Kinh nghiệm tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 32 - 35)

Những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ liên tục bị giảm, song giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm vẫn tăng cao. Có được những kết quả này là nhờ Tỉnh đã tích cực đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ sinh học vào sản xuất.

Đột phá nhờ ứng dụng công nghệ sinh học. Nằm trong vùng kinh tế trọng

điểm của các tỉnh phía Bắc và là cửa ngõ phía bắc của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ có lợi thế về lưu thông sản phẩm với các thị trường lớn để phát triển nông nghiệp. Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp được triển khai đã tạo ra bước đột phá về năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Ứng dụng công nghệ sinh học cũng làm tăng năng suất lao động, tăng giá trị và hiệu quả sản xuất, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với cơ sở chế biến, góp phấn cải thiện đời sống người lao động.

Bên cạnh đó, cơ cấu giống thuỷ đặc sản và các giống thuỷ sản có giá trị kinh tế cao chiếm 25%, với diện tích nuôi thủy sản bằng các giống mới được mở rộng lên 9.870 ha, năng suất đạt 1,96 tấn/ha. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đạt được kết quả ấn tượng nhờ các biện pháp kỹ thuật mới. Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 32,8 lên 38,7%/năm góp phần quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản… Sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ tại nhiều tỉnh trên cả nước và xuất khẩu sang các nước ngoài khu vực, tạo sự bền vững từ khâu đầu vào cho đến đầu ra, đảm bảo phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Để đảm bảo phát

triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới, thành tựu công nghệ sinh học vào sản xuất; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tập trung chỉ đạo và nhân rộng; khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp, nông dân tham gia ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất làm đầu tàu phát triển trên diện; tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực, lao động có tay nghề cao phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các địa phương cũng tăng cường công tác tuyên truyền, làm chuyển biến nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về phát triển nông nghiệp ứng dụng công sinh học từ đó xác định vị trí và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

Tỉnh Bắc Ninh tận dụng được lợi thế về đầu tư hạ tầng cơ sở trên địa bàn nông thôn, khuyến khích huy động được các nguồn lực vào đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích tập trung ruộng đất tạo vùng sản xuất lớn; liên kết các doanh nghiệp với nông dân để sản xuất hàng hóa, dần dần tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, xây dựng các trang trại nông – công nghiệp. Bảo vệ và sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch. Phát triển chăn nuôi công nghiệp; khuyến khích phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Phát triển thủy sản theo

hướng thâm canh, bán thâm canh. Đẩy mạnh công tác trồng rừng và bảo vệ vững chắc diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng kết hợp với phát triển du lịch sinh thái. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình thủy lợi để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ đắc lực cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Duy trì phát triển các ngành nghề truyền thống để giải quyết việc làm, tăng nhanh thu nhập và ổn định mức sống của nông dân, người lao động ở khu vực nông thôn. Tỉnh thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cuộc sống người dân vùng nông thôn. Mục tiêu lâu dài là phát triển bên vững nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ được đảm bảo và duy trì.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w