2.2.3.1. Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành Quy định về Bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương...Việc xây dựng Quỹ Bảo vệ môi trường và Chương trình bảo vệ môi trường Tỉnh giai đoạn 2011- 2015 và định hướng 2010 đang được hoàn thiện. Nhờ đó đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn Tỉnh.
Trong những năm qua Tỉnh đã có sự quan tâm và tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp Hải Dương có bước phát triển theo hướng bền vững cụ thể: Đã xây dựng được 6 khu chăn nuôi tập trung với quy mô diện tích 3 ha/khu tại các huyện: Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Nam Sách và Thanh Hà. Hiện nay,
trên địa bàn Tỉnh có khoảng 12.758 công trình hầm Biogas đã được xây dựng, tổng công suất xử lý trên 255 tấn phân rác/ngày. .Hiện nay, khu vực nông thôn trên địa bàn Tỉnh có 70 công trình cấp nước tập trung đang hoạt động đáp ứng nhu cầu cấp nước sạch cho dân cư nông thôn. Đến nay tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đã đạt trên 90%, trong đó có 65% được sử dụng nước sạch theo QCVN 02 của Bộ Y tế; tỷ lệ số trường học mầm non và phổ thông được cấp nước sạch tăng 1%, lũy kế đạt 96,9%; tỷ lệ số trạm y tế xã được cấp nước sạch tăng 1%, lũy kế đạt 97,4%. Hỗ trợ các xã mua dụng cụ thu gom rác thải, xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh; xây dựng và vận hành hệ thống bể chứa rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ kế hoạch khung tổ chức xử lý rơm rạ dư thừa sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ bằng chế phẩm sinh học …)
Ngoài ra, trong chăn nuôi các trang trại được tham gia thực hiện các mô hình chuyển giao kỹ thuật, được tập huấn về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, bảo quản chế biến, được cung cấp thông tin thị trường, đào tạo quản lý từ chương trình khuyến nông và các chương trình hỗ trợ khác của Nhà nước, khuyến khích việc tập trung phát triển sản xuất kinh doanh tổng hợp và sản xuất nông nghiệp đặc biệt các trang trại áp dụng công nghệ mới về chế biến bảo quản nông sản, được ngân sách Tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn kỹ thuật mới theo dự án phê duyệt, được vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân và quỹ khuyến nông của Tỉnh để phát triển sản xuất.
Tỉnh Hải Dương hàng năm ban hành chính sách khuyến khích quá trình tập trung ruộng đất để phát triển các mô hình sản xuất tập trung, thông qua các biện pháp đổi thửa, đổi ruộng, khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ nông dân ở các vùng, các loại hình sản xuất cần khuyến khích tập trung chuyên môn hóa.
Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh bước đầu đã có tiền đề tiếp cận đến các tiêu chí phát triển nền nông nghiệp bền vững cụ thể: Sản xuất nông nghiệp của Hải Dương dần hình thành và hướng tới sản xuất các sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài Tỉnh. Quy mô
sản xuất bước đầu phát triển theo hướng sản xuất tập trung chuyên môn hóa theo vùng và đẩy mạnh các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Người nông dân tham gia trong các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung đã có trách nhiệm hơn các sản phẩm mình làm, mức độ hiểu biết về quy trình kỹ thuật đã được nâng lên và có ý thức cao hơn trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, phân bón, thức ăn chăn nuôi, nguồn nước sử dụng trong nông nghiệp. Những hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn liền với các hoạt động theo hướng sinh thái hữu cơ bắt đầu được chú trọng phát triển.
2.2.3.2. Bảo vệ môi trường sinh thái.
Định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Hải Dương, Tỉnh đã chú trọng phát triển nông nghiệp một các hiệu quả tiến tới bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan và tài nguyên. Giai đoạn 2010-2015, Tỉnh đã triển khai và thực hiện tốt quy hoạch phát triển chăn nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Toàn Tỉnh bước đầu thành công trong công tác quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh, phòng trừ sâu hại, đầu tư thâm canh dùng phân chuồng, kết hợp phân vô cơ, phân vi sinh hợp lý nhằm chống thoái hóa đất, xử lý chất thải chăn nuôi bằng biogas.
Trong chăn nuôi, áp dụng quy trình khép kín ngay từ khâu quy hoạch đến khâu tổ chức sản xuất và xử lý các nguồn thải với quy trình khoa học không để ô nhiễm không khí, nguồn nước, tạo năng lượng sạch phục vụ ngay chính quá trình sản xuất và sinh hoạt của bà con nông dân, tiết kiệm chi phí trong sinh hoạt. Việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp bước đầu đã có sự kiểm soát . Thực hiện chương trình dự án khí sinh học biogas trong các trại chăn nuôi để giảm ô nhiễm môi trường, tạo khí đốt cho nông hộ trên toàn Tỉnh đến nay có 12.758 công trình hầm Biogas đã được xây dựng.
Tình hình phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải Dương nói riêng, đang trong quá trình phát triển nhanh và mạnh. Để hướng
tới một nên nông nghiệp bền vững thì yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái chống ô nhiễm đất, nước, không khí, sự xâm nhập của hóa chất từ phân bón hay thuốc trừ sâu…ngày càng được quan tâm.