Tình hình phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế ở tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 39 - 54)

2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất.

Mục tiêu chung của Tỉnh là đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu tăng trưởng cao và bền vững, giai đoạn này nền kinh tế của Tỉnh phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế của Tỉnh chuyển đổi theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng khá và đồng đều ở các khu vực kinh tế. Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, từng lĩnh vực, tăng năng suất hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, kết quả đó đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Hải Dương.

Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh (GRDP) giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 7,7%/năm: năm 2010 tăng 10,1%, năm 2011 tăng 9,3%, năm 2012 tăng 5,3%, năm 2013 tăng 7,1%, năm 2014 tăng 7,7%, năm 2015 ước tính tăng từ 7,5% trở lên. Mức tăng bình quân hàng năm cao hơn cả nước. Năm 2015, quy mô kinh tế Tỉnh đạt 76.734 tỷ đồng, gấp 1,83 lần năm 2010; GRDP bình quân đầu người đạt 2.000 USD. Sức sản xuất của Tỉnh được nâng cao đáng kể, sản lượng nhiều mặt hàng công, nông nghiệp và dịch vụ quan trọng tăng cao so với trước chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài Tỉnh

Bảng 1. Chỉ tiêu GDP toàn Tỉnh (theo giá so sánh 1994) Năm Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%)

Phân theo khu vực kinh tế

Nông Lâm- T.sản Công nghiệp xây dựng Dịch vụ Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 2010 2011 2012 2013 2014 2015 13.439 14.689 15.467 16.565 17.841 19.179 10.1 9.3 5.3 7.1 7.7 7.5 2.186 2.278 2.380 2.466 2.522 2.565 2.2 4,2 4.5 3.6 2.3 1.7 7.934 7.934 8.846 9.332 10.284 11.456 11.5 10,2 11.5 5.5 10.2 11.4 4.051 4.477 4.497 4.925 5.269 5.781 12.3 10,5 11.5 9.5 7.0 9.7 (Nguồn: Niên giám thông kế tỉnh Hải Dương năm 2014 và số liệu từ sở kế hoạc đầu tư tỉnh Hải Dương)

Vấn đề tăng cường và quan tâm để thúc đẩy phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ thiết thực, đồng thời là hướng đi đúng cả về lý luận và thực tiễn trong điều kiện của Hải Dương. Về quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 3,1%/năm, vượt mục tiêu đề ra.

Biểu 1: Giá trị sản xuất nông nghiệp (Giá so sánh 2010)

(Nguồn niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2014 và số liệ từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương.)

Giai đoạn 2010-2015, chỉ đạo sát đúng, kịp thời của các cấp, các ngành trong Tỉnh, sản xuất nông nghiệp Hải Dương đạt được nhiều thành tựu, góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản tăng từ 94,4 triệu đồng năm 2010 lên 125,3 triệu đồng năm 2015. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi - thuỷ sản, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt - lâm nghiệp; tỷ trọng giá trị chăn nuôi - thủy sản tăng từ 36,9% năm 2010 lên 40,6% năm 2015.

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân 2,2%/năm, giữ ổn định diện tích đất trồng lúa trên 60.000 ha, đảm bảo an ninh lương thực. Thời gian qua, Hải Dương đã thực hiện nhóm chuyên đề “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao giai đoạn 2011-2015, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2016-2020” để nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Nhờ đó, nghề trồng lúa phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị hạt gạo, nâng cao thu nhập cho nông dân. Diện tích lúa chất lượng tăng từ 28,9% (năm 2010) lên hơn 50% (năm 2015).

Xét năm 2014, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 163.996 ha, giảm 0,5% (-805 ha); diện tích vụ đông xuân chiếm 56,9%, vụ mùa chiếm 43,1% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm. Cây lâu năm: Cây vải là cây trọng điểm với diện tích 10.772 ha, giảm 1,4% (-150 ha) so với năm 2013, chiếm 51,7% diện tích cây ăn quả, chiếm 49,8% tổng diện tích cây lâu năm hiện có của Tỉnh.

Công thức luân canh, tăng vụ đã được thực hiện hiệu quả tại nhiều địa phương. Tiêu biểu như trồng dưa hấu xuân, dưa lê hè, su hào thu, su hào, cải bắp vụ đông ở các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ đã cho giá trị sản xuất hơn 600 triệu

đồng/ha/năm. Trồng ngô xuân, dưa hấu hè, rau vụ hè thu và cà rốt sớm ở Nam Sách, Cẩm Giàng cho giá trị gần 400 triệu đồng/ha/năm. Hệ số quay vòng đất/năm tại nhiều địa phương tăng lên, dự kiến đến năm nay sẽ đạt 2,4 lần.

