Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội ở tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 54 - 58)

2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp và vấn đề giải quyết việc làm trong lao động.

Cùng với quá trình CDCCKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là quá trình phân công lao động xã hội, phân bố lại dân cư giữa các ngành, các vùng. Sự phân công lại lao động chủ yếu diễn ra giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, giảm bớt số lao động nông nghiệp trên cơ sở tăng năng suất lao động, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động trồng cây lương thực chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao, giảm lao động trồng trọt tăng lao động chăn nuôi.

Bảng 4: Cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Hải Dương (2010-2015)

Năm

Lao động ngành Nông, lâm nghiệp và

thủy sản (%)

Công nghiệp và xây

dựng (%) Dịch Vụ 2010 47,9 31,4 20,7 2011 42,7 33,5 23,8 2012 41,1 32,6 26,3 2013 39,5 33,3 27,2 2014 37,7 34,2 28,1 2015 34,5 36,5 29

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2014 và số liệu từ sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Hải Dương)

Hiện nay Hải Dương đã có sự phù hợp giữa cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi với cơ cấu lao động hiện có. Tỷ trọng GDP trong ngành công nghiệp và xây dựng liện tục tăng qua các năm và tỷ trọng lao động khu vực này cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực (từ 31,4% năm 2010 lên 36,5% năm 2015). Trong khi đó, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm chậm, vẫn chiếm phần lớn lực lượng lao động xã hội từ 47,9% năm 2010 xuống 34,5% năm 2015 điều đó cho thấy, số lao động dôi ra từ nông nghiệp chuyển sang làm việc ở ngành công nghiệp và dịch vụ rất khó khăn. Vì số dôi này là chưa qua đào tạo nghề nghiệp, từ đó dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động, thừa lao động giản đơn, thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi.

Sau gần 5 năm nỗ lực triển khai thực hiện Đề án 1956 về "Dạy nghề cho lao động nông thôn". Toàn tỉnh có hơn 20 cơ sở được sở ký hợp đồng dạy nghề cho LĐNT. Từ đó tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Từ khi thực hiện Đề án 1956, các cơ sở đã mở gần 830 lớp dạy nghề cho hơn 29 nghìn lao động, gắn dạy nghề với tư vấn, giới thiệu việc làm nên số lao động có việc làm sau học nghề đạt trên 75%". Tỷ lệ lao động giữa nông thôn và thành thị của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2014 không có sự thay đổi nhiều. Năm 2010 tỷ lệ lao động thành thị là 49,1%

Theo đề án, giai đoạn từ 2011 - 2015, tỉnh Hải Dương phấn đấu đào tạo nghề cho 62.500 LĐNT, trong đó có 20 nghìn người học nghề nông nghiệp, 42.500 học nghề phi nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung củng cố mạng lưới, nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề, đa dạng hóa các hoạt động dạy nghề, truyền nghề, khuyến khích các doanh nghiệp, các HTX, các cá nhân có khả năng dạy nghề đều được tham gia dạy nghề. Khuyến khích dạy nghề tại chỗ, dạy nghề lưu động. Thường xuyên yêu cầu các cơ sở tổ chức dạy nghề phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp và quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động. Tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc dạy nghề gắn với giải

quyết việc làm; gắn công tác dạy nghề cho LĐNT với xây dựng nông thôn mới. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác dạy nghề, có biện pháp chấn chỉnh những sai phạm, bất cập.

2.2.2.2. Xóa đói giảm nghèo.

Trong những năm qua công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ sự quan tâm của đặc biệt của lãnh đạo các cấp trong Tỉnh mà sự tập trung chủ yếu là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 5: Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Hải Dương

(Đơn vị tính-%)

Năm Tỷ lệ hộ nghèo Thành thị Nông thôn

2010 10,8 6,0 12,2 2011 9,4 5,2 10,6 2012 7,7 4,1 8,8 2013 6,4 3,5 7,3 2014 4,62 2,4 5,3 2015 3,5 1,2 3,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2014 và số liệu từ sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Hải Dương)

Thực hiện “chương trình xóa đói giảm nghèo”, “chương trình xóa nhà tranh tre”, “chương trình áo ấm tình thương”. Thành quả đạt được đó là tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là 10,8% đã giảm xuống còn 3,5% năm 2015. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị giảm từ 6,0% năm 2010 xuống còn 1,2% năm 2015, ở nông thôn tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,2% năm 2010 xuống còn 3,7% năm 2015.

Tỉnh đã thực hiện tốt chính sách và huy động mọi nguồn lực giúp đỡ người nghèo như cho vay đầu tư phát triển sản xuất, cho vay giải quyết việc làm, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% người nghèo, miễn giảm chi phí chữa bệnh cho bệnh nhân thuộc diện khó khăn. Hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà cho trên 1.500 hộ nghèo. Xu

hướng giảm nghèo có bước chuyển biến rõ rệt, điều này phản ánh chất lượng cuộc sống của nông dân cũng được nâng lên.

2.2.2.3. Sản xuất lương thực đã giải quyết được vấn đề đảm bảo cơ bản của dân cư.

Bước vào thời kỳ đồi mới mặc dù sản xuất lượng thực ở Hải Dương có những lúc thăng trầm, nhưng vẫn thuộc tỉnh PTNN khá nhất so với nhiều tỉnh trong cả nước và khu vực. Đặc biệt từ khi UBND tỉnh đã ra quyết định số 107 về việc phê duyệt "Quy hoạch diện tích đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030". Quy hoạch được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, với tổng diện tích tự nhiên 1.655,98 km2. Đến nay sản xuất nông nghiệp của Tỉnh tăng mạnh và liên tục được mùa, sản lượng lương thực sản xuất ra không những đảm bảo nhu cầu lương thực trong Tỉnh mà còn dư thừa một lượng lương thực đáng kể dành cho tích lũy, làm hàng hóa tiêu thụ trong nước và cả cho xuất khẩu, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,2%/năm. Có thể nói Hải Dương không chỉ có năng suất lúa cao mà còn là Tỉnh có tốc độ tăng trưởng thuộc dạng nhanh so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

2.2.2.4. Cải thiện đời sống dân cư.

Nhờ xác định đúng tiềm năng, lợi thế so sánh để dồn sức thực hiện, đời sống dân cư trong Tỉnh được nâng lên. Các hoạt động kinh tế nông thôn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình đã tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho phần lớn dân cư. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung về kinh tế của Tỉnh, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã huy động được trên 37 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho 1.886 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 31 triệu đồng.

Bảng 6: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn.

(DVT: Nghìn đồng)

Năm 2004 2006 2008 2010 2012 2014

Tổng số 455 608 980 1.308 2.047 2.440

Thành thị 650 773 1.320 1.848 2.501 3.020

Nông thôn 420 575 918 1.180 1.934 2.270

Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hải Dương 2014 và số liệu Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương.

Đến hết năm 2015 toàn Tỉnh có 64 xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đạt tỷ lệ 28,3% vượt mục tiêu đề ra (25). Toàn Tỉnh đã xây dựng, cải tạo, nâng cấp 2.350 km đường giao thông nông thôn. Đến nay 92,5% đường xã và liên xã, 91,7% đường thôn, 88,6% đường xóm đạt chuẩn nông thôn mới. Mạng lưới cấp nước sạch được đầu tư xây lắp tới 100% các xã; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 85%. Toàn Tỉnh, có 94,2% số xã, 97% số thôn có nhà văn hóa.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w