,4%, CNĐD chỉ chiếm 9,7%. Nam Định có tỷ lệ CNĐD cao nhất (18,6%), Nghệ An có tỷ lệ CNĐD thấp nhất (4,7%). Hải Phòng có đến 83,1% điều dưỡng ở trình độ trung học.
Thực trạng chung nhân lực cử nhân điều dưỡng của khu vực:
Các kết quả phỏng vấn định tính lãnh đạo Sở y tế và các bệnh viện đều cho thấy thực trạng nhân lực điều dưỡng không đủ về cả số lượng cũng như cơ cấu và trình độ chuyên môn. Có sự chênh lệch rất lớn về trình độ nhân lực điều dưỡng trong đó đa số là điều dưỡng trung học, CNĐD chiếm số lượng rất ít:“Tình hình nhân lực y tế chung của thành phố hiện nay tính cả biên chế được giao, và lao động hợp đồng, theo hướng dẫn thông tư 04/08 (thông tư 08/2007/TTLT-BYT- BNV Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước) thì đều không đủ cả về số lượng cũng như về cơ cấu và trình độ chuyên môn, theo đúng quy định thì điều dưỡng thiếu nhiều nhất” - PGĐ Sở y tế Hải Phòng
Nguyên nhân thiếu nhân lực điều dưỡng trong khu vực:
Sự thiếu hụt số lượng điều dưỡng nói chung và các cử nhân điều dưỡng nói riêng do số lượng biên chế mà các Sở y tế, bệnh viện dành cho điều dưỡng rất hạn chế, ưu tiên biên chế cho các đối tượng khác trong bệnh viện như bác sỹ, dược sỹ. Mặt khác thu nhập cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự thiếu hụt nhân lực điều dưỡng, để cải thiện thu nhập cho nhân viên, một số bệnh viện cố gắng hạn chế tuyển dụng điều dưỡng hoặc tuyển dụng điều dưỡng trung học để giảm chi phí:“ Nếu có thêm chỉ tiêu biên chế thì ưu tiên tuyển thêm bác sỹ do nhiều khoa hiện tại chưa có bác sỹ chuyên sâu” GĐ-BV huyện đảo Cát Bà, “Về số lượng điều dưỡng cần đạt 2,5 điều dưỡng trên 1 bác sỹ, tại bệnh viện là thấp hơn nhưng theo chủ trương tự chủ về biên chế và tài chính nên với nhân lực hiện nay là đủ” - Trưởng phòng TCCB bệnh viện Việt Tiệp.
Số lượng cử nhân điều dưỡng trong khu vực rất thấp cũng do các bệnh viện đã hết biên chế để có thể tuyển dụng thêm các CNĐD chính quy, còn việc cử các điều dưỡng trung học học tập nâng cao trình độ cũng gặp khó khăn do không có nhân lực làm việc tại bệnh viện, mỗi năm chỉ có thể cử số lượng rất ít mặc dù bản thân các điều dưỡng mong muốn được có cơ hội học tập nâng cao trình độ nên hình thức đào tạo điều dưỡng tại chức vừa học vừa làm được các nhà lãnh đạo rất ủng hộ:“ Đào tạo điều dưỡng vừa học vừa làm thì rất hay vì nhân lực không đủ để bệnh viện cử đi học tập trung, các bạn điều dưỡng cũng có mong muốn học tập rất cao nên đào tạo từ xa, vừa học vừa làm là phù hợp” - PGĐ Sở y tế Hải Phòng
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực cử nhân điều dưỡng:
Nhu cầu đến năm 2020 cần một số lượng lớn các điều dưỡng đặc biệt là điều dưỡng đại học trong đó bao gồm điều dưỡng đại học chính quy và tại chức:
“Đến năm 2020, về điều dưỡng, hộ sinh trình độ cao đẳng và đại học, cần có khoảng 1326 điều dưỡng, hiện nay có khoảng hơn 400 người, như vậy là cần có 800 đến 900 điều dưỡng nữa trong đó tính cả điều dưỡng chính quy và tại chức”- PGĐ Sở y tế Hải Phòng
Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng:
Đa số các điều dưỡng ở trình độ trung học nên nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ được nhà lãnh đạo đề cao, khuyến khích. Trong kế hoạch của bệnh viện hàng năm đều có kế hoạch đào tạo điều dưỡng trung học lên đại học hay các khóa đào tạo liên tục về chuyên ngành:“Hàng năm bệnh viện đều cử các cán bộ đi đào tạo lại như chuyên ngành điều dưỡng từ 3 – 4 cán bộ/1 năm học hệ tại chức CNĐD” - Trưởng phòng TCCB bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng
Nhu cầu đào tạo lại:
Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy các nhà sử dụng nhân lực khẳng định đào tạo liên tục là nhu cầu bức thiết hàng năm của điều dưỡng dưới hình thức các khóa học ngắn ngày cập nhật về chuyên môn hay quản lý, và có hình thức đánh giá tại bệnh viện để kiểm tra tay nghề:“Về đào tạo lại thì hàng năm đào tạo lại hết, kể cả cán bộ quản lý. Hình thức đào tạo có thể học đinh kỳ 3 tháng, 1 tháng, 15 ngày hoặc đào tạo tại chỗ, ba là tập huấn tại chỗ khác.” ,
“Đào tạo từ xa phải đổi mới lại ví dụ có thể bệnh viện hợp tác với trường nào đó, đào tạo 1 khóa, số lượng học viên không nhiều, chứ không nhất thiết phải tập hợp nhiều bệnh viện lại và phải cấp bằng thực sự vì đó là hành lang pháp lý để cho cán bộ làm việc”- PGĐ-BV tỉnh Nghệ An
Mặt khác cũng có nhu cầu đào tạo ngắn hạn các chuyên ngành điều dưỡng chuyên sâu từ 3 đến 6 tháng, có cấp chứng chỉ hành nghề. Với hình thức này bệnh viện khuyến khích và sẵn sàng chi trả học phí để điều dưỡng học tập lên.
Nhu cầu đào tạo chuyên ngành mới cho điều dưỡng:
Phỏng vấn sâu các lãnh đạo Sở y tế và lãnh đạo phụ trách về nhân lực tại một số bệnh viện trong khu vực biển đảo phía Bắc, khi đặt câu hỏi về chuyên ngành mới nào phù hợp với điều dưỡng và phù hợp với nhu cầu chăm sóc người bệnh hiện nay chúng tôi đã nhận được kết quả là dinh dưỡng tiết chế và kiểm soát nhiễm khuẩn, các lĩnh vực này cần được quan tâm hơn trong thời gian tới:“Chúng tôi đang cần điều dưỡng chuyên khoa về dinh dưỡng lâm sàng và kiểm soát nhiễm khuẩn, đào tạo theo hình thức cấp chứng chỉ vì 2 lĩnh vực này rất quan trọng nhưng chưa có đào tạo định hướng” - PGĐ-BV thành phố Cẩm
Phả. “Thực tế khoa kiểm soát nhiễm khuẩn chưa tương xứng với thực tế, nhiệm vụ khoa kiểm soát nhiễm khuẩn mới chỉ là giặt quần áo của bệnh nhân, hấp dụng cụ. Còn thực hiện các nhiệm vụ như kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện thì chưa làm được. Không cần 1 bác sỹ xuống phụ trách khoa phòng chống nhiễm khuẩn mà chỉ cần cử nhân điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu là được” - GĐ- BV thành phố Thanh Hóa