Thị trường tiêu thụ.
Nhận thức được tầm quan trọng của giao thông đối vói sự PTNNBV nên những năm qua mạng lưới giao thông của Tỉnh. Việc đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng, hỗ trợ cơ giới cho sản xuất đã góp phần ổn định sản xuất, giảm tác động tiêu cực của thời tiết, phát triển các vùng trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn tập trung, chuyên canh, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng hàng hóa. Các hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết tìm đầu ra cho nông sản được coi trọng, góp phần giảm áp lực đầu ra cho nông sản mỗi khi đến mùa thu hoạch rộ.
Từng bước được phát triển làm cho Hải Dương không còn là ốc đảo nữa mà trở thành địa bàn trung chuyển vận tải hàng hóa góp phần nhanh chóng đưa các sản phẩm hàng hóa tới tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất, góp phần đẩy mạnh giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các địa phương trong và ngoài Tỉnh trong đó có những kiến thức phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Tuy nhiên, sự giao lưu kinh tế đó cũng tạo ra những thách thức lớn đối với thị trường nông sản ở Hải Dương. Với một Tỉnh nông nghiệp chiếm hơn 80% dân số sống ở nông thôn, phần lớn là sản xuất tự cung, tự cấp các mặt hàng lương thực làm ra, sức mua của nông dân thấp so với các Tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và nhiều tỉnh trong cả nước. Trong khi thị trường địa phương còn quá nhỏ bé và tăng trưởng chậm do thu nhập của dân cư còn quá thấp, nhu cầu tiêu thụ hạn hẹp dẫn tới khó khăn tiêu thụ sản phẩm. Vừa qua Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Thực hiện quyết định này đã giúp nông dân khắc phục khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Mặc dù vậy, việc tiêu thụ hàng hóa của các hộ nông dân, các trang trại sản xuất vẫn còn hạn chế do công nghiệp chế biến trên địa bàn Tỉnh chưa phát triển mạnh. Sự hợp tác liên kết giữa các hộ trang trại với các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chưa đồng bộ. Các doanh nghiệp nhiều khi còn ép giá của nông dân, ngược lại các hộ nông dân có lúc thực hiện không đúng hợp đồng cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp, vì thế việc tiêu thụ sản phẩm mất tính ổn định.
Vai trò của tỉnh Hải Dương trong phát triển nông nghiệp.
Quản lý tỉnh Hải Dương nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là quá trình xây dựng và vận hành cơ chế KT - XH phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan để tác động vào hệ thống kinh tế để phá triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Vai trò quản lý tỉnh Hải Dương đối với quá trình PTNNBV trước hết đó là việc xóa bỏ các rào cản tạo điều kiện cho thị trường phát triển. Tuy nhiên, không phải hộ nông dân nào cũng luôn có khả năng nắm bắt và hoạt động theo những quy luật kinh tế thị trường. . Đây là lý do khách quan cần có vai trò của Tỉnh trong việc định hướng hỗ trợ, điều tiết các hộ nông dân trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Tỉnh đã định hướng hỗ trợ PTNN theo hướng bền vững bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Điều tiết, định hướng các hoạt động của hộ nông dân thông qua chính sách khuyến khích, ưu đãi, đầu tư, Tỉnh hỗ trợ nông dân trong việc tiếp cận thông tin, phân tích xu hướng, nhu cầu thị trường, trực tiếp hỗ trợ về vốn, dịch vụ, khoa học, kỹ thuật, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu. Tỉnh đã tạo điều kiện cho PTNN theo hướng bền vững thông qua đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông, thủy lợi, cung cấp điện, nước sạch, là một điều kiện quan trọng hàng đầu để PTNNBV. Phát triển lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ, y tế, giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với PTNN theo hướng bền vững.
Vai trò của Tỉnh trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp đó là bảo vệ môi trường sinh thái, các hộ nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp gây ra những ảnh hưởng xấu tới môi trường. Tỉnh thực hiện các chính sách xã hội, phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn, cơ chế thị trường bao giờ cũng khuyến khích các chủ thể kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở những khu vực có điều kiện thuận lợi. Tỉnh phát triển mạng lưới an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xây dựng đảm bảo thực thi có hiệu quả các chính sách xã hội tạo môi trường chính trị xã hội ổn định làm nền tảng cho PTNNBV.