Nhóm giải pháp về các nguồn lực cơ bản

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 80 - 88)

3.3.2.1. Huy động và sử dụng có hiệu qủa đất đai theo hướng bền vững.

Đất đai sử dụng trong nông nghiệp có những đặc điểm khác với tư liệu sản xuất khác, nó không tự sinh sôi, nảy nở mà bị giới hạn về số lượng và là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Từ thực trạng sử dụng đất đai cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thời gian qua trên địa bàn Tỉnh có nhiều bất cập, vừa lãng phí vừa thiếu sự quy hoạch và sử dụng không hợp lý. Để nông nghiệp có được sự phát triển theo hướng bền vững cần tập trung quản lý và sử dụng đất đai với những biện pháp sau:

Thứ nhất, khảo sát đánh giá lại đất đai theo số lượng và chất lượng và các

điều kiện gắn với đất đai làm cơ sở cho việc phân loại, bố trí, quy hoạch và sử dụng đất đai theo hướng khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa bàn.

Điều tra quy hoạch đất đai giúp cho các cơ quan chức năng có những luận cứ khoa học trên cơ sở đó sẽ quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp với những loại giống cây trồng phù hợp, khai thác lợi thế của từng địa phương, vùng sản xuất. Việc điều tra đánh giá phân loại đất, một mặt nhằm đánh giá chính xác tiềm năng đất đai có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, mặt khác nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc bố trí sử dụng đất đai. Ngoài ra đánh giá chính xác các loại đất đai tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đối với trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để phát huy lợi thế, nhằm tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, tiện lợi cho chế biến và tiêu thụ, khắc phục được tình trạng manh mún và phân tán trong sản xuất. Đánh giá số lượng, chất lượng đất đai là hai mặt của điều tra cơ bản nguồn tài nguyên đất. Đây là công việc cần thiết nhưng hết sức tốn kém. Vì vậy, cần tiến hành từng bước, có sự đầu tư và phối hợp với các ngành khoa học khác.

Thứ hai, đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp, đồng thời tích cực mở rộng diện

tích bằng khai thác và tăng vụ.

Thâm canh là con đường phát triển chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Do diện tích bề mặt của ruộng đất có hạn, để tạo ra ngày càng nhiều nông sản phải tăng cường khai thác theo chiều sâu của đất đai. Đó là con đường PTNN theo hướng CNH, HĐH. Thâm canh phải được thực hiện toàn diện, liên tục và phải coi trọng tính hiệu quả, phải gắn thâm canh với quá trình bồi dưỡng ruộng đất.

Nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững chủ yếu dựa vào việc thực hiện tái sản xuất mở rộng bằng con đường thâm canh. Để thực hiện con đường thâm canh cần phải đầu tư thêm lao động quá khứ và lao động sống trên một đơn vị diện tích ruộng đất một cách hợp lý. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực nông nghiệp của Thái Bình… Bên cạnh đó cần thực hiện khai hoang và tăng vụ để mở rộng thêm diện tích đất trồng trọt, nâng cao trình độ sử dụng ruộng đất, mở rộng phạm vi hoạt động tạo điều kiện sử dụng lao động tốt hơn.

Thứ ba, phải sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là

việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích khác.

Trong quá trình CNH, HĐH nói chung và xây dựng, phát triển các khu công nghiệp nói riêng, nhiều làng mạc, diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước thu hồi để phát triển các đô thị, các khu du lịch, thể thao, biệt thự, các khu nhà trung cư, đường giao thông…Hải Dương cũng không nằm ngoài quá trình đó. Nhưng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để đảm bảo tính bền vững của an ninh lương thực, đảm bảo nguồn sống cho nông dân, nông thôn đó là bài toán khó.

Lấy đất nông nghiệp một cách ồ ạt, thiếu tính toán đến lợi ích của nông dân, lợi ích của người được xã hội giao quyền sử dụng đất sẽ nảy sinh những vấn đề bất cập trong quá trình phát triển. Hải Dương là tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh so với cả nước, nhu cầu chuyển một phần đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, xây

dựng các khu công nghiệp, giao thông là rất lớn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình CNH, HĐH thì một phần diện tích không nhỏ đất nông nghiệp chuyển sang phục vụ phát triển công nghiệp. Phải có chiến lược dài hạn và chính sách quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất trồng cây lương thực một cách khoa học hợp lý nhằm bảo vệ đất trồng cây lương thực một cách chặt chẽ. Bố trí sản xuất đất nông nghiệp theo vùng đã được quy hoạch, giữ vững và ổn định diện tích đất trồng lúa.

