Nhóm giải pháp về nâng cao vai trò quản lý của nhà nước.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 88 - 91)

3.3.3.1 Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường nông sản.

Nhà nước tiếp tục cải tiến chính sách giá nông sản, nâng cao vai trò điều tiết giá của nhà nước phù hợp với sự biến động của giá thị trường.

Tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo thu mua nông sản theo thời vụ hình thành quỹ dự trữ thương mại phù hợp với quy mô và cường độ lưu thông của từng loại nông sản.

Hoàn thiện chính sách đầu tư nông nghiệp nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho nông thôn.

3.3.3.2. Xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững.

Khuyến khích các công nghệ tự cung, tự cấp, ít tiêu hao nguyên liệu đầu vào, sản xuất ít năng lượng bao gồm cả canh tác bản địa. Trợ giúp nghiên cứu về các thiết bị nhằm sử dụng tối ưu sức lao động của con người và các yếu tố đầu vào.

Để thúc đẩy nông dân quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững nhà nước cần tạo điều kiện cho nhân dân chăm lo mảnh đất của mình bằng thừa nhận quyền sở hữu đất đai cho vay tín dụng, cung cấp công nghệ, được đào tạo về nông nghiệp, các nhà nghiên cứu cũng cần phải phát triển các kỹ thuật canh tác thân thiện về mặt môi trường và các trường học phải đưa môn sinh thái vào chương trình đào tạo nông nghiệp

3.3.3.2.Hoàn thiện hệ thống chính sách nông nghiệp.

Một là, hoàn thiện chính sách đất đai, hoàn thiện việc sửa đổi bổ sung luật đất đai theo hướng tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu của toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để phân bố và sử dụng có hiệu quả, bổ sung, hoàn thiện các chính sách để tăng cường nguồn lực cho nông nghiệp, nông thôn. Mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn.

Hai là, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp.

Ba là, thực hiện cho vay vốn trực tiếp đến hộ sản xuất đảm bảo nguyên tắc thỏa mãn nhu cầu vốn vay bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng vốn có hiệu quả KT - XH bằng cách nhà nước tìm cách đưa tín dụng đến tay nông dân thông qua hình thức cho vay qua tổ nhóm, lựa chọn ưu tiên với các mặt hàng có tiềm năng thị trường mà nhân dân đang cần vay vốn đầu tư (lúa gạo, chăn nuôi gia súc, thủy sản).

Bốn là, chính sách khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp.

Nhà nước tăng đầu tư ngân sách cho công tác nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ để sớm đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu

vực. Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà khoa học với nông dân trong sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Vấn đề phát triển bền vững đã được nghiên cứu sâu rộng trên thế giới nhưng đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng vẫn đang là vấn đề có tính thời sự. Tính quy luật của quá trình đó bắt nguồn từ vai trò của nông nghiệp, người dân nông thôn đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa nhất là trên địa bàn nông thôn, hậu phương chiến lược của cách mạng. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững càng trở lên cấp thiết hơn nhằm hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Sau quá trình phân tích và đánh giá về nông nghiệp của tỉnh Hải DƯơng hiện nay có thể thấy nông nghiệp của thành phố đã đạt được một số thành tựu nhất định tuy vậy vẩn còn vấp phải không ít khó khăn và tồn tại kiềm hảm sự phát triển của nông nghiệp thành phố như tốc độ đô thị hóa quá nhanh dẩn đến thu hẹp diện tích đất cho nông nghiệp, tác động của thiên tai, lạm phát, cải tiến khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn chậm...

Vì vậy, để PTNN theo hướng bền vững trong thời gian tới có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ hệ thống các quan điểm và giải pháp mà chuyên đề đã đề cập. Thực hiện những quan điểm và giải pháp này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các cấp, các ngành mà trước hết là vai trò chủ thể của giai cấp nông dân, những người trực tiếp lao động sản xuất trong ngành nông nghiệp, đây là nhân tố có tính chất quyết định tới sự phát triển nhanh, bền vững trong PTNN của Tỉnh.

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là một vấn đề bức thiết, vấn đề lớn, có nhiều khó khăn và phức tạp trong mỗi bước đi. Vì vậy trong tương lai, để có thể phát triển bền vững nông nghiệp của tỉnh Hải Dương cần có được sự quan tâm ủng hộ và đồng lòng của chính quyền tỉnh, người dân địa phương để nổ lực phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục khó khăn gặp phải để nâng cao giá trị,

chất lượng nông nghiệp, phát triên bền vững nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển tỉnh Hải Dương bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w