Trong giai đoạn 2010-2015, Tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi quy mô lớn theo hướng gia trại, trang trại. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 4,5%/năm. Chăn nuôi năm 2014: Tổng đàn trâu đạt 5.046 con, giảm 0,6% (-31 con); đàn bò 20.840 con, tăng 0,52% (+108 con); đàn lợn 577.620 con, tăng 0,44% (+2.525 con); đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đạt 10.819 nghìn con. Đến năm 2015, toàn Tỉnh đã có gần 500 trang trại quy mô lớn, trong đó có 259 trang trại chăn nuôi lợn và 160 trang trại gia cầm, thủy cầm. Giá trị thu được từ các trang trai năm 2015 dự kiến đạt hơn 6.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Nhiều năm qua, nhờ tăng hình thức chăn nuôi quy mô lớn nên việc phòng chống dịch bệnh được quan tâm thực hiện bài bản. Do đó, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã cơ bản được kiểm soát.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng bình quân 5,3%/năm. Năm 2015, diện tích nuôi thủy sản được duy trì nhưng sản lượng thủy sản lại tăng 22,7% so với năm 2010, sản lượng thủy sản tăng bình quân 4,4%/năm. Người dân ở nhiều vùng nuôi đã biết áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất; chủ động kiểm soát, đưa ra cảnh báo về tình hình môi trường và bệnh trên đàn cá nuôi để chủ động các biện pháp phòng, chữa bệnh cho các loại thủy sản. Các hình thức tổ chức sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản, áp dụng thực hành nuôi thuỷ sản tốt đã được bà con nông dân tiếp thu thực hiện hiệu quả, góp phần tăng năng suất thuỷ sản, chất lượng thực phẩm cũng được nâng lên.

Với tốc độ phát triển KT - XH của Tỉnh, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn cũng có sự chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người qua các năm cũng tăng lên rõ rệt. Hạ tầng KT - XH khu vực nông thôn được đầu tư nâng cấp mạnh nhất là các công trình trọng điểm, các tuyến giao thông chính, hạ tầng đô thị và nông thôn, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Với tốc độ phát triển KT -

XH của Tỉnh, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn cũng có sự chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người qua các năm cũng tăng lên rõ rệt. Hạ tầng KT - XH khu vực nông thôn được đầu tư nâng cấp mạnh nhất là các công trình trọng điểm, các tuyến giao thông chính, hạ tầng đô thị và nông thôn, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của đại bộ phận người dân nông thôn và môi trường sinh thái. Hiện nay đời sống cư dân nông thôn trong Tỉnh đã được cải thiện không chỉ về mặt số lượng mà cả về mặt chất lượng từ điều kiện sống, đi lại, học tập, chữa bệnh đến các sinh hoạt văn hóa, từng bước khắc phục sự chênh lệch giữa các vùng các địa phương về đời sống, thu nhập. Một số làng, xã đã trở thành làng, xã văn hóa có kinh tế phát triển, văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc bước đầu được phục hồi, phát huy, trình độ dân trí được nâng lên.

2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế tăng mạnh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp; thu hút đầu tư các thành phần kinh tế tăng mạnh, tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường. Nông nghiệp, nông thôn bắt đầu được quan tâm, đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ câu kinh tế nông nghiệp hỗ trợ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt KT - XH của Tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh; tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 20,1% - 47,7% - 32,2% năm 2010 sang 15,9% - 52,5% - 31,6% năm 2015. Cơ cấu lao động tương ứng chuyển dịch mạnh, từ 47,9% - 31,4% - 20,7% năm 2010 sang 36,5% - 35% - 28,5% năm 2015.

Biểu 2:Cơ cấu các ngành Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ năm 2010-2015

(Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Hải Dương năm 2014 và số liệu từ Sở kế hoạch tỉnh Hải Dương)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015, trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, Tỉnh ủy, Ban thường vụ tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện các nghị quyết của cấp ủy khóa trước về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Đồng thời quyết định các chủ trương mới về quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung bao gồm vùng lúa hàng hóa chất lượng cao, cây màu, cây vụ đông, phát triển chăn nuôi, nuôi thủy sản nước ngọt, cơ giới hóa nông nghiệp.

Biều 3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010-2015

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2014 và số liệu từ Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương)

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực hợp lý biểu hiện trong cơ cấu nông, lâm ngư nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – lâm – thủy sản theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai, diện tích mặt nước, ao hồ, sông, suối, biển. Năm 2010 tỷ trọng trồng trọt là 67% đến năm 2015 còn 63,7% giảm 3.3% trong vòng 5 năm. Tỷ trọng chăn nuôi năm 2010 là 28,9 % đến năm 2015 là 31,1% tăng 2,2% so với năm 2010. Dịch vụ khác năm 2010 là 4,1% đến năm 2015 là 5,8% tăng 1,7% so với năm 2010.