Những dự án lấy đất nông nghiệp chưa hiệu quả và không hợp lý, gây thiệt hại lớn đến lợi ích của nông dân đều được quy trách nhiệm rõ ràng cho tổ chức, cá nhân nào phê duyệt, xử phạt nghiêm minh đúng pháp luật hiện hành. Không nên dùng sức mạnh hành chính ép nông dân trong thu hồi đất, giải phóng mặt bằng nhường chỗ cho các khu công nghiệp. Mục đích của việc làm trên là phát huy dân chủ cho nông dân có quyền được ý kiến về dự án thu hồi đất của họ, thậm trí họ có quyền đồng ý hay kiến nghị về giá cả và khung giá đất đó.

Thứ tư, quá trình chuyển đổi ruộng đất cần tập trung đẩy mạnh ở những

vùng ruộng đất phân tán, mạnh mún, ruộng đất trũng canh tác bấp bênh bằng biện pháp dồn điền đổi thửa, để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo quy mô công nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn.

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững với mục tiêu chung là phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa, có các vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn dựa trên nền tảng khoa học - kỹ thuật hiện đại. Do vậy, yêu cầu đầu tiên phải là tích tụ được ruộng đất để nhiều hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có quy mô từ 1 ha trở đi mới có điều kiện sản xuất sản phẩm hàng hóa. Do đó, Hải Dương không thể để ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay, mà cần có quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất lại trong tay một số người canh tác giỏi, gia trại, trang trại nông lâm, thủy sản. Với những đặc điểm đất hẹp, người đông và mục tiêu CDCCKT giảm tới 50% lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp thì mức độ tích tụ ruộng đất phải đi liền với chính sách hạn điền. Quy mô tích tụ ruộng đất thấp nhất từ 1 ha trở lên, những vùng có điều kiện có thể lên tới 5 ha trở lên để đủ làm một

trang điền, gia traị, trang trại tùy điều kiện cụ thể của từng huyện, từng xã. Ruộng đất được tích tụ tập trung, kết hợp với chuyên canh đó là điều kiện rất tốt để đi vào thâm canh tăng năng suất nông nghiệp, tăng hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng nông nghiệp sạch, hàm lượng cách mạng sinh học về giống, vật nuôi, cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu cho nông nghiệp, nông thôn mới.

Thứ năm, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo

ruộng đất, tăng cường quản lý của chính quyền Tỉnh, địa phương đối với ruộng đất. Trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, quá trình sản xuất không bị hao mòn và đào thải, nếu sử dụng hợp lý thì đất đai hẳn ngày càng tốt hơn. Việc sử dụng ruộng đất hợp lý hay không tùy thuộc vào quá trình sử dụng, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng ruộng đất với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất. Cho nên, trong quá trình sử dụng ruộng đất phải tìm biện pháp để bảo vệ chống sói mòn, rửa trôi ruộng đất. Luôn luôn coi trọng công tác bồi dưỡng và cải tạo đất làm tăng độ phì nhiêu của đất.

3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Con người là yếu tố quan trọng và quyết định đến nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Thực tế cho thấy, đa số con em nông dân gặp khó khăn trong học tập và tìm kiếm việc làm, tình trạng thanh niên đi lập nghiệp ở nơi khác ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, một số lượng thanh niên có trình độ sau khi tốt nghiệp trung cấp hay cao đẳng, đại học lại không muốn trở về phục vụ cho nông nghiệp của Tỉnh. Do đó, tình trạng nguồn nhân lực của tỉnh đang yếu và thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Vì vậy, tỉnh Hải Dương cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện điều tra, đánh giá và phân loại lực lượng lao động nông

Quá trình di chuyển một bộ phận lao động ra thành thị và các khu công nghiệp đã làm đảo lộn cơ cấu nguồn lực lao động ở nông thôn, để lại ở nông thôn một bộ phận lao động gồm: phụ nữ, người tàn tật, người cao tuổi, người sức khỏe yếu… . Lực lượng lao động đó không đủ khả năng khai thác tốt các nguồn lực về đất đai, vốn và công nghệ để PTNN theo hướng bền vững. Do đó, cần phải có những giải pháp hữu hiệu phân công lại lao động trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Cần sớm tổ chức nghiên cứu đầy đủ thực chất về số lượng, chất lượng nguồn lực lao động và tình hình sử dụng lao động hiện nay ở các hộ gia đình nông thôn, tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại, gia trại…trên cơ sở đó, xác định hướng để củng cố về số lượng và tăng chất lượng nguồn lao động, hướng phân bố lại lao động gắn liền với sử dụng các nguồn lực khác cho hợp lý với yêu cầu về phát triển nông nghiệp hiện đại

Thứ hai, biện pháp quan trọng để sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực

nông nghiệp là phân bổ hợp lý giữa các vùng.

