Cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 26 - 27)

Cơ sở hạ tầng GTNT phát triển tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp, nông thôn. Những vùng có cơ sở hạ tầng đảm bảo, đặc biệt là mạng lưới giao thông sẽ là nhân tố thu hút nguồn lao động, hạ giá thành trong sản xuất và mở rộng thị trường nông thôn.

Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tốt đảm bảo cho người dân trong sản xuất, giúp giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong sản xuất kinh tế nông nghiệp và các ngành liên quan trực tiếp đến nông nghiệp - khu vực phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

Cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn tốt tăng khả năng giao lưu hàng hoá, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ nông dân tăng gia sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ nông dân tăng, đời sống nông dân được nâng lên, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Cơ

sở hạ tầng giao thông nông thôn phát triển tạo điều kiện tổ chức đời sống xã hội trên điạ bàn, tạo một cuộc sống tốt hơn cho nông dân, nhờ đó mà giảm được dòng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, giảm bớt gánh nặng cho thành thị…Thị trường sản xuất hoạt động ổn định trong dài hạn.

Nói tóm lại, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là nhân tố đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt để thực hiện chương trình phát triển kinh tế- xã hội nói chung và để thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng. Vì vậy, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cấu trúc nền kinh tế thế giới thay đổi đã đặt ra nhu cầu: cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo điều kiện thuận lợi chi các ngành, các vùng phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w