Bảng 2: Số trang trại trên địa bản tình Hải Dương. ĐVT: trang trại

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số trang trại 2.523 288 506 525 579 633

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2014, số liệu Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.

Cơ cấu trà lúa tiếp tục chuyển biến tích cực theo hướng tăng diện tích trà xuân muộn, giảm diện tích trà xuân sớm để tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh, chủ

động cho gieo trồng cây vụ đông. Nhiều giống lúa ngắn ngày, chất lượng, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt được đưa vào đồng ruộng như BT7, Q5, KD18, nếp 97, lúa lai Thục Hưng 6, Syn 6, Bắc ưu 903 KBL; thường xuyên lựa chọn, bổ sung giống mới vào cơ cấu các giống lúa chất lượng, thích nghi với điều kiện bất lợi của thời tiết để thay thế những giống lúa cũ đang có dấu hiệu thoái hóa.

Sản xuất rau màu ngày càng chuyên nghiệp. Ở nhiều nơi trong Tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn. Nông dân đã biết lựa chọn những giống cây có giá trị, năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường vào sản xuất đại trà. Các vùng trồng cây rau màu, thực phẩm truyền thống cho giá trị kinh tế cao tiếp tục được duy trì, phát triển như các vùng hành, tỏi ở Kinh Môn, Nam Sách; củ đậu ở Kim Thành, Kinh Môn; cà rốt ở Cẩm Giàng, Nam Sách, Tứ Kỳ; bí xanh của Bình Giang, Gia Lộc, Nam Sách; dưa hấu, dưa lê ở Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành… Đặc biệt, những năm gần đây, sản xuất vụ đông của Tỉnh dần trở thành vụ chính, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Các vùng trồng cây vụ đông theo hướng chuyên canh, quy mô lớn ngày càng nhiều. Giá trị sản xuất vụ đông tăng từ 90,3 triệu đồng/ha (năm 2010) dự kiến lên hơn 106 triệu đồng/ha (năm 2015). Các vùng trồng cây ăn quả đang phát huy thế mạnh như vùng trồng vải ở Thanh Hà, thị xã Chí Linh, ổi của Thanh Hà; na Chí Linh; chuối của Tứ Kỳ…

Ngành chăn nuôi thủy sản chuyển dần từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, lạc hậu sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp tập trung để giảm mức độ rủi ro. Đồng thời có điều kiện để giải quyết xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, tránh các dịch bệnh. Hải Dương là một trong những Tỉnh miền Bắc đi đầu trong việc xây dựng tiêu chí khu chăn nuôi thủy sản tập trung. Tuy mới thực hiện nhưng đã hình thành được khu chăn nuôi tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, cung cấp khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn cho thị trường.

Sự chuyển dịch đó đã từng bước phù hợp với quy mô ngành. Trong các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn mới, tỉnh đặt ra một cách cụ thể về sự lựa chọn việc “nuôi con gì, trồng cây gì” cho từng vùng, từng địa phương theo tư duy mới, khoa học và cụ thể. Người dân trực tiếp

tham gia xây dựng kế hoạch và quy hoạch lựa chọn các nhóm cây, con xác định ở ngay trên mảnh đất quê hương của họ. Tỉnh chú trọng làm tốt quy hoạch và thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh; phát huy sự chủ động tổ chức sản xuất của nông hộ, trang trại nhằm đạt quy mô hàng hóa lớn, trong đó ưu tiên loại cây trồng, vật nuôi cho sản phẩm hàng hóa chiếm tỷ trọng ưu thế. Điểm đáng chú ý là chọn cây, con chủ lực (phát triển cả hai hình thức: đại điền và tiểu điền) cho các vùng chuyên canh nhằm tận dụng tối đa thế mạnh của từng vùng. Mặt khác, xác định quỹ đất để quy hoạch và phát triển các vùng cây nguyên liệu, cây công nghiệp tập trung; mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt và các trang trại chăn nuôi, chú trọng nghiên cứu và triển khai bộ giống mới...

2.2.1.3. Năng suất lao động trong ngành nông nghiệp.

Hải Dương có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hóa theo hướng CNH, HĐH để khai thác những lợi thế đó, những năm gần đây nông nghiệp, nông thôn Hải Dương đang có những chuyển biến tích cực.

Trong điều kiện gặp nhiều bất lợi về thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh, chuột phá hoại nhiều, phát sinh dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm, giá cả có nhiều biến động thất thường làm giá các loại vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi phục vụ sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến quá trình diện tích cho sản xuất dẫn đến giảm về số lượng, chất lượng sản phẩm và thu nhập của người tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp… Nhưng Tỉnh ủy và UBND Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng bền vững mạnh mẽ, đưa những giống cây con chất lượng cao, sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học vào sản xuất hàng hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu giống cây trồng hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Vì vậy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh vẫn tiếp tục

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 39 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w