Việc điều chỉnh sức lao động từ nơi dư thừa tới nơi thiếu trong từng huyện, từng xã có ý nghĩa thiết thực trong việc sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn Tỉnh. Thực hiện phân bổ lao động đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với hiện trạng về số lượng các nguồn tài nguyên và tư liệu sản xuất sẵn có trong từng vùng khác nhau trên phạm vi toàn Tỉnh để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, đem lại sự phân bổ toàn diện nhất.

Thứ ba, thực hiện các biện pháp nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật, nghiệp

vụ cho người lao động trong nông thôn trên địa bàn Tỉnh.

Đa số lao động trong nông nghiệp hiện nay canh tác dựa trên kinh nghiệm. Đó là hạn chế lớn nhất cản trở viêc tiếp thu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, khó khăn trên con đường phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Tỉnh cần có phương pháp chuyển giao khoa học - kỹ thuật phù hợp, ngoài việc đào tạo phổ cập những kiến thức cơ bản cần có những tài liệu học tập ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Kết hợp câu lạc bộ địa phương theo ngành nghề, như kết hợp

các hội: Hội những người chăn nuôi giỏi, Hội những người làm vườn giỏi, Hội nhừng người nuôi cá giỏi… Các đối tượng cần phải quan tâm đào tạo, đó là: người nông dân, chủ trang trại và người có nhu cầu chuyển nghề (chuyển nghề nhưng vẫn thuộc nghề nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chuyên canh, đặc sản).

3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Thứ nhất, xác định đúng đắn phương hướng đầu tư vốn.

Nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu cần tập trung giải quyết nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực và thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp và là nguồn xuất khẩu quan trọng. Vốn xây dựng cơ bản phải tập trung giải quyết những nhiệm vụ to lớn đó, trong từng giai đoạn cần tập trung vào trồng cây gì? nuôi con gì? ở vùng nào?

Thứ hai, vốn đầu tư ngân sách và các nguồn vốn khác cần sử dụng có hiệu

quả theo mục tiêu phát triển.

Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách và nguồn vốn khác cần được tính toán, phân bố đầy đủ vào các hạng mục của công trình xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện và xã. Công khai hóa số tiền đầu tư cho công trình xây dựng tại các cộng đồng dân cư nông thôn để toàn dân biết về số vốn đầu tư của ngân sách và các nguồn vốn khác vào các hạng mục kết cấu hạ tầng nông thôn. Khuyến khích người dân và doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh tại địa phương.

Thứ ba, huy động và sử dụng nhiều hơn vốn tín dụng.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ cùng các doanh nghiệp và hộ nông dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh các ngành sản phẩm nông nghiệp, cùng chia sẻ với doanh nghiệp và hộ nông dân lợi ích và rủi ro trong kinh doanh. Thực hiện vấn đề này, Tỉnh cần có chính sách để các cơ sở nghiên cứu, các hộ kinh doanh và các hộ

sản xuất nông nghiệp ở nông thôn sử dụng vốn ngân hàng thương mại để đầu tư vào kinh doanh, kể cả đầu tư trung gian và dài hạn.

3.3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ thân thiện với môi trường trong phát triển nông nghiệp

Thứ nhất, xây dựng và thực hiện tốt chương trình áp dụng tiến bộ kỹ thuật

công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

Trước tiên, Tỉnh cần ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp vào một số lĩnh vực sau:

Tạo ra các giống lúa và các giống cây trồng có năng suất chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu trên cơ sở phát huy ưu thế của giống lai.

Ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học như các chế phẩm vi sinh có hiệu quả trong phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón và ứng dụng những biện pháp không độc khác đối với môi trường.

Phổ biến, ứng dụng công nghệ thiết bị bảo quản, đóng gói các loại nông sản vừa nâng cao chất lượng nông sản vừa không gây hại cho môi trường. Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, giảm bớt việc sử dụng hóa chất để bảo vệ môi trường.

Thứ hai, tăng cường năng lực khoa học công nghệ của ngành nông nghiệp,

nhất là đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và bồi dưỡng kiến thức cho người lao động. Phát triển mạnh đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp của Tỉnh dựa trên cơ sở các hệ thống đào tạo của Tỉnh và Nhà nước. Nghiên cứu đề xuất các chính sách ưu đãi để khuyến khích các thành phần cho người lao động nông nghiệp. Đi cùng với việc bồi dưỡng kiến thức cho người lao động, Tỉnh cần mở rộng và tăng cường chất lượng công tác thông tin khoa học công nghệ bằng cách phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thống kê, thông tin, xuất bản, thư viện, các trường học và các đoàn thể quần chúng.

Tỉnh cần sớm có chủ trương, chính sách khuyến khích và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Có chính sách thu hút đội ngũ này về làm việc tại các vùng nông thôn, để họ có điều kiện chuyển giao nhanh chóng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân và các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời gấp rút mở rộng đào tạo công nhân lành nghề, các kỹ thuật viên cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp, các trạm trại và

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở hải dương